“Stalingrad vùng rừng rậm”

Vào thời điểm lịch sử năm 1954, trận chiến Điện Biên Phủ đã gây tiếng vang trên toàn thế giới và trên báo chí châu Âu khi đó cũng đã có nhiều bài viết về tác động to lớn sau chiến thắng của Việt Nam. Báo Bằng chứng Thiên chúa giáo (Témoignage Chrétien), số ra ngày 21/5/1954, có đoạn:
“Sự sụp đổ của “Stalingrad vùng rừng rậm”, biệt danh mà người Đức dùng để chỉ Điện Biên Phủ đã có tiếng vang lớn ở Tây Đức. Đối với nhiều người Đức, thất bại này tượng trưng cho thất bại của thế giới phương Tây, do đó mà có quan hệ trực tiếp đến họ. Đó cũng là một thất bại của người da trắng bị người da màu, da vàng đánh bại. Cơn choáng váng lại càng mãnh liệt hơn, khi mà trong nhiều tuần liền, báo chí đã nêu nổi bật sự có mặt của lính lê dương gốc Đức ở Điện Biên Phủ...
....Những người Đức bình thường cảm thấy gắn bó quá chặt chẽ với phương Tây đến nỗi không thể có một chút thích thú nào về trận thất bại đã xảy ra vào đúng dịp kỷ niệm chín năm, ngày nước Đức đầu hàng không điều kiện. “Phản ứng đầu tiên của tôi là thích thú”, một giáo viên Đức 35 tuổi đã tham gia suốt cuộc chiến tranh và đã bị bắt làm tù binh ba năm nói với tôi như vậy. “Ít nhất thì các đội quân chiếm đóng của các ông ngày nay sẽ không thể phô trương cái vẻ chiến thắng, như nó đã quen phô trương từ chín năm nay. Và sau đó, rất nhanh chóng, tôi đã cảm thấy rằng, các ông không lẻ loi trong việc chịu đựng thảm họa. Tôi không biết nên diễn tả cảm tưởng này như thế nào. Nước Đức cũng như toàn thể châu Âu đã bị thất bại ở Điện Biên Phủ...”
Báo Stuttgarter Zeitung, ra ngày 8/5/1954 có đăng một bức thư của bạn đọc ký là G.S.N. Bức thư này đại diện cho những phản ứng của nhiều người Đức theo dõi diễn biến của cuộc vây hãm, khi pháo đài Điện Biên Phủ còn chưa bị thất thủ. Ông G.S.N. viết: “Căn cứ vào tình hình chính trị và quân sự hiện nay ở Đông Dương, tôi cho rằng thật là điên rồ khi theo đuổi cuộc chiến ở Điện Biên Phủ để phải hy sinh ngày qua ngày không biết bao là thanh niên trẻ tuổi, buộc họ phải chết hoặc chịu cảnh tàn phế trong cuộc đời còn lại của họ. Sau chiến tranh, người ta đã phê phán các tướng lĩnh của chúng tôi là đã không dám chống lại những mệnh lệnh điên rồ của Hitler. Ngày nay, người ta cũng phải chê trách như vậy đối với các tướng lĩnh Pháp ở Đông Dương. Những người này, mặc dù nắm vững tình hình quân sự hơn, cũng vẫn chấp hành mệnh lệnh điên rồ của các ông Plêven và Biđô. Cũng còn may mà “chính sách thực tế” (real politics) của ông Eden đã ngăn chặn một cuộc đổ máu còn lớn hơn ít nhất là vào lúc đó...”
Căn cứ vào tình hình chính trị và quân sự hiện nay ở Đông Dương, tôi cho rằng thật là điên rồ khi theo đuổi cuộc chiến ở Điện Biên Phủ để phải hy sinh ngày qua ngày không biết bao là thanh niên trẻ tuổi, buộc họ phải chết hoặc chịu cảnh tàn phế trong cuộc đời còn lại của họ.
(Trích bức thư của bạn đọc ký là G.S.N, Báo Stuttgarter Zeitung, ra ngày 8/5/1954)

Ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái, Tây Bắc Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái, Tây Bắc Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Ngày 6/12/1953, tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954), quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN.
Ngày 6/12/1953, tại Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chiến khu Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị thông qua chủ trương, kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954), quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN.

Dân công, thanh niên xung phong mở đường vào Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN.
Dân công, thanh niên xung phong mở đường vào Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN.

Sử dụng xe đạp thồ vượt qua những đường đèo hiểm trở, nơi xe cơ giới không thể đi qua, để vận chuyển vũ khí lương thực và nhu yếu phẩm tiếp tế cho các chiến sĩ ở mặt trận. Ảnh: TTXVN.
Sử dụng xe đạp thồ vượt qua những đường đèo hiểm trở, nơi xe cơ giới không thể đi qua, để vận chuyển vũ khí lương thực và nhu yếu phẩm tiếp tế cho các chiến sĩ ở mặt trận. Ảnh: TTXVN.

Quân dân kéo pháo vượt núi tiếp cận chiến trường Điện Biên Phủ.
Quân dân kéo pháo vượt núi tiếp cận chiến trường Điện Biên Phủ.
Nội dung: VŨ PHONG
Trình bày: BIỆN DIỆU