
SUY NGHĨ DỌC THÁNG TƯ
Nhân mấy bạn “thời ở rừng” từ phía bắc vào, chúng tôi cùng thăm lại Dinh Thống Nhất và đi dạo Quảng trường phía trước vừa được mang tên 30/4 lịch sử. Nơi đây từng gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất phương nam, như Lễ Độc lập 2/9/1945; Nơi chứng kiến xe tăng Quân giải phóng tiến chiếm Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975; Lễ mừng Chiến thắng giải phóng miền nam vào 15/5/1975; và ít ngày nữa, sẽ là nơi Đảng và Nhà nước tiến hành đại lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, có diễu binh, diễu hành.
Thủ đô Hà Nội khoác lên mình diện mạo mới, vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển. Ảnh: Mỹ Hà
Thủ đô Hà Nội khoác lên mình diện mạo mới, vừa bảo tồn những giá trị truyền thống, vừa mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên hiện đại hóa và phát triển. Ảnh: Mỹ Hà
Một góc Thủ đô Hà Nội hiện đại, phát triển.
Một góc Thủ đô Hà Nội hiện đại, phát triển.
Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đang mùa khô, trời xanh trong, thời tiết buổi sáng còn mát mẻ. Thong dong tản bộ, thả hồn vào không gian bao la yên bình, ngắm cổ thụ vút cao lại nhớ thuở ở rừng, suy ngẫm về lịch sử vừa đi qua, lòng ai cũng rộn lên bao cảm xúc.
Thấy cây là nhớ rừng, những cánh rừng miền đông bạt ngàn mà tuổi trẻ chúng tôi từng gắn bó nơi căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. Dưới tán rừng già chiến khu Đ. ở Mã Đà, Dương Minh Châu, hay Rùm Đuôn-Chàng Riệc, Tà Thiết, nhiều lãnh tụ và cách mạng lớp tiền bối, cùng bao cán bộ, chiến sĩ từng sống thời kháng chiến gian lao. Cây xanh gợi tôi nhớ những dải núi rừng trùng điệp dọc Trường Sơn trên đường đi B vào nam. Còn kia là khu vực chúng tôi dự Lễ mừng chiến thắng 1975, khi là phóng viên quân quản của báo Văn nghệ giải phóng, được ưu tiên đi lại và tham dự các sự kiện quan trọng. Nửa thế kỷ rồi mà như mới hôm qua.
Nhớ miền đông lại gợi trong tôi những ngày sôi động chiến trường vào mùa chiến dịch, cuối 1974 đầu 1975. Bao sự kiện hiện lên như những thước phim quay chậm. Sau trận Đồng Xoài, rồi giải phóng Phước Long, như thăm dò địch tình, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương hiểu việc giải phóng miền nam có thể nhanh hơn dự kiến.
Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975, mở đầu đánh vào Buôn Mê Thuột là một đòn hiểm khiến kẻ thù choáng váng. Không phải ai cũng được biết bí mật của chiến dịch, từ điều quân, lo hậu cần, nghi trang, cài thế, được chuẩn bị vô cùng công phu, để cho đến giờ G nổ súng rồi, mà tình báo và chỉ huy địch còn bị lầm về địa điểm khai chiến. Việc ta ra đòn trúng huyệt, cùng các quyết định sai lầm chiến lược tiếp theo của những nhân vật chóp bu chính quyền Việt Nam cộng hòa khiến cho Quân khu 2 ngụy quân bị xóa sổ, sụp đổ dây chuyền từ Quân khu I, rồi Huế, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Hàm Tân, đến “cánh cửa thép” Xuân Lộc, cũng không ngăn nổi sức tiến công vũ bão của Quân giải phóng hướng đến sào huyệt cuối cùng. Chiến dịch Hồ Chí Minh với năm cánh quân tinh nhuệ, quyết liệt tấn công, kết hợp quần chúng nhân dân nổi dậy, khiến Sài Gòn nhanh chóng về tay cách mạng. Tiếng hò reo hân hoan trong ngày toàn thắng 30/4/1975, cùng những bài ca vui chiến thắng còn vang mãi trong lòng người cách mạng và nhân dân yêu chuộng hòa bình.
Nhưng ngày vui chưa được bao lâu, đất nước lại đối diện thử thách mới. Ngay sau thắng lợi, bọn diệt chủng Pôn Pốt tập kích sang biên giới Tây Nam, sát hại hàng trăm người Việt vô tội. Sau đó, còn lấn chiếm, quấy nhiễu, giết dân, gây nhiều tổn thất cho vùng biên, buộc ta phải đưa quân giúp nhân dân Campuchia đập tan chế độ diệt chủng. Trong khi đó ở phía bắc, chúng ta lại phải tiến hành cuộc chiến đấu bền bỉ bảo vệ biên giới.


Công nhân trong dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Công nhân trong dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Công nhân trong dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Công nhân trong dây chuyền sản xuất tại Nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Đất nước thống nhất, không khí hòa bình là cơ bản, nhưng xuất hiện bao khó khăn mới. Nền kinh tế của ta vốn đã nghèo, dựa vào viện trợ, vận hành theo kiểu kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, hầu như tắt động lực phát triển, lại thêm gánh nặng hậu chiến, máy móc, kỹ thuật, nguyên liệu thiếu, phụ tùng không đủ thay thế, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa. Sản xuất đình trệ. Hàng hóa, thuốc men khan hiếm. Lạm phát tăng 700-800%. Xã hội xáo trộn mạnh, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nào “độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì” càng trở nên thấm thía. Hơn nữa, việc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và hợp tác hóa ồ ạt những năm đầu giải phóng để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận. Rồi sự tan rã của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, cơn địa chấn chính trị bậc nhất thế kỷ, càng làm tình hình thêm tồi tệ.
“Đổi mới hay là chết” trở thành khẩu hiệu nóng như lời thề thời kháng chiến “Độc lập hay là chết”.
Trước khó khăn, xuất hiện những cách làm năng động, sáng tạo, bắt đầu là từ cơ sở, từ nhân dân. Ở miền bắc, một số vùng nông thôn, tiêu biểu là Vĩnh Phúc, Hải Phòng, thực hiện khoán sản phẩm đến người lao động. Ở miền nam, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh như Công ty lương thực miền Nam, Nhà máy Dệt Thành Công, Dệt Phong Phú, Thuốc lá Khánh Hội, Xí nghiệp đánh cá Vũng Tàu-Côn Đảo… cũng tiến hành khoán trên cơ sở “ba lợi ích”, nên năng suất tăng, đời sống ổn định. Một số xí nghiệp mạnh dạn vay ngoại tệ để phát triển sản xuất. Ở Long An, thực hiện cơ chế một giá và bù giá vào lương. Những việc ấy đều phải làm lén, làm chui, bị coi là “xé rào” “phá rào”, nhưng hiệu quả tốt nên phong trào lan rộng.
May mắn cho dân tộc là Đảng ta luôn trân trọng điều sáng tạo, lời tâm huyết của nhân dân. Trước bức xúc của tình hình và nguyện vọng của nhân dân, lãnh đạo cấp ủy và lãnh tụ cấp cao của Đảng, đã lắng nghe, suy nghĩ tìm tòi, chắt lọc tinh túy trí tuệ nhân dân bổ sung vào hoạch định đường lối, chính sách. Tín hiệu đổi mới từng bước hình thành; rồi công cuộc đổi mới được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, khi thực thi, tạo chuyển biến rất tích cực. Kinh tế-xã hội phát triển tốt; đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, các lĩnh vực khác cũng có những bước tiến dài so với trước.
Lĩnh vực đối ngoại chuyển biến mạnh. Kết hợp nguyên tắc cốt lõi là độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa cùng với ứng xử cơ động, mềm mại, linh hoạt, theo triết lý “ngoại giao cây tre”, mở ra chặng đường mới. Từ đó, từng bước hòa nhập cùng thế giới, với các cấp độ khác nhau, trong đó nhiều cường quốc là đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện.
Trong Văn kiện Đại hội Đảng XIII, năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Dây chuyền sản xuất bảng mạch điện tử tại công ty TNHH 4P Hưng Yên.
Dây chuyền sản xuất bảng mạch điện tử tại công ty TNHH 4P Hưng Yên.
Dây chuyền sản xuất bảng mạch điện tử tại công ty TNHH 4P Hưng Yên.
Dây chuyền sản xuất bảng mạch điện tử tại công ty TNHH 4P Hưng Yên.
Công Ty Công Nghệ Công Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông VNPT là một trong những đơn vị nội địa tự thiết kế, sản xuất các sản phẩn khoa học-công nghệ, phục vụ công tác đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
Công Ty Công Nghệ Công Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông VNPT là một trong những đơn vị nội địa tự thiết kế, sản xuất các sản phẩn khoa học-công nghệ, phục vụ công tác đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
Công Ty Công Nghệ Công Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông VNPT là một trong những đơn vị nội địa tự thiết kế, sản xuất các sản phẩn khoa học-công nghệ, phục vụ công tác đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
Công Ty Công Nghệ Công Nghiệp Bưu Chính Viễn Thông VNPT là một trong những đơn vị nội địa tự thiết kế, sản xuất các sản phẩn khoa học-công nghệ, phục vụ công tác đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm 1945, vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khát khao đất nước giàu mạnh, hùng cường. Trong thư gửi học sinh nhân năm học mới, Người đề cập mong ước “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Sau khi đất nước thống nhất, qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thế và lực của chúng ta lớn lên rất nhiều.
Quy mô nền kinh tế năm 2023 tăng gấp 96 lần so với năm 1986. Việt Nam trong nhóm 40 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, có quan hệ ngoại giao với 194 nước là thành viên Liên hợp quốc; đời sống người dân cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh; hoàn thành sớm nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Tiềm lực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ, quốc phòng, an ninh không ngừng nâng cao.
Đó là tiền đề, cơ sở định vị chuyển sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hướng tới giàu mạnh, hùng cường, văn minh, thịnh vượng, mà ưu tiên là thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước: “đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao”.
Ý nghĩa đặc biệt của bước chuyển này là khát vọng đang thành hiện thực, đang đến từng ngày. Toàn Đảng, toàn dân phấn khởi, náo nức trước cao trào cách mạng mới. Cả đất nước như một cỗ máy đang chuyển động. Thay mặt Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nêu một số giải pháp chính để phát triển mạnh, nhanh và bền vững: Cải tiến phương thức lãnh đạo, sắp xếp bộ máy tinh-gọn-mạnh, năng động, hiệu lực, hiệu quả; Tháo dỡ điểm nghẽn thể chế để xuôi ngược lưu thông, làm ăn thuận lợi; Tăng năng suất lao động của mỗi người và toàn xã hội để bắt kịp bè bạn; Quyết liệt chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực; Vận dụng công nghệ mới trong điều hành và đổi mới sáng tạo; Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ… Triển khai ra, đầu việc còn rộng hơn nữa. Nhiều việc đòi hỏi khẩn trương, “vừa chạy vừa xếp hàng” mới kịp tiến độ.
Khát vọng giàu mạnh, hùng cường, phồn vinh, thịnh vượng, đang lan tỏa trong xã hội, mở ra tương lai tươi sáng cho dân tộc. Báo Nhân Dân sẽ góp gì vào sự nghiệp chung ấy? Đó là câu hỏi cho mỗi cán bộ, phóng viên của báo và tôi nghĩ, sẽ có nhiều đáp án trả lời hay, bất ngờ và thú vị.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tiếp nối tự hào Thương hiệu quốc gia trong quá trình hội nhập, vươn xa hơn trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tiếp nối tự hào Thương hiệu quốc gia trong quá trình hội nhập, vươn xa hơn trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tiếp nối tự hào Thương hiệu quốc gia trong quá trình hội nhập, vươn xa hơn trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tiếp nối tự hào Thương hiệu quốc gia trong quá trình hội nhập, vươn xa hơn trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Nội dung: Lê Quang Trang
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: TTXVN, Đăng Anh, Mỹ Hà