
Dự kiến trong tuần này, Bộ Tài chính sẽ ban hành nhiều quy định mới liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Những thay đổi này vừa nhằm bảo đảm cho các tính năng mới của Hệ thống KRX khi đi vào vận hành, vừa bảo đảm tiêu chí phục vụ mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.
LOẠT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐĂNG KÝ, LƯU KÝ, BÙ TRỪ, THANH TOÁN CHỨNG KHOÁN
Với nhiều tính năng mới so với hệ thống giao dịch hiện tại, hệ thống KRX sẽ có nhiều thay đổi liên quan tới hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán; do đó, các quy định pháp lý và quy chế liên quan cũng cần có sự điều chỉnh kịp thời.
Trên hệ thống hiện tại, thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán là số hiệu (số đăng ký sở hữu), ngày cấp các loại giấy tờ còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp cho tổ chức, cá nhân sở hữu chứng khoán được Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC) ghi nhận để xác định, theo dõi và quản lý thông tin người sở hữu chứng khoán trên hệ thống của VSDC. Trong khi đó, trên Hệ thống KRX, thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán, nhà đầu tư (SID) là mã số định danh nhà đầu tư (nhà đầu tư) gồm 15 ký tự được hệ thống tự sinh cho nhà đầu tư căn cứ trên thông tin số đăng ký sở hữu, ngày cấp số đăng ký sở hữu và loại hình của nhà đầu tư.
Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE)
Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE)
Do đó, để phù hợp với cách xác định thông tin nhận diện người sở hữu, nhà đầu tư của Hệ thống KRX, dự thảo Thông tư mới sẽ bổ sung giải thích từ ngữ "thông tin nhận diện người sở hữu chứng khoán, nhà đầu tư" theo tính năng thiết kế của Hệ thống KRX để thành viên lưu ký, VSDC sử dụng thống nhất trong quá trình xử lý hồ sơ nghiệp vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán.
Cùng với đó, trên hệ thống hiện tại, VSDC đồng thời sử dụng cả hai phương thức văn bản giấy và giao dịch điện tử trên hệ thống kết nối giữa VSDC và thành viên. Trong khi đó, Hệ thống KRX đã phát triển tính năng xử lý qua điện tử cho tất cả các nghiệp vụ đăng ký, lưu ký chứng khoán. Chính vì vậy, nhằm khai thác tốt tính năng hệ thống mới cũng như đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số theo chủ trương chung của Chính phủ, dự thảo Thông tư quy định rõ việc gửi nhận chứng từ điện tử, nguyên tắc xử lý hồ sơ nghiệp vụ của thành viên với VSDC phù hợp với tính năng điện tử nghiệp vụ trên hệ thống mới và quy định rõ trách nhiệm của thành viên để bảo đảm tính chính xác trong các thông tin gửi đến VSDC.
Nhằm khai thác tốt tính năng hệ thống mới cũng như đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số theo chủ trương chung của Chính phủ, dự thảo Thông tư quy định rõ việc gửi nhận chứng từ điện tử, nguyên tắc xử lý hồ sơ nghiệp vụ của thành viên với VSDC phù hợp với tính năng điện tử nghiệp vụ trên hệ thống mới và quy định rõ trách nhiệm của thành viên để bảo đảm tính chính xác trong các thông tin gửi đến VSDC.
Đồng thời, trên hệ thống hiện tại, cổ phiếu lẻ, phần lẻ cổ phần phát sinh do thực hiện quyền trên tài khoản nào sẽ được phân bổ về đúng tài khoản đó. Trong khi trên Hệ thống KRX, trường hợp nhà đầu tư có nhiều tài khoản mở tại nhiều công ty chứng khoán (công ty chứng khoán) và các tài khoản này đều có cùng một mã chứng khoán thực hiện quyền thì cổ phiếu lẻ, phần lẻ cổ phần phát sinh do thực hiện quyền sẽ được phân bổ về tài khoản chưa lưu ký của nhà đầu tư tại tổ chức phát hành (là tài khoản mặc định được Hệ thống KRX tạo ra cho nhà đầu tư). Theo đó, dự thảo thông tư sẽ sửa đổi, bổ sung quy định về việc phân bổ phần lẻ cổ phần cộng dồn để phù hợp tính năng của hệ thống KRX.
Đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2025. Ảnh: SSC
Đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2025. Ảnh: SSC
Bên cạnh đó, về hoạt động chuyển khoản chứng khoán, hệ thống hiện tại cho phép chuyển khoản quyền chưa được thực hiện giữa các tài khoản của cùng một nhà đầu tư ngay cả khi nhà đầu tư đã bán toàn bộ chứng khoán. Trong khi đó, Hệ thống KRX chỉ cho phép chuyển khoản quyền khi còn chứng khoán gốc đã phát sinh quyền. Vì thế, dự thảo cũng sẽ sửa đổi, bổ sung quy định chuyển khoản chứng khoán và quyền phát sinh kèm theo (nếu có) để phù hợp với Hệ thống KRX và giải quyết vướng mắc phát sinh thực tiễn.
Đặc biệt, dự thảo cũng sẽ bổ sung thêm trường hợp chuyển quyền sở hữu để xử lý cho giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh (giao dịch Non-Prefunding) khi áp dụng KRX và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi tiền đã sử dụng từ quỹ hỗ trợ thanh toán do Hệ thống KRX không cho phép lùi, hủy đối với các giao dịch thiếu tiền.
Đặc biệt, dự thảo cũng sẽ bổ sung thêm trường hợp chuyển quyền sở hữu để xử lý cho giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh (giao dịch Non-Prefunding) khi áp dụng KRX và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi tiền đã sử dụng từ quỹ hỗ trợ thanh toán do Hệ thống KRX không cho phép lùi, hủy đối với các giao dịch thiếu tiền.
Về bù trừ, thanh toán, hoạt động này hiện tại chưa theo Cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP) được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BTC, Thông tư số 68/2024/TT-BTC. Theo đó, quy định hiện hành cho phép lùi, hủy thanh toán đối với các giao dịch thiếu tiền thanh toán, chưa có quy định thực hiện vay chứng khoán qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán theo cơ chế khớp lệnh, chưa có quy định loại bỏ thanh toán mặc định từ hệ thống. Đồng thời, quy định hiện tại cho phép nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức khi mua cổ phiếu chỉ phải chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của thành viên lưu ký mở tại ngân hàng thanh toán vào sáng T+2; và không phân chia theo các khu vực thị trường liên quan đến thành viên của VSDC.
Trong khi đó, Hệ thống KRX có các tính năng khác như: không cho phép lùi, hủy thanh toán đối với các giao dịch thiếu tiền thanh toán đã hoàn tất việc sửa lỗi vào ngày T+1, giao dịch thiếu tiền vào ngày T+2; cho phép vay chứng khoán qua hệ thống vay và cho vay chứng khoán theo cơ chế khớp lệnh để bảo đảm đủ chứng khoán thanh toán; mặc định loại bỏ thanh toán trong một số trường hợp mà hệ thống KRX nhận diện không đủ trường thông tin dữ liệu nhập vào; và có phân chia theo 4 khu vực thị trường, liên quan đến thành viên của VSDC (gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ).
Vì những điểm mới nêu trên nên dự thảo Thông tư mới sẽ sửa đổi giải thích từ ngữ “Khu vực thị trường” để giải thích bao quát thành viên của VSDC do quy định hiện tại chỉ gồm thành viên bù trừ mà chưa có thành viên lưu ký.
Dự thảo sẽ bổ sung Chương IVa để hướng dẫn hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khi chưa triển khai cơ chế CCP và phù hợp với Hệ thống KRX.
Cùng với đó, dự thảo sẽ bổ sung Chương IVa để hướng dẫn hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán khi chưa triển khai cơ chế CCP và phù hợp với Hệ thống KRX. Các nội dung tại Chương IVa được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp tại Thông tư số 05/2015/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung thêm các quy định mới cho phù hợp tính năng hệ thống KRX và vẫn đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán như đã đề ra tại Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Đối với giao dịch mua cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh đang thực hiện theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC sẽ điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với hoạt động xử lý nghiệp vụ của hệ thống KRX và hạn chế thấp nhất sự khác biệt trong áp dụng giao dịch Non-Prefunding so với quy định tại Thông tư số 68/2024/TT-BTC.
Dự thảo sửa đổi quy định về việc sử dụng, hoàn trả quỹ hỗ trợ thanh toán để đáp ứng Hệ thống KRX. Cụ thể, do hệ thống KRX không cho phép lùi thời hạn, loại bỏ thanh toán đối với các giao dịch thiếu tiền, nên để bảo đảm hoạt động thanh toán giao dịch được an toàn và thông suốt, việc sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán sẽ sửa đổi theo hướng hỗ trợ cho vay đối với toàn bộ số tiền thiếu phát sinh tại ngày thanh toán thay vì chỉ hỗ trợ cho vay theo hạn mức nhất định như hiện nay. Việc hỗ trợ thanh toán trên được thực hiện theo trình tự: sử dụng khoản đóng góp của chính thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán, vay từ ngân hàng thanh toán, sử dụng khoản đóng góp của thành viên lưu ký khác.
Để hạn chế một phần rủi ro trong trường hợp thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán sử dụng khoản đóng góp của thành viên lưu ký khác, dự thảo Thông tư quy định VSDC được phong tỏa, bán chứng khoán trên tài khoản tự doanh của thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán, chứng khoán nhận về từ giao dịch thiếu tiền. Đồng thời, VSDC được yêu cầu ngân hàng thanh toán trích số tiền nhận về từ giao dịch bán chứng khoán trên tài khoản tự doanh của thành viên lưu ký sang tài khoản của quỹ hỗ trợ thanh toán để thu hồi số tiền thành viên lưu ký mất khả năng thanh toán đã sử dụng từ khoản đóng góp của thành viên lưu ký khác và bù đắp các chi phí phát sinh có liên quan. Ngoài ra, tăng chế tài xử lý vi phạm như đình chỉ hoạt động thanh toán giao dịch chứng khoán, đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên trong trường hợp thành viên không hoàn trả tiền sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán đúng thời hạn.
Việc sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, công bố thông tin liên quan đến việc triển khai cơ chế non-prefunding theo Hệ thống KRX và phục vụ mục tiêu nâng hạng thị trường là phù hợp với thực tiễn triển khai, bảo đảm tính hợp lý, đồng thời tiệm cận thông lệ quốc tế trong quản lý công bố thông tin, phục vụ mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.
QUY ĐỊNH MỚI VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN



Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung khoản 8 Điều 25 Thông tư 96/2020/TT-BTC về việc nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không thực hiện mua lại cổ phiếu trong giao dịch mà nhà đầu tư đó phát sinh thiếu tiền thì sẽ phải công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, VSDC, đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán.
Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng triển khai quy định này, tổ chức xếp hạng và một số tổ chức đầu tư lớn (chủ yếu là các quỹ đầu tư nước ngoài) đã đề nghị chỉ công bố thông tin về tổ chức đầu tư vi phạm hoạt động thanh toán và không nên công bố thông tin về “đại diện có thẩm quyền” của tổ chức đó. Nguyên nhân được đưa ra là tổ chức đầu tư mới là đối tượng chịu trách nhiệm; cũng như chưa phù hợp về thông lệ việc nêu tên cá nhân trong thông báo công khai về hành vi vi phạm quy định (dù thuộc về tổ chức) có thể gây ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của cá nhân đó; mặt khác, các thông tin nhận diện tổ chức đầu tư nước ngoài đã được quy định đầy đủ, không cần phải bổ sung thêm về tên đại diện có thẩm quyền của tổ chức.
Cụ thể, dự thảo Thông tư đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 8 điều 25 như sau: “8. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức không thanh toán tiền mua cổ phiếu cho công ty chứng khoán theo quy định tại khoản 6 Điều 40k Thông tư số 119/2020/TT-BTC, công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thực hiện đặt lệnh giao dịch phải công bố thông tin trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, VSDC, đồng thời công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty chứng khoán về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kết thúc thời hạn nhà đầu tư nước ngoài phải thanh toán tiền cho công ty chứng khoán theo quy định tại khoản 6 Điều 40k Thông tư 119/2020/TT-BTC.”
Nội dung Thông tư 96/2020/TT-BTC đang quy định các trường hợp công bố thông tin đối với trường hợp chuyển nghĩa vụ thanh toán về tự doanh công ty chứng khoán theo quy định tại Điều 9a của Thông tư số 120/2020/TT-BTC, tuy nhiên có chế thanh toán tại Điều 9a Thông tư số 120/2020/TT-BTC hiện đã được thay thế tại Điều 40k dự thảo Thông tư, do đó cần điều chỉnh quy định tại Thông tư 96/2020/TT-BTC về các mốc thời gian công bố thông tin của công ty chứng khoán và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cho phù hợp.
Theo đó, dự thảo đề xuất sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 33 như sau: “a) Trước ngày dự kiến thực hiện giao dịch tối thiểu 3 ngày làm việc, người nội bộ và người có liên quan phải công bố thông tin về việc dự kiến giao dịch theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII hoặc Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này, ngoại trừ trường hợp công ty chứng khoán là người có liên quan của người nội bộ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch khi thực hiện chuyển quyền sở hữu theo quy định tại điểm q2 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2020/TT-BTC.
Trường hợp công ty chứng khoán thực hiện bán cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán đối với số cổ phiếu nhận về trên tài khoản tự doanh theo quy định tại khoản 9 Điều 40k Thông tư số 119/2020/TT-BTC, việc miễn trừ công bố thông tin được áp dụng cho giao dịch thực hiện trong vòng 4 ngày làm việc kể từ ngày cổ phiếu về tài khoản tự doanh của công ty chứng khoán quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 40k Thông tư 119/2020/TT-BTC.”
Dự thảo Thông tư cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 33 như sau: “8. Trường hợp công ty chứng khoán là người có liên quan của người nội bộ của tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán phải công bố thông tin và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và thông báo cho tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch khi giá trị giao dịch trong ngày từ 50 triệu đồng trở lên hoặc giá trị giao dịch trong từng tháng từ 200 triệu đồng trở lên tính theo mệnh giá, bao gồm trường hợp chuyển quyền sở hữu ngoài hệ thống giao dịch chứng khoán theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm công ty chứng khoán hoàn tất việc bán cổ phiếu theo quy định tại khoản 9 Điều 40k Thông tư số 119/2020/TT-BTC”.
Ngày xuất bản: 21/4/2025
Tổ chức thực hiện: Kim Phương Bình
Nội dung: Long Ân-Khánh Bách
Trình bày: Nhị Hà