Đánh giá chung cho thấy, từ khi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (gọi tắt là Luật số 69/2014/QH13) được ban hành đã đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, việc tạo dựng được hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cùng với đó là cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước được hoàn thiện đã từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập.

QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP: CẦN MỘT CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH

Thực tế triển khai công tác cổ phần hóa từ năm 2016 đến hết năm 2022 đã có 173 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.155 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.757 tỷ đồng. Đã cổ phần hóa thành công một số Tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, nhiều doanh nghiệp có vốn nhà nước quy mô lớn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích như Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp; Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam; Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam; Tập đoàn Cao su Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp; Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp – Becamex; Tổng công ty Thương mại Hà Nội...

Bên cạnh đó, giai đoạn 2016-2022 cả nước đã thực hiện thoái 25.017 tỷ đồng vốn nhà nước và vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các đơn vị, thu về 171.547 tỷ đồng (trong đó có khoản thoái 3.436 tỷ đồng, thu về 109.965 tỷ đồng tại Sabeco).

Nguồn tiền thu từ cổ phần hóa và thoái vốn đã được tập trung về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp, sau đó được chuyển nộp vào ngân sách nhà nước để phục vụ đầu tư trung và dài hạn.

Từ năm 2016 đến năm 2021, đã có 235.387 tỷ đồng được chuyển từ Quỹ vào Ngân sách Nhà nước (đạt 93,75% Nghị quyết Quốc hội giao) và đầu tư trở lại cấp bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp là 6.644 tỷ đồng. Đó là chưa tính các nguồn thu của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.

Từ năm 2016 đến năm 2021, đã có 235.387 tỷ đồng được chuyển từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước (đạt 93,75% Nghị quyết Quốc hội giao) và đầu tư trở lại cấp bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp là 6.644 tỷ đồng. Đó là chưa tính các nguồn thu của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội.

Đến nay đã có 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc các Bộ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn, Bộ Tài chính cho biết, theo Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn.

Thực hiện quy định của Luật ban hành văn bản quy pháp luật năm 2015, Luật số 69/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp năm 2014, thực hiện Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 02/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong năm 2017 Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và báo cáo Bộ Chính trị Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước và xây dựng các khung khổ pháp lý cho mô hình này (Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp).

Đến nay đã có 19 Tập đoàn, Tổng công ty thuộc các Bộ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Ủy ban này.

Đồ họa: BÔNG MAI

Đồ họa: BÔNG MAI

Với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu chuyên trách nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền chủ sở hữu vốn nhà nước, không rõ trách nhiệm giải trình về hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, bước đầu việc thành lập được cơ quan chuyên trách quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã đạt được một phần mục tiêu tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước với chức năng quản lý nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp và tạo điều kiện để các bộ tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước.  

HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

Đánh giá chung cho thấy, từ khi Luật số 69/2014/QH13 được ban hành đã đạt được nhiều thành tựu.

Đánh giá chung cho thấy, từ khi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (gọi tắt là Luật số 69/2014/QH13) được ban hành đã đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, việc tạo dựng được hành lang pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cùng với đó là cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước được hoàn thiện đã từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập.

Các cơ chế, chính sách này đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ, ổn định cho hoạt động quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; bảo đảm tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp cùng việc tăng cường sự kiểm tra, giám sát của nhà nước trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Cờ thi đua của Chính phủ cho tập thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 

Luật số 69/2014/QH13 được ban hành và đi vào cuộc sống là bước hoàn thiện chính sách có tính pháp luật cao nhất trong quá trình hoàn thiện cơ chế đổi mới quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Luật số 69/2014/QH13 được ban hành và đi vào cuộc sống là bước hoàn thiện chính sách có tính pháp luật cao nhất trong quá trình hoàn thiện cơ chế đổi mới quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Bên cạnh đó, có thể nhận thấy, từ khi Quốc hội ban hành Luật số 69/2014/QH13 và Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn Luật, các bộ ngành ban hành các thông tư hướng dẫn nghị định của Chính phủ thì công tác cổ phần hóa, thoái vốn, sắp xếp đổi mới có bước chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho phát triển thị trường chứng khoán, là kênh huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế.

Lễ khởi công công trình nhà ga hành khách-cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1

Lễ khởi công công trình nhà ga hành khách-cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1

Luật số 69/2014/QH13 đã cùng với Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật đất đai, Luật đầu tư công, Luật Xây dựng... hình thành nên khung pháp lý đồng bộ và đã bám sát được các định hướng lớn cũng như chủ trương về đổi mới quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước, tạo tiền đề thuận lợi cho các doanh nghiệp ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh của Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, Luật số 69/2014/QH13 và hệ thống các văn bản pháp luật đã góp phần nâng cao tính hiệu lực trong công tác quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước; phân định được quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp; quy định cụ thể việc giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hầu hết các Tập đoàn, Tổng công ty kinh doanh có lãi, đóng góp số thu đáng kể cho ngân sách nhà nước là điểm nhấn đáng ghi nhận.

Hơn nữa, với việc ban hành Luật số 69/2014/QH13, tại Việt Nam đã hình thành một cơ chế thu ngân sách nhà nước mang tính ổn định, lâu dài trong đó xác định phần lợi nhuận sau thuế còn lại của doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư.

Item 1 of 3

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã vinh danh, tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp vào thành tích chung của Ủy ban tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập năm 2023.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã vinh danh, tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban cho các tập thể và cá nhân tiêu biểu đã có thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp vào thành tích chung của Ủy ban tại lễ kỷ niệm 5 năm thành lập năm 2023.

NGÀY XUẤT BẢN: 19/9/2024
CHỈ ĐẠO: KIM PHƯƠNG BÌNH
THỰC HIỆN: NHÓM PHÓNG VIÊN