TĂNG CƯỜNG ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ, KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI

Từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người chỉ ra rằng: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành thắng lợi hoàn toàn”1. Người khẳng định công cuộc giải phóng của các dân tộc bị áp bức “chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của chính bản thân anh em”2, và “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”3. Đồng thời với việc khẳng định sự nỗ lực “của chính bản thân mình”, Người hết sức coi trọng sự liên minh quốc tế, đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc để tranh đấu cho tự do, hạnh phúc. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế vì mục tiêu chung: “Vì nền hoà bình thế giới, vì tự do và ấm no, những người bị bóc lột thuộc mọi chủng tộc cần đoàn kết lại và chống bọn áp bức”4.

Mục tiêu, con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Nguyễn Ái Quốc và Đảng ta, nhân dân ta lựa chọn đã đưa cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng hòa nhập vào trào lưu giải phóng của nhân loại - trào lưu giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít, không tách rời của cách mạng thế giới. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội gắn kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì thế, thực hiện đoàn kết quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính là một vấn đề nguyên tắc, có quan hệ tới sự sống còn của cách mạng Việt Nam và sự thành bại của công cuộc cứu nước.

Một tất yếu của sự nghiệp giữ nước dưới sự lãnh đạo của Đảng là phải thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ tới mức cao nhất sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ quốc tế, tăng cường đoàn kết toàn dân, kết hợp nội lực với ngoại lực, tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, phối hợp hoạt động của cách mạng nước ta với hoạt động của các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ trên thế giới chống kẻ thù chung, vì tiến bộ và hoà bình của riêng dân tộc và của chung toàn thế giới. Nắm bắt đúng xu thế và hiểu thấu đáo quy luật đó, ngay từ khi ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định nhiệm vụ và tính tất yếu đoàn kết quốc tế của cách mạng Việt Nam: Trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, lại phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới.

Tư tưởng này là cơ sở cho sự phát triển quan điểm, chủ trương, chính sách đoàn kết quốc tế của Đảng. Chủ trương, chính sách đó luôn được bổ sung, hoàn thiện và là một trong những nguồn lực quan trọng làm tăng thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam, là một trong những nhân tố làm nên thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Nhất quán với tư tưởng đó, trong các cương lĩnh cách mạng sau này, Đảng luôn đặt ra nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thành một nhiệm vụ chiến lược.

Hình ảnh chiến sỹ cảm tử quân, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội ngày 23/12/1946 mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Hình ảnh chiến sỹ cảm tử quân, đoàn viên Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội ngày 23/12/1946 mãi mãi là biểu tượng bất tử về cuộc chiến tranh nhân dân, mà ở đó mỗi người dân đều là chiến sỹ và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Cuộc cách mạng và kháng chiến của nhân dân ta luôn luôn chịu sự tác động của tình hình thế giới, của các mối quan hệ quốc tế và của khu vực. Đế quốc Mỹ là kẻ thù lớn mạnh, vô cùng nguy hiểm, song sức mạnh đó không phải là vô hạn. Chúng ta hoàn toàn có thể đánh Mỹ và thắng Mỹ, nếu như ta phát huy sức mạnh nội lực, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của tất cả các lực lượng bạn bè trên thế giới. Vì vậy, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là: Phát huy truyền thống hoà hiếu của dân tộc, nắm vững và giương cao ngọn cờ hoà bình, kiên trì đoàn kết quốc tế, kiên trì chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ thù, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến. Tư tưởng đó được triển khai và thực hiện xuyên suốt toàn bộ tiến trình của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta bắt đầu, tình hình thế giới đang chuyển biến tích cực. Hệ thống xã hội chủ nghĩa, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân của nhân dân Á - Phi - Mỹ Latinh đã có những bước phát triển vượt bậc làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng có lợi cho sự nghiệp cách mạng và hoà bình. Phong trào đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình thế giới thu hút nhân dân các nước tham gia ngày càng đông đảo. Các lực lượng hoà bình, dân chủ, tiến bộ và xã hội chủ nghĩa đang thắng thế. Những nhân tố mới đó là những thuận lợi rất cơ bản cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

Thủ đô Hà Nội ngày ấy mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sỹ. Trong ảnh: Bộ đội, tự vệ cùng nhân dân thành phố đắp lũy, dựng vật cản chặn quân Pháp trên phố Mai Hắc Đế.

Thủ đô Hà Nội ngày ấy mỗi ngôi nhà là một pháo đài, mỗi đường phố là một chiến tuyến, mỗi người dân là một chiến sỹ. Trong ảnh: Bộ đội, tự vệ cùng nhân dân thành phố đắp lũy, dựng vật cản chặn quân Pháp trên phố Mai Hắc Đế.

Do vậy, trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bên cạnh việc giữ vững đường lối độc lập, tự chủ, sáng tạo, phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc, Đảng và Nhà nước ta chủ trương ra sức tăng cường đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn trên thế giới, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Vấn đề đoàn kết quốc tế, phát huy tối đa sức mạnh thời đại được coi là một bộ phận hợp thành đường lối chống Mỹ, cứu nước. Bên cạnh đó, thắng, bại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đối đầu mang tính thời đại và lịch sử chống đế quốc Mỹ hiếu chiến, xâm lược cũng liên quan, tác động đến nhiều nước, nhiều dân tộc trên thế giới.

Đó là nguồn gốc sâu xa của sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của các nước và nhân dân thế giới, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Vì thế, trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta chủ trương trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải thực hiện cho được sự đoàn kết liên minh với các lực lượng cách mạng của thời đại, phải chăm lo vun đắp và phát triển sự đoàn kết giữa nước ta với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trước hết với Liên Xô, Trung Quốc, lấy đó làm cơ sở để mở rộng đoàn kết với tất cả những người cộng sản, những lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ và tiến bộ khác trên thế giới. Tư tưởng đoàn kết quốc tế của Đảng có thể đúc rút ngắn gọn như sau: Đoàn kết, tập hợp và tranh thủ bất cứ lực lượng nào có thể đoàn kết, tập hợp, tranh thủ được, nhằm phân hoá, cô lập kẻ thù, đồng thời có thêm nhiều bạn bè và sự ủng hộ cho cuộc kháng chiến. Trên định hướng lớn đó, nhiệm vụ, trọng trách của công tác đối ngoại, của mặt trận ngoại giao là:

1- Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, tranh thủ tối đa sự ủng hộ về cả vật chất, lẫn tinh thần của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là hai nước lớn Liên Xô, Trung Quốc;

2- Tăng cường tình đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung;

3- Vận động, tranh thủ sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược, nhất là nhân dân tiến bộ Mỹ.

Về tác dụng, sức mạnh to lớn khi thực hiện thành công những mục tiêu lớn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Chúng ta có chính nghĩa, chúng ta có sức mạnh đoàn kết của hàng chục triệu đồng bào, lại được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, trong đó có nhân dân Mỹ. Chúng ta nhất định thắng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, ngay từ đầu đã giành được sự đồng tình, ủng hộ và sự đoàn kết của các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong thời gian đầu lực lượng còn ít, phong trào còn hẹp, mức độ ủng hộ còn khác nhau giữa các đối tượng, các khu vực, thậm chí cả trong phe xã hội chủ nghĩa. Nguyên nhân là ở chỗ: Trên bình diện quốc tế, nhân dân ta cũng phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng phát sinh từ sự bất hoà ngày càng sâu sắc trong phong trào cộng sản quốc tế, giữa một số đảng và một số nước xã hội chủ nghĩa anh em, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Đế quốc Mỹ đã ra sức lợi dụng, khai thác tình hình đó để mở rộng chiến tranh, đồng thời tìm mọi cách hòng cô lập và đè bẹp cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Một số đảng anh em, bầu bạn khác, tuy đứng về phía nhân dân Việt Nam, ủng hộ cuộc kháng chiến của chúng ta, song còn bộc lộ những sự dè dặt, lo ngại chiến tranh có thể lan rộng làm nguy hại đến hoà bình thế giới, chưa tin rằng nhân dân ta có thể đương đầu nổi với sức mạnh khổng lồ của đế quốc Mỹ.

Đặt trong điều kiện tình hình thế giới diễn biến phức tạp thời điểm bấy giờ, thì quá trình triển khai chiến lược đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh thời đại của Đảng, Nhà nước ta là không hề đơn giản mà phải kiên quyết giữ vững nguyên tắc, nhưng mềm dẻo về sách lược. Đảng ta chủ trương phải động viên những cố gắng cao nhất ở trong nước, kiên quyết tiến hành kháng chiến thắng lợi, lấy việc đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm mục tiêu tối cao, làm phương tiện hữu hiệu để tranh thủ sự đồng tình của các bạn đồng minh, mở rộng và tăng cường mặt trận đoàn kết quốc tế ủng hộ Việt Nam. Tập trung sức đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam vừa là nhiệm vụ dân tộc thiêng liêng, vừa là nghĩa vụ quốc tế cao cả của nhân dân ta. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp, chúng ta phải bằng hành động thực tiễn - chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, không cho chiến tranh lan rộng, làm sáng tỏ chân lý chính nghĩa thắng phi nghĩa, để làm cho các bạn đồng minh gần gũi, cũng như các lực lượng cách mạng thế giới khác hiểu, đi đến đồng tình, ủng hộ cuộc kháng chiến. Đây chính là con đường ngắn nhất để khơi dậy, phát huy sức mạnh thời đại.

Trước mâu thuẫn Xô - Trung, sự phân liệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng, tăng cường tình đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc, với các nước xã hội chủ nghĩa anh em chỉ có thể thành hiện thực, khi góp phần khắc phục những bất đồng đang tồn tại giữa các nước (đặc biệt là giữa Liên Xô - Trung Quốc và trong phong trào). Do vậy, đồng thời với chủ trương “củng cố không ngừng tình đoàn kết hữu nghị với Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân”1 được Đảng nhấn mạnh tại Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (3/1955), quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng là: “ra sức góp phần tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự thống nhất của phong trào cộng sản quốc tế, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu và hành động phá hoại sự đoàn kết quốc tế của giai cấp công nhân”1; “đẩy mạnh đấu tranh chính trị và ngoại giao, góp phần củng cố sự đoàn kết của phe xã hội chủ nghĩa”2, kiên trì phấn đấu bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin; “tranh thủ sự giúp đỡ về mặt quân sự của các nước anh em tới mức cao nhất, trên cơ sở có lợi cho công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tăng cường đoàn kết quốc tế trong phe xã hội chủ nghĩa”3. Nhất quán trong nhận thức, ở các văn kiện, các tuyên bố, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm làm hết sức mình để củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị anh em trên tinh thần quốc tế vô sản với các nước xã hội chủ nghĩa nói chung, với hai nước Liên Xô và Trung Quốc nói riêng. Trong hoạt động thực tiễn, khi cần thiết, qua các cuộc hội đàm và gặp gỡ quốc tế, chúng ta đã đấu tranh với bạn trên tinh thần anh em, có lý, có tình để cùng nhau khẳng định sự nhất trí, thu hẹp sự bất đồng trên cơ sở những vấn đề có tính nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan hệ trực tiếp đến cuộc kháng chiến của chúng ta, đồng thời có liên quan đến chiến lược, sách lược của hệ thống xã hội chủ nghĩa đối với thế giới.

21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ôtô, tàu, thuyền, lừa, ngựa… ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng.

21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ôtô, tàu, thuyền, lừa, ngựa… ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng.

Đồng thời với việc tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô - Trung Quốc, Việt Nam luôn chú trọng tranh thủ sự ủng hộ của tất cả các nước xã hội chủ nghĩa. Đi đôi với việc trao đổi các đoàn cấp cao với các nước xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ này, chúng ta chủ động mở thêm các cơ quan đại diện ngoại giao cấp đại sứ ở các nước Đông Âu và Bắc Á, thúc đẩy việc thành lập đại sứ quán của những nước này tại Hà Nội. Chúng ta cũng phối hợp với phái đoàn Ba Lan và Hungari trong Ủy ban quốc tế giám sát việc thi hành Hiệp định Giơnevơ, lên án mạnh mẽ hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ và Hiệp định Pari của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Nhờ kết hợp chặt chẽ đường lối và sách lược đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, giữ vững nguyên tắc, thực hiện đoàn kết quốc tế với Liên Xô, Trung Quốc và với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Việt Nam đã tranh thủ được Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa khác từng bước đồng tình, đi đến ủng hộ đường lối, mục tiêu, lập trường và quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta. Bằng nỗ lực cao độ, chúng ta cũng đã làm thất bại từng bước âm mưu của Mỹ nhằm chia rẽ Liên Xô, Trung Quốc với Việt Nam, hòng làm giảm đi sự đồng tình, ủng hộ về chính trị, cắt đứt sự viện trợ về vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa đối với chúng ta. Về cuối cuộc kháng chiến, chúng ta đã phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ gây sức ép từ nhiều phía, hòng buộc nhân dân Việt Nam phải khuất phục, đàm phán trên thế mạnh của chúng. Bên cạnh đó, thành công tuyệt vời của chúng ta là ở chỗ, chúng ta không chỉ giữ vững, mà còn tăng cường đoàn kết giữa Việt Nam với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, củng cố chỗ dựa quan trọng hàng đầu cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, qua đó đã tranh thủ được sự giúp đỡ to lớn, quý báu về mọi mặt của các nước anh em và bầu bạn quốc tế gần xa.

Việt Nam đã kết hợp và phát huy tốt vai trò quan trọng của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa trên các diễn đàn quốc tế ủng hộ Việt Nam, với sự ủng hộ của các tổ chức dân chủ, hoà bình quốc tế, với phong trào giải phóng dân tộc. Việt Nam tranh thủ được các khoản viện trợ không hoàn lại, cho vay không tính lãi với nhiều chương trình kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ... và đặc biệt là quân sự của cả Liên Xô và Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Có lẽ, trong lịch sử, hiếm có trường hợp hai nước lớn có những bất hòa về đường lối, dẫn đến mâu thuẫn nhau lại cùng cung cấp, viện trợ cho một nước thứ ba, như mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô với Việt Nam thời kỳ này.

Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ.

Lực lượng pháo cao xạ của ta đã anh dũng chiến đấu và lập công xuất sắc, không chỉ bảo vệ bầu trời, yểm hộ bộ binh chiến đấu, mà còn góp phần chặn đứng việc chi viện bằng đường hàng không cho quân Pháp tại Điện Biên Phủ.

Cùng với viện trợ quân sự, Liên Xô, Trung Quốc còn tích cực đào tạo, huấn luyện giúp Việt Nam đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ quân sự, có thể vận hành được những vũ khí và khí tài hiện đại do bạn cung cấp. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viện trợ của Liên Xô cho Việt Nam chủ yếu là các trang thiết bị kinh tế, quân sự hiện đại như thiết bị viễn thông, máy móc công cụ, tên lửa, ra đa, máy bay, trang thiết bị phòng không... Trung Quốc viện trợ cho ta chủ yếu là hàng hóa và trang thiết bị, vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, một phần nhiên liệu, phương tiện vận tải và một số xe quân sự, pháo và đạn pháo... Trong toàn bộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, viện trợ của Trung Quốc chiếm khoảng trên 50% tổng khối lượng viện trợ quốc tế cho Việt Nam. Các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng tìm mọi biện pháp để tích cực ủng hộ nhân dân Việt Nam dưới mọi hình thức. Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên khẳng định sẵn sàng gửi quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu, cho đến khi nhân dân Việt Nam hoàn toàn tiêu diệt được quân xâm lược Mỹ. Cuba là nước đầu tiên trên thế giới đã tiếp nhận, nâng đoàn đại biểu thường trực của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lên thành một cơ quan đại diện ngoại giao chính thức, đã nhiệt tình giúp đỡ chúng ta thiết bị xây dựng đường sá. Cuba cũng là nước đầu tiên thành lập Ủy ban đoàn kết với nhân dân Việt Nam.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa khác (Anbani, Hunggari, Cộng hòa dân chủ Đức...) song song với ủng hộ và viện trợ Việt Nam về mặt vật chất, phong trào mít tinh, biểu tình ủng hộ nhân dân ta, ghi tên tình nguyện sang Việt Nam sát cánh chiến đấu, tình nguyện hiến máu gửi tặng nhân dân ta đã dấy lên sôi nổi liên tục trong những năm chiến tranh. Tổng kết lại, qua hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ
nghĩa anh em đã viện trợ cho Việt Nam tổng khối lượng hàng hoá là 2.362.581 tấn, quy đổi thành tiền tương đương 7 tỷ đô la, trong đó có hơn một nửa là viện trợ quân sự. Tất cả sự giúp đỡ to lớn và quý báu trên đây đã được nhân dân và quân đội ta khai thác và sử dụng có hiệu quả, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Việc Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác tích cực ủng hộ Việt Nam trong suốt chiều dài của cuộc kháng chiến là sự thể hiện đầy đủ nhất, một minh chứng thuyết phục nhất cho tính đúng đắn trong đường lối và thực tiễn đoàn kết quốc tế với các nước xã hội chủ nghĩa của Đảng và Chính phủ Việt Nam, tạo ra cho cuộc kháng chiến của chúng ta một sức mạnh tổng hợp để hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ, bảo đảm cho nhân dân ta đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của chúng.

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến. Phát huy sức mạnh thời đại, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, hình thành mặt trận đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương. Đó là chủ trương xuyên suốt cuộc kháng chiến của Đảng và Nhà nước ta. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam Việt Nam có ảnh hưởng đến xu thế cách mạng ở Lào và Campuchia và ngược lại. Ba nước Đông Dương tiếp tục cùng chung một kẻ thù là đế quốc Mỹ. Vùng căn cứ Trung, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia hợp cùng căn cứ địa Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ thành hậu phương trực tiếp của cuộc kháng chiến chống Mỹ của ba nước Đông Dương. Do đó, tình đoàn kết chiến đấu keo sơn của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia được xây dựng trong tời kháng chiến chống Pháp, nay cùng trong chiến hào chống đế quốc Mỹ tiếp tục phát triển. Đảng ta nhấn mạnh: “tăng cường khối đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, trở thành một khối thống nhất có một chiến lược chung, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ba nước chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai”1. Việc tăng cường đoàn kết giữa ba nước Đông Dương trở thành nhân tố có tầm quan trọng chiến lược, bảo đảm thắng lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Đối với cách mạng Lào, Việt Nam kiên quyết ủng hộ Mặt trận Lào yêu nước và các lực lượng trung lập Lào đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh trên bàn đàm phán, nhằm làm thất bại chính sách can thiệp của đế quốc Mỹ, tạo thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển. Với sự ủng hộ của Việt Nam và các lực lượng tiến bộ, hoà bình trên thế giới, Hiệp định Giơnevơ năm 1962 về Lào được ký kết. Từ đó đến khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kết thúc, Việt Nam và Lào tiếp tục sát cánh, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau một cách hiệu quả. Việt Nam giúp đỡ toàn diện lực lượng kháng chiến Lào. Hai bên phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao. Lực lượng kháng chiến Lào phát triển nhanh, vùng giải phóng Lào được mở rộng. Tình đoàn kết chiến đấu chặt chẽ giữa hai dân tộc đã thúc đẩy cách mạng hai nước phát triển vì mục tiêu độc lập dân tộc của mỗi nước.

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khắc phục địa hình, đưa xe tăng tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972.

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam khắc phục địa hình, đưa xe tăng tham gia Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972.

Thực hiện đoàn kết quốc tế với Campuchia, tuy có những khó khăn nhất định nảy sinh, nhưng về cơ bản, tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Campuchia, ủng hộ lẫn nhau giữa hai dân tộc vẫn tiến triển tốt đẹp. Đặc biệt, từ năm 1970 trở đi, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam công khai phối hợp với lực lượng kháng chiến Campuchia đánh trả quân Mỹ, quân Sài Gòn. Đảng Nhân dân Campuchia đứng lên chống đế quốc Mỹ, giành vị trí hợp pháp.

Đỉnh cao của tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia thể hiện qua Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương (từ ngày 24 đến ngày 25/4/1970). Tuyên bố chung của Hội nghị trở thành cương lĩnh đấu tranh chung, hiến chương chung về quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước. Vùng giải phóng ba nước nối liền, mở rộng, hình thành thế liên hoàn vững chắc. Đông Dương thành một mặt trận, tiến công trực diện vào đế quốc Mỹ.

Trong quá trình kháng chiến, chúng ta luôn đặt nhiệm vụ làm cho các thế lực hiếu chiến Mỹ không những bị cô lập trên thế giới mà còn bị cô lập ngay tại nước Mỹ. Nhân dân ta phân biệt rõ ràng bạn, thù. Trong khi tập trung mũi nhọn đấu tranh vào thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Mỹ, chúng ta coi nhân dân Mỹ là bạn, cũng là nạn nhân của cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng ta chia sẻ nỗi đau thương mất mát với họ, thông qua nhiều hình thức, nhiều tổ chức, nhiều diễn đàn khác nhau tuyên truyền, vận động họ phản đối chính phủ tiến hành cuộc chiến tranh tàn khốc, phi nghĩa, vô nhân tính ở Việt Nam.

Chính sách và việc làm nhân nghĩa đó đã thức tỉnh, lay động lương tâm nhân dân tiến bộ Mỹ, góp phần thúc đẩy phong trào phản chiến phát triển ngày càng rộng lớn trong lòng nước Mỹ. Một phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược, ủng hộ Việt Nam bùng lên mạnh mẽ. Trong những năm 1967-1968, phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ lan rộng chưa từng có ở nước Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình, diễu hành, hội thảo... được tổ chức trong 120 thành phố, có đến 2.000 trường học, hàng trăm tờ báo và hơn 200 tổ chức quần chúng, tổ chức phi chính phủ phản chiến làm rung động Nhà Trắng. Thanh niên, sinh viên đốt thẻ quân dịch, cựu binh vứt bỏ huân chương để phản đối Chính phủ... Oantơ Lípman - nhà bình luận chính trị nổi tiếng nước Mỹ đã nhận xét: Lương tâm người Mỹ nổi giận. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh không được lòng dân nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Phong trào phản đối chiến tranh trong lòng nước Mỹ không ngừng phát triển cùng với phong trào rộng lớn của nhân dân thế giới phản đối Mỹ, ủng hộ Việt Nam là một sức ép quan trọng, góp phần buộc nhà cầm quyền hiếu chiến Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đàm phán với ta để đi tới kết thúc chiến tranh. Đánh giá phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh bày tỏ: “Nhân dân chúng tôi đánh giá rất cao cuộc đấu tranh ấy của nhân dân Mỹ. Chúng tôi rất cảm động trước những tấm gương anh dũng hy sinh của bà cụ Henga Hécdơ và của các chiến sĩ hoà bình Noman Morixơn, Rôgiơ Lapotơ và Xilin Giancaoxki”1.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị “quyết tử” của Hà Nội đầu năm 1947.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm một đơn vị “quyết tử” của Hà Nội đầu năm 1947.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Việt Nam rất quan tâm đến nguyện vọng hòa bình của nhân dân thế giới. Chúng ta hiểu rõ ý nghĩa và giá trị của hòa bình - một mục tiêu lớn của thời đại, có quan hệ đến an ninh của các dân tộc, đến vận mệnh của loài người. Song, chúng ta bác bỏ hòa bình theo điều kiện của Mỹ, chỉ chấp nhận hòa bình trong độc lập tự do, và vì thế chúng ta đã coi việc tiến hành cuộc kháng chiến đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ là biện pháp tích cực đấu tranh cho hòa bình. Nhân dân thế giới ngày càng nhận rõ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến đấu tiêu biểu cho chính nghĩa chống phi nghĩa, văn minh chống bạo tàn. Ủng hộ Việt Nam là ủng hộ những người chiến đấu bảo vệ những giá trị nhân văn của loài người, bảo vệ những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Vì lẽ đó, ở nhiều nước, “Việt Nam - Hồ Chí Minh” đã trở thành khẩu hiệu tập hợp nhiều tầng lớp nhân dân khác nhau đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Nhiều chính trị gia các nước khác thể chế chính trị - xã hội với chúng ta; nhiều lãnh tụ các tổ chức, quốc gia, quốc tế, các tổ chức tôn giáo, xã hội; nhiều chính giới, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi... đã tham gia các phong trào đoàn kết với Việt Nam bằng những hình thức khác nhau.

Những tấm gương tiêu biểu như hành động tự thiêu của người chiến sĩ hòa bình Noman Morixơn ở Mỹ, cuộc đột kích của quân du kích Vênêxuêla bắt một sĩ quan Mỹ giữa Thủ đô Caracát để đòi đổi mạng chiến sĩ biệt động cảm tử Việt Nam Nguyễn Văn Trỗi, sự kiện Toà án quốc tế Béctrăng Rútxen xét xử tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ, Hội nghị 50 nước trong Phong trào Không liên kết họp ở Gioócgiơtao (1972) lên án cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam, cùng hàng nghìn, hàng vạn cuộc míttinh, biểu tình, hội thảo... của các tầng lớp nhân dân khắp nơi trên thế giới và ngay cả ở nước Mỹ cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của cuộc kháng chiến và tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối đoàn kết quốc tế mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra, thực hiện trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Tăng cường tình đoàn kết chiến đấu với các phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh là một trong những định hướng lớn, nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh quốc tế cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, phong trào giải phóng dân tộc dâng lên mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Năm 1960, hàng loạt các nước ở châu Phi giành được độc lập. Hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa đế quốc tan rã từng mảng lớn. Đa số những nước mới độc lập chọn con đường trung lập, không liên kết. Giới lãnh đạo nhiều nước dân tộc chủ nghĩa có thiện cảm với chủ nghĩa xã hội và tích cực ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Lực lượng này trở thành một trong những lực lượng quan trọng, giữ một vai trò to lớn và làm cho so sánh lực lượng trở nên ngày càng bất lợi cho chủ Chương nghĩa đế quốc.

Nhận thức rõ vấn đề này, đường lối nhất quán của Đảng ta là: “Ra sức ủng hộ phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh”1; “Phải ra sức tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân cả thế giới, trước hết là Trung Quốc, Liên Xô, các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước Á, Phi, Mỹ la tinh”2 và “Chúng ta cần tranh thủ đến cao độ sự đồng tình và ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc Á, Phi, Mỹ latinh và của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ”3. Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh thành công của Hội nghị Băngđung (1955); Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu nước ta đi thăm các nước châu Á (Ấn Độ, Mianma, Inđônêxia...); chúng ta ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mỹ Latinh; thiết lập và mở rộng quan hệ với các nước vừa giành được độc lập... Với các hoạt động thiết thực đó, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình của các nước đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta, đồng thời góp phần thúc đẩy xu hướng chống đế quốc, thực dân ở các nước vừa giành độc lập.

Chúng ta cũng không ngừng tăng cường mối quan hệ hữu nghị với chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa và hầu hết các nước độc lập dân tộc, các nước trong Phong trào Không liên kết và các nước khác có quan hệ ngoại giao chính thức hoặc bán chính thức với ta. Do vậy, ta đã phát huy thanh thế của lực lượng kháng chiến, nâng cao uy tín của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, làm cho các nước trên thế giới ngày càng hiểu rõ đường lối, chính sách của ta, đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ ngày càng to lớn cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, tạo nên một sự hậu thuẫn vững chắc. Chỉ trong thời gian hai năm, kể từ khi ký Hiệp định Pari đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 30 nước. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng được nhiều nước công nhận và điều đặc biệt quan trọng là đã trở thành thành viên chính thức của Phong trào Không liên kết.

Có thể nói rằng, trong lịch sử thế giới, chưa có cuộc đấu tranh của dân tộc nào được sự ủng hộ rộng lớn và mạnh mẽ của nhân dân thế giới, nhân dân nước đối phương như cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam. Trên thực tế, dưới tác động của hoạt động đối ngoại và của chính thực tiễn cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, một mặt trận rộng lớn của nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam và ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược đã hình thành và phát triển. Mặt trận đó bao gồm các nước xã hội chủ nghĩa, các nước độc lập dân tộc, các phong trào cách mạng, các lực lượng hoà bình, các xu hướng dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả một bộ phận đông đảo nhân dân Mỹ. Cùng với mặt trận đại đoàn kết toàn dân trong nước và liên minh chiến đấu giữa ba nước Đông Dương, mặt trận đó đã góp phần tạo ra một tập hợp lực lượng rộng lớn, đa dạng chưa từng thấy bao vây, cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ mọi phía. Việt Nam đã thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ bằng sức mạnh tổng hợp của dân tộc và thời đại. Việt Nam đã thắng nhờ biết lấy thành quả của kháng chiến để mở rộng và tăng cường đoàn kết quốc tế; và sự đoàn kết, ủng hộ của quốc tế đến lượt nó trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Đánh giá về những nhân tố đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (1976) đã nhận định: “Nhờ kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của thời đại, nhờ đường lối quốc tế đúng đắn của Đảng, chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ rất to lớn về tinh thần và vật chất của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của tất cả các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới, tạo thành một mặt trận quốc tế rộng lớn chưa từng có ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược”1.

Độc lập, tự chủ, phát huy sức mạnh nội lực, thực hiện đoàn kết quốc tế với tinh thần trong sáng, không ích kỷ, vụ lợi, không thiên vị, bè phái, kết hợp chặt chẽ, hài hoà với phát huy sức mạnh thời đại tất yếu sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam vượt qua khó khăn, thử thách để đi đến thắng lợi cuối cùng.

Trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, thì sức mạnh dân tộc là chủ đạo, giữ vai trò quyết định, còn sức mạnh thời đại là rất quan trọng nhưng chỉ có thể phát huy được tác dụng to lớn của nó thông qua nguồn lực nội sinh. Vì vậy, Đảng ta cho rằng thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trước hết và chủ yếu là dựa vào đường lối đúng đắn của Đảng, dựa vào sự nỗ lực của quân, dân ta trên chiến trường, dựa vào những khả năng về chính trị, tinh thần, vật chất của dân tộc, dựa vào nhân hoà, địa lợi, thiên thời, song sức mạnh ấy sẽ không phát huy được hiệu quả, nếu như không kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại. Đây cũng là quy luật giành thắng lợi của cách mạng và chiến tranh cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay. Quy luật đó đánh dấu một bước phát triển mới trong nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng so với các thời kỳ lịch sử trước đây; phản ánh quan điểm coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, thể hiện lòng tin sắt đá của Đảng vào sức mạnh của dân tộc; phản ánh quan điểm coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, luôn gắn chặt cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, biết phát huy những thuận lợi của thời đại để giành thắng lợi, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng của các dân tộc khác trên thế giới.

Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp tại Điện Biên Phủ.

Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của Pháp tại Điện Biên Phủ.

Trong thời đại phong kiến trước đây, ông cha ta thường phải tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm hoàn toàn dựa vào sức mình, không có sự ủng hộ và giúp đỡ từ bên ngoài. Song, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta được tiến hành trong những điều kiện quốc tế hoàn toàn khác. Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, Đảng đã nhận định cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, từ nhiều phía tiến công liên tục vào chủ nghĩa đế quốc và giành được những thắng lợi to lớn. Đó là những điều kiện quốc tế đặc biệt thuận lợi cho cách mạng Việt Nam mà chúng ta cần tranh thủ. Bên cạnh đó, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một xu thế phổ biến, tất yếu, phát triển thành hệ thống thế giới, trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của cách mạng thế giới. Phe xã hội chủ nghĩa là thành trì, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức. Chúng ta có sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ rất to lớn của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc. Điều đó cho chúng ta thêm sức mạnh về chính trị - tinh thần, cũng như về vật chất - kỹ thuật để đánh thắng kẻ thù có ưu thế về mặt vũ khí trang bị. Ngoài hậu phương trong nước, chúng ta còn có một hậu phương rất rộng lớn là phe xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đánh Mỹ với tiềm lực của đất nước, đồng thời với một phần tiềm lực của phe xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể tranh thủ được sự giúp đỡ quốc tế ngày càng lớn trên cơ sở phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu của cả dân tộc. Hơn nữa, sự giúp đỡ quốc tế bao giờ cũng phải thông qua sự nỗ lực chủ quan của nhân dân, của Đảng, trong điều kiện cụ thể của đất nước, mới phát huy được hiệu lực. Cũng vì vậy, trong khi hết sức coi trọng sự giúp đỡ quốc tế, bao giờ chúng ta cũng dựa vào sức mình là chính, kết hợp chặt chẽ việc dựa vào sức mình là chính với việc phát huy mạnh mẽ sự giúp đỡ quốc tế. Vì vậy, Đảng coi “tự lực cánh sinh là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế” là nguyên tắc, là phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Như vậy, nội dung quan trọng trong đường lối chống Mỹ, cứu nước là dựa vào sức mình là chính, đánh giặc bằng sức mạnh của con người Việt Nam, của chế độ xã hội tiên tiến Việt Nam, bằng tiềm lực của đất nước Việt Nam, đồng thời còn dựa vào tiềm lực to lớn của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, kể cả phong trào đấu tranh của nhân dân tiến bộ nước Mỹ.

Không chỉ có vậy, chúng ta luôn nắm vững mối quan hệ giữa việc tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế với việc ra sức làm tròn nghĩa vụ quốc tế của mình. Đảng và Nhà nước ta chủ trương ra sức tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, không phải chỉ để làm nghĩa vụ đối với dân tộc ta, mà còn để làm tròn nghĩa vụ quốc tế. Trước hết phải thấy rõ cuộc kháng chiến của chúng ta không phải chỉ vì lợi ích dân tộc mình, mà còn vì lợi ích của cách mạng thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì lợi ích của phe xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc bị áp bức và của cả loài người tiến bộ, chúng ta đang chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù hung ác nhất trên thế giới. Thấm nhuần tinh thần đó, nhân dân ta đã sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh, dũng cảm đương đầu với tên đế quốc đầu sỏ, tích cực đánh tiêu diệt và kiềm chế chúng, không cho chiến tranh lan rộng để bạn bè yên tâm, góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhân dân cách mạng trên thế giới ngày càng hiểu rõ, đi đến khâm phục quân và dân ta, càng thấy rõ nghĩa vụ phải tích cực phối hợp hành động, giúp đỡ Việt Nam đánh bại kẻ thù chung.

Trong lúc chiến đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội trên đất nước mình, chúng ta không quên ra sức giúp đỡ sự nghiệp cách mạng của nhân dân hai nước bạn Lào và Campuchia, coi đó là sự nghiệp cách mạng của chính mình. Đây là một nghĩa vụ quốc tế cao cả, vô tư, trong sáng mà Đảng ta đã xác định và lãnh đạo nhân dân ta thực hiện một cách hết sức chân thành, triệt để. Trong suốt mấy chục năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân, dân ta đã không tiếc sức lực, của cải và cả xương máu để làm tròn nghĩa vụ quốc tế vẻ vang đó. Đồng thời, hai nước bạn cũng đã hết lòng giúp đỡ sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam. Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam luôn biết ơn và đánh giá rất cao sự giúp đỡ quý báu đó.

Sức mạnh dân tộc mang ý nghĩa chủ quan. Sức mạnh quốc tế tồn tại khách quan. Đảng, Chính phủ Việt Nam đã khai thác, kết hợp để phát huy cả hai sức mạnh ấy. Tư tưởng phát huy nội lực, đường lối đoàn kết quốc tế đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam là một nhân tố căn bản, bảo đảm cho việc tập hợp lực lượng quốc tế, góp phần tăng thêm đáng kể sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bản thân ngọn cờ chính nghĩa của cuộc kháng chiến, ý chí và khát khao độc lập tự do đã có sức mạnh vượt trội, nhưng sức mạnh ấy sẽ được nhân lên gấp nhiều lần, tính chính nghĩa lại càng toả sáng
vì nó phù hợp với các giá trị tiến bộ của nhân loại, được thế giới đồng tình, cổ vũ, ủng hộ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại và quốc tế, để giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước.

Từ thực tiễn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, một số kinh nghiệm chủ yếu được rút ra là:

Thứ nhất, đặt cách mạng Việt Nam trong thế chung của cách mạng thế giới, kết hợp lợi ích dân tộc với lợi ích chung của nhân dân các nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng, Nhà nước ta luôn đặt cách mạng Việt Nam trong sự vận động, phát triển của các trào lưu cách mạng của thời đại, kết hợp đúng đắn yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế. Trong chỉ đạo thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xây dựng đoàn kết, hợp tác quốc tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tìm thấy sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế và ra sức biến sự thống nhất ấy thành hiện thực. Do đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra được đường lối, chiến lược kháng chiến đúng đắn, và đường lối đối ngoại phù hợp, có khả năng tập hợp lực lượng trong nước và trên thế giới. Đảng đã đề ra mục tiêu cụ thể trước mắt phù hợp với mục tiêu cách mạng thời đại.

Đảng nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, phân tích từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhận rõ mâu thuẫn cơ bản của thời đại, nhận rõ kẻ thù và bạn đồng minh cùng xu thế phát triển của thời đại. Lợi ích cao nhất, mục tiêu chiến lược của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến là độc lập tự do, thống nhất đất nước, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Mục tiêu đó phù hợp với nguyện vọng của đại đa số dân tộc trên thế giới, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng, Nhà nước ta không những nhận rõ sứ mệnh đối với dân tộc, đất nước, mà còn ý thức đầy đủ trách nhiệm góp phần vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho thấy, Đảng đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa chiến tranh, cách mạng và hoà bình, giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế. Đảng ta nhận thức sâu sắc rằng, thắng lợi của cách mạng Việt Nam không chỉ là thành quả riêng của mình, mà là sản phẩm chung của thời đại, thắng lợi của cách mạng Việt Nam góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới. Đảng ta không bao giờ đặt lợi ích của dân tộc mình lên trên lợi ích của các dân tộc khác. Đảng ta coi thắng lợi của bạn như thắng lợi của chính mình. Đảng đã biết kết hợp sức mạnh của nhân dân ta với sức mạnh của nhân dân các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia và nhân loại tiến bộ yêu hòa bình. Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam được gắn kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân của nhân dân toàn thế giới và sự ủng hộ của nhân dân thế giới đã góp phần tạo cho Việt Nam sức mạnh để chiến thắng. Phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự của chính mình và của mỗi dân tộc là điều kiện để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẻ vang của chúng ta.

Thứ hai, chăm lo giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, kết hợp với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần "vị quốc" của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta hiểu rằng, không có tinh thần yêu nước chân chính thì không thể có lập trường quốc tế đúng đắn; trái lại, không có lập trường quốc tế đúng đắn thì cũng không thể có được đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đúng đắn. Đó là hai mặt thống nhất của một đường lối cách mạng. Đảng ta luôn luôn nhận thức và hành động vì sự thống nhất đó, nên cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta có được sức mạnh to lớn, vượt qua mọi trở lực để đi đến chiến thắng. Tăng cường đoàn kết quốc tế, đoàn kết ba nước Đông Dương, đoàn kết với các lực lượng tiến bộ, hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân tiến bộ Mỹ, Đảng ta đã cảnh giác, đấu tranh chống mọi âm mưu chia rẽ và thủ đoạn xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, luôn luôn giáo dục cho nhân dân ta thấm nhuần chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong những thời điểm khó khăn của các biến động quốc tế, của chính cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta luôn thực hiện thành công nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, gia tăng sức mạnh đáng kể cho cuộc kháng chiến.

Thứ ba, phát huy sức mạnh quốc tế trên cơ sở độc lập, tự chủ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường của dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dân tộc ta phải đương đầu với một đế quốc sừng sỏ, hùng mạnh, có tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học - kỹ thuật vượt trội. Thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta phải phát huy cao độ sức mạnh dân tộc, đồng thời tăng cường đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để chiến thắng kẻ thù, giành độc lập, tự do và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đó là một tất yếu khách quan, là vấn đề có tính quy luật của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sự giúp đỡ quốc tế là rất to lớn, quan trọng, là yếu tố không thể thiếu đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến. Song, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh nội lực là cơ sở để chúng ta tranh thủ sức mạnh thời đại, phát huy sức mạnh thời đại một cách hiệu quả nhất.

Trong cuộc đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ, thế giới không ít người chỉ thấy sức mạnh của Mỹ, sợ Mỹ, khuyên chúng ta phải “trường kỳ mai phục”, “chờ đợi thời cơ” ở miền Nam. Đảng nhận rõ Mỹ có tiềm lực kinh tế và quân sự, khoa học - kỹ thuật mạnh nhất trong phe đế quốc, nhưng sức mạnh của Mỹ không phải là vô hạn, Mỹ đang đứng trước nhiều mâu thuẫn. Nắm vững chiến lược tiến công, giữ vững độc lập, tự chủ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường của dân tộc, và được sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế - nhất là phe xã hội chủ nghĩa, nhân dân ta đã đánh bại đế quốc Mỹ và chế độ tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam diễn ra trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga - thời đại nảy sinh ra một thế giới có hai hệ thống xã hội đối lập: một bên là phe đế quốc chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu, một bên là phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột và “thế giới thứ ba” hình thành gồm các nước được giải phóng khỏi chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Từ đây, các cuộc chiến tranh cục bộ nhỏ hoặc lớn trên thế giới đều có sự liên minh giữa các nước với những mức độ và hình thức khác nhau. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ có 5 nước đưa quân chiến đấu vào miền Nam giúp Mỹ và nhiều nước khác cho Mỹ sử dụng lãnh thổ làm căn cứ đánh Việt Nam1... Đó là cuộc chiến tranh liên minh của đế quốc Mỹ chống lại Việt Nam, một nước độc lập có chủ quyền. Xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ hòng chiếm Việt Nam làm căn cứ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống Đông Nam Á, mà còn để răn đe phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Á - Phi - Mỹ Latinh.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam chẳng những để đánh bại kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của dân tộc Việt Nam, mà còn để đánh bại kẻ thù của nhân loại tiến bộ đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân cũ và mới của nhân dân thế giới. Vì vậy, trong quá trình kháng chiến, nhân dân Việt Nam luôn kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, ủng hộ hết mình đối với các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Lào, Campuchia và nhân dân thế giới. Do đó, nhân dân thế giới tập hợp thành mặt trận đoàn kết với nhân dân Việt Nam, ủng hộ Việt Nam về tinh thần và vật chất - nhất là sự ủng hộ có hiệu quả của Liên Xô, đưa quân chiến đấu sang Việt Nam, và 34 nước khác đóng góp lương thực, kỹ thuật quân sự, cho Mỹ sử dụng lãnh thổ làm căn cứ để xâm lược Việt Nam. Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Đây là một trong những nhân tố hết sức quan trọng góp phần tạo ra sức mạnh cho Việt Nam chiến thắng và cũng là một nguyên nhân trong nhiều nguyên nhân căn bản khác làm nên thắng lợi to lớn, toàn diện của nhân dân Việt Nam trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc trong thế kỷ XX.

SÁCH LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM - TẬP 12
Trình bày: Phi Nguyen
Ảnh: TTXVN, Báo Nhân Dân