TIẾP TỤC KHẢ THI HÓA CÁC Ý TƯỞNG

QUY HOẠCH BÃI GIỮA SÔNG HỒNG

Cuộc thi tuyển Ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng do quận Hoàn Kiếm chủ trì, phối hợp với các quận Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ và Tạp chí Kiến trúc đã được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Kiến trúc sư Việt Nam.

Theo đánh giá của Hội đồng thi tuyển, 3 phương án đoạt giải đã có những nghiên cứu nghiêm túc và tâm huyết, hình thành được những ý tưởng tốt, giúp phát triển quỹ đất, khai thác được đa dạng khu vực bãi giữa và bãi ven sông Hồng. Tuy nhiên, tất cả các phương án đều cần nghiên cứu kỹ, triển khai khả thi và thuyết phục hơn trong các giai đoạn sau của đề án.

Là một trong những nội dung quan trọng của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc lập đề án “Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành Công viên văn hóa đa chức năng”, Cuộc thi tuyển Ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng được tổ chức nhằm tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo, khai thác hiệu quả quỹ đất khu vực bãi nổi giữa và bãi bồi ven sông Hồng thuộc địa bàn 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ thành công viên văn hóa xứng tầm tại khu vực.

Từ đó khai thác lợi thế tiềm năng, cải thiện cảnh quan, vệ sinh môi trường, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, đồng thời, hướng tới cụ thể hóa quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt và định hướng tổ chức không gian cảnh quan của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.

Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:

Toàn bộ bãi giữa sông Hồng thuộc địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên và bãi ven sông thuộc các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ; giới hạn từ cầu Tứ Liên đến cầu Trần Hưng Đạo và đường trục hữu ngạn sông Hồng (lộ giới 50m) kết nối với trung tâm khu vực nội đô lịch sử.

Quy mô, diện tích:

- Diện tích bãi giữa khoảng 328ha thuộc địa phận 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Long Biên;

- Diện tích bãi ven sông khoảng 63ha thuộc địa phận 3 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ.

Được phát động ngày 10/5/2024, cuộc thi đã thu hút sự chú ý của dư luận xã hội cũng như sự tham gia của giới nghề trong và ngoài nước.

Gần 30 phương án dự thi được nghiên cứu công phu, trình bày kỹ lưỡng, đến từ các đơn vị thiết kế uy tín, liên danh trong nước và quốc tế… đã khiến Hội đồng thi tuyển làm việc rất vất vả để phân tích, đánh giá và trao những giải thưởng xứng đáng.

Sau các vòng xét chọn, các thành viên Hội đồng thi tuyển đã thống nhất quan điểm: Không có giải nhất. Hướng tới công nhận và khuyến khích tinh thần nghiên cứu, sáng tạo của các đơn vị tư vấn, Hội đồng đã trao đổi với ban tổ chức và quyết định lựa chọn 2 phương án đạt giải nhì và 1 giải ba.

Những yêu cầu cũng là những câu hỏi mà các phương án dự thi cần giải đáp đó là:

- Khai thác hiệu quả quỹ đất, lợi thế, tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, phát huy những nét đặc thù riêng của từng quận. Lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại.

- Góp phần thúc đẩy các hoạt động thiết kế sáng tạo trong cộng đồng, hướng tới hình thành các không gian xanh, an toàn, tiện ích, các không gian nền tảng nhằm tạo động lực phát triển công nghiệp văn hóa.

- Đặc biệt là tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư, khởi nghiệp, nhằm phát triển các giá trị văn hóa - lịch sử trong hình thành mô hình hoạt động sáng tạo toàn diện, không chỉ cho Hà Nội mà còn đối với cả nước.

- Nghiên cứu định hướng và đề xuất giải pháp tổng thể quy hoạch kiến trúc cảnh quan một công viên thống nhất hoàn chỉnh về ý tưởng và nội dung, có tính sáng tạo và thực tiễn, làm cơ sở triển khai quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

Mối quan tâm và cũng là lo ngại của người dân, các chuyên gia và chính quyền địa phương từ siêu bão số 3 (Yagi) vừa qua đó là vấn đề thoát lũ. Sau những nỗi nhọc nhằn, vất vả và thiệt hai của người dân vùng ven sông Hồng, những thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra là bài học, nhắc nhớ rằng Hà Nội cần có cách ứng xử phù hợp với sông Hồng.

Về cải tạo trục sông Hồng, phương án thực hiện phải gắn kết cơ sở hạ tầng kỹ thuật giữa các lĩnh vực thủy lợi, giao thông, xây dựng, bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường các con sông cho Thủ đô Hà Nội. Nếu ta làm được như vậy, con sông thật sự trở thành trục cảnh quan gắn liền với lịch sử và tạo tiềm năng, dư địa phát triển cho Thủ đô, phục vụ con người.

Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Học, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tháng 11/2024, ảnh hưởng của cơn bão Yagi, khu vực ngoài đê phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ngập sâu.

Tháng 11/2024, ảnh hưởng của cơn bão Yagi, khu vực ngoài đê phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ngập sâu.

Item 1 of 5

Các khu vực bãi bồi, bãi giữa là nơi dừng chân, trú đông, sinh sống, làm tổ của rất nhiều loài chim hoang dã, di cư, gồm cả những loài nguy cấp (EN), Cực kỳ nguy cấp (CR) ở mức độ toàn cầu. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Các khu vực bãi bồi, bãi giữa là nơi dừng chân, trú đông, sinh sống, làm tổ của rất nhiều loài chim hoang dã, di cư, gồm cả những loài nguy cấp (EN), Cực kỳ nguy cấp (CR) ở mức độ toàn cầu. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Trong ảnh là chim Cắt amur, loài chim vốn sinh sản ở đông nam Siberia và phía bắc Trung Quốc, trú đông ở Nam Phi. Đây cũng là một trong những loài chim di cư xa nhất, di chuyển từ Đông Á tới miền nam châu Phi. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Trong ảnh là chim Cắt amur, loài chim vốn sinh sản ở đông nam Siberia và phía bắc Trung Quốc, trú đông ở Nam Phi. Đây cũng là một trong những loài chim di cư xa nhất, di chuyển từ Đông Á tới miền nam châu Phi. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Hoạt động nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt của ít nhất 232 loài chim, trong đó có 192 loài di cư. Trong ảnh là chim Cuốc ngực nâu được chụp tại khu vực bãi giữa thuộc Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Hoạt động nghiên cứu đã ghi nhận sự có mặt của ít nhất 232 loài chim, trong đó có 192 loài di cư. Trong ảnh là chim Cuốc ngực nâu được chụp tại khu vực bãi giữa thuộc Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Chim Mai hoa còn có tên gọi khác là chim manh manh ta. Đây là một loài chim có màu sắc đẹp, thường được nuôi nhiều làm cảnh ở nước ta. Chim mai hoa có thân hình nhỏ nhắn và hót hay. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Chim Mai hoa còn có tên gọi khác là chim manh manh ta. Đây là một loài chim có màu sắc đẹp, thường được nuôi nhiều làm cảnh ở nước ta. Chim mai hoa có thân hình nhỏ nhắn và hót hay. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Chim đớp ruồi taiga, một loài chim di trú khá phổ biến cũng được bắt gặp tại bãi giữa và bãi bồi sông Hồng chạy qua Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Chim đớp ruồi taiga, một loài chim di trú khá phổ biến cũng được bắt gặp tại bãi giữa và bãi bồi sông Hồng chạy qua Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hiệp)

Dự án Quy hoạch công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng đề xuất giữ nguyên hiện trạng hai công viên này, làm khu vực bảo tồn thiên nhiên, các loài chim di cư và đa dạng sinh học ở đây.

Dự án Công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng. (Ảnh: Công ty kiến trúc Hòn Gai)

Dự án Công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng. (Ảnh: Công ty kiến trúc Hòn Gai)

Dự án Quy hoạch công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng

Tại cuộc thi tuyển Ý tưởng Quy hoạch Công viên văn hóa đa chức năng tại Khu vực bãi nổi giữa và bãi ven sông Hồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn kiến trúc Hòn Gai đã được trao giải nhì với dự án Quy hoạch công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng.

Dự án tập trung vào 3 yếu tố chính là: Con người - Thiên nhiên - Nghệ thuật. Đây sẽ là nơi người dân được tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên và nghệ thuật sáng tạo. Đáp ứng nhu cầu về thể chất, tinh thần, không gian thiên nhiên. Thông qua công viên này, mọi người có thể giao tiếp, ứng xử và học hỏi từ môi trường tự nhiên và nghệ thuật sáng tạo, đó cũng là cách giáo dục về văn hóa và xã hội thông qua các không gian công cộng.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thu, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn kiến trúc Hòn Gai

Về giải pháp quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan Dự án Quy hoạch công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng đề xuất 3 không gian chính:

- Công viên nông nghiệp 296ha tại khu vực bãi giữa, có diện tích 296ha. Mục tiêu tạo ra khu canh tác nông nghiệp và khai thác các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp.

- Công viên Trung tâm 33.5ha tại khu vực bãi ven thuộc địa bàn phường Tứ Liên và Yên Phụ, quận Tây Hồ, có diện tích 33.5ha. Mục tiêu là công viên cây xanh lớn, nơi tập trung các hoạt động thể dục thể thao, tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật.

- Công viên Rừng 61.7ha tại khu vực bãi ven gầm cầu Chương Dương và cầu Long Biên có diện tích 29.7ha cộng với khu vực đảo có diện tích 32ha, có mục tiêu là khu vực bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, hạn chế các hoạt động của con người)

Đáng chú ý, hiện tại đang có hai công viên rừng là Công viên rừng Bờ Vở và Công viên rừng Phúc Tân. Dự án Quy hoạch công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng đề xuất giữ nguyên hiện trạng hai công viên này, làm khu vực bảo tồn thiên nhiên, các loài chim di cư và đa dạng sinh học ở đây.

Công viên trung tâm - giấc mơ đô thị. (Ảnh: Công ty kiến trúc Hòn Gai)

Công viên trung tâm - giấc mơ đô thị. (Ảnh: Công ty kiến trúc Hòn Gai)

Bãi giữa sông Hồng là nơi lưu giữ các hệ sinh thái nguyên bản vùng bãi sông bao gồm hơn 200 loài thực vật, cây thân gỗ, cây thuốc, rau cỏ tự nhiên….

Bãi nổi giữa sông Hồng là nơi có tầm quan trọng của các loài chim di cư từ Đông Á-Úc châu. Bao gồm hơn 200 loài chim sinh sống và di cư qua khu vực này.

Đây cũng là nơi có hệ sinh thái tự nhiên và mật độ cây xanh lớn, và gần khu vực trung tâm nhất Hà Nội. Đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và môi trường tự nhiên trong thành phố.

Dự án bảo tồn và tạo ra gần 400ha cây xanh và cảnh quan tự nhiên. (Ảnh: Công ty kiến trúc Hòn Gai)

Dự án bảo tồn và tạo ra gần 400ha cây xanh và cảnh quan tự nhiên. (Ảnh: Công ty kiến trúc Hòn Gai)

Giải pháp về giao thông, Dự án Quy hoạch công viên văn hóa nghệ thuật sông Hồng đề xuất:

- Xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận khu đất, theo quy hoạch đã có một tuyến đường 50m dọc bờ sông Hồng nối từ cầu Vĩnh Tuy tới cầu Nhật Tân. Thêm tuyến đường này nên thiết kế để trở thành cung đường xanh, với những hàng cây cổ thụ xanh mát, tạo nên một trục đi bộ, đạp xe nối từ hồ Hoàn Kiếm lên Hồ Tây và đi qua công viên, thúc đẩy giao thông xanh trong thành phố, đồng thời kích thích người dân di chuyển bằng các phương tiện xanh, như đi bộ, đạp xe, ngắm cảnh, rèn luyện sức khỏe.

- Khơi thông dòng chảy nhánh sông đi xuyên qua bãi giữa và bãi ven sông từ vườn quất Tứ Liên tới chân cầu Long Biên đang bị lấp đất, gây tắc nghẽn nhiều điểm, ứ đọng nước thải và ô nhiễm môi trường, tạo thành trục cảnh quan mặt nước từ đầu đến cuối dự án.

Qua đợt bão vừa rồi, chúng ta có thể thấy Hà Nội rất cần thêm các không gian xanh ở khu vực sông Hồng. Với dự án, chúng tôi đã tính toán tất cả yếu tố công trình, hạng mục hạ tầng đến cấp độ lũ số 2, tương đương mực nước là 11,5m. Trong phương án chúng tôi đưa ra toàn bộ khu vực giữa sông Hồng có địa hình thấp chỉ sử dụng để trồng hoa màu, canh tác nông nghiệp và kiến trúc nhà sàn 2 tầng. Tầng 1 là không gian mở, sử dụng khi không có lũ, tầng 2 là không gian kín có thể sử dụng để ở hoặc cất trữ đồ đạc khi có lũ.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thu, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn kiến trúc Hòn Gai

(Ảnh: Green Lungs Hanoi)

(Ảnh: Green Lungs Hanoi)

Dự án “Công viên quai Vạc Xanh” là một công viên văn hóa rộng lớn, bao gồm hai khu vực liên kết chặt chẽ: một khu vực thiên nhiên và một khu vực xây dựng.

Dự án “Công viên quai Vạc Xanh”

Đồng giải nhì, Liên danh Green Lungs Hanoi đã đưa ra ý tưởng với tên gọi “Công viên quai Vạc Xanh”. Dự án cân nhắc kỹ lưỡng về các chiến lược về sự luân chuyển trong hệ sinh thái; những biến đổi của thiên nhiên, đặc biệt là ảnh hưởng của mực nước sông Hồng.

Mục tiêu chính của Dự án “Công viên quai Vạc Xanh” là bảo tồn giá trị tiềm năng để Hà Nội dẫn đầu với định hướng thành phố bền vững. Dự án cam kết sâu sắc đối với việc bảo tồn đặc trưng tự nhiên, ưu tiên thiết kế bền vững và linh hoạt, với các cấu trúc nhẹ, có khả năng chống chọi với điều kiện thiên nhiên tại những thời điểm ngập lụt, xói mòn.

Tầm nhìn của Dự án là biến khu vực này thành một điểm đế thu hút cho cư dân và du khách Hà Nội - một khu vực mới, nơi thiên nhiên, các hoạt động và cộng đồng có thể kết hợp với nhau, nhưng vẫn bảo tồn các chức năng sinh thái quan trọng cho thành phố.

(Ảnh: Green Lungs Hanoi)

(Ảnh: Green Lungs Hanoi)

Với vị trí đặc biệt trong lòng thủ đô, Hà Nội của tương lai xứng đáng có một không gian vượt lên trên một công viên đơn thuần. Dự án là mô hình mẫu trực quan về tính bền vững và khả năng phục hồi, công viên mới sẽ tập trung vào sức khỏe và thể chất của con người nhờ thiên nhiên thông qua 4 chủ đề: nước; đa dạng sinh học bền vững và tạo dựng nơi chốn.

Dự án “Công viên quai Vạc Xanh” là một công viên văn hóa rộng lớn, bao gồm hai khu vực liên kết chặt chẽ: một khu vực thiên nhiên và một khu vực xây dựng.

Khu vực rộng 30ha mang hình dáng một làng văn hóa với cơ sở hạ tầng kinh doanh và văn hóa, có tiềm năng kinh tế-xã hội để hỗ trợ sự phát triển sáng tạo và khởi nghiệp của Hà Nội. Với không gian rộng lớn và kết nối mạnh mẽ với trung tâm thành phố, khu vực này sẽ là điểm lý tưởng cho những cuộc gặp gỡ, những sự kiện văn hóa và các hoạt động cộng đồng, từ đó nâng cao vai trò của nó như một trung tâm văn hóa và xã hội quan trọng.

Khu vực thứ hai với diện tích hơn 300ha với mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái cũng như nhằm giải quyết những vấn đề về khí hậu, môi trường và xã hội, văn hóa. Trước tiên, chúng tôi mong muốn đưa ra những chiến lược, giải pháp nhằm ứng phó các vấn đề về khí hậu và môi trường vốn đã và đang diễn ra tại khu vực dự án. Cùng với đó, chúng tôi mong muốn đem lại những lợi ích về kinh tế cho cộng đồng, xã hội khi tạo ra những không gian hoạt động công cộng, đáp ứng những nhu cầu về thể thao, giải trí cho người dân Hà Nội và tạo ra những cơ hội để phát triển kinh tế.

Tổ chức thực hiện: Kiều Hương - Xuân Bách
Nội dung: Lê Minh Thu
Trình bày: Diệc Dương
Ảnh: Lê Minh Thu; Báo Nhân Dân