Thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện nay cho thấy, mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng số lượng dự án nhà ở xã hội hoàn thành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Gần 60% người lao động hiện đang sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Con số này không chỉ phản ánh tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về nhà ở mà còn cho thấy những thách thức trong việc cung cấp những căn hộ giá rẻ và chất lượng cho người lao động.

Nhà ở xã hội - Cơ hội cho người thu nhập thấp

Anh Nguyễn Vương Trọng hiện đang là công nhân một khu công nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh. Nhiều năm thuê nhà, nhận thấy những hạn chế từ việc sống trong môi trường tạm bợ, vợ chồng anh đã quyết định tìm hiểu về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. "Tôi thấy rất nhiều người xung quanh mình mua nhà ở xã hội và tôi cũng mong muốn có một chỗ ở ổn định cho gia đình" - Anh Trọng chia sẻ. Sau khi tiếp cận thông tin dự án khu nhà ở xã hội của Công ty CP Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, anh đã được ngân hàng hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi và mua được một căn hộ 2 phòng ngủ với giá hơn 600 triệu đồng. Giờ đây, đời sống của anh và gia đình đã đổi thay, các con có nơi học tập tốt hơn và anh cảm thấy an tâm hơn về tương lai.

Những năm vừa qua, các chương trình cho vay ưu đãi của các ngân hàng đã phát huy hiệu quả, giúp hàng triệu người có thu nhập thấp tiếp cận được nhà ở, mang lại hy vọng và sự an cư cho nhiều hộ gia đình. Chính nhờ những nỗ lực này mà cuộc sống của không ít công nhân, lao động thu nhập thấp đã có sự chuyển mình tích cực, không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Việc sở hữu một căn nhà không chỉ là một giấc mơ mà đã trở thành hiện thực cho nhiều người, mở ra một chương mới cho cuộc sống của họ.

Tuy nhiên, thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam hiện nay cho thấy, mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng số lượng dự án nhà ở xã hội hoàn thành vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Theo thống kê, gần 60% người lao động hiện đang sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Con số này không chỉ phản ánh tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về nhà ở mà còn cho thấy những thách thức trong việc cung cấp những căn hộ giá rẻ và chất lượng cho người lao động.

Gần 60% người lao động hiện đang sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Gần 60% người lao động hiện đang sống trong các khu nhà trọ tạm bợ, không đảm bảo an toàn và vệ sinh.

Nhiều “điểm nghẽn” đang kìm chân nhà ở xã hội

Từ 2021 đến nay, cả nước có 644 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô 580.109 căn. Trong đó, chỉ có 96 dự án được hoàn thành với quy mô hơn 57.620 căn. 133 dự án đã khởi công với trên 110.200 căn. Còn lại 415 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư sẽ cung cấp thêm hơn 412.200 căn nếu xây xong. Dự kiến, Việt Nam sẽ cần đến 1,2 triệu căn hộ nhà ở xã hội để có thể đáp ứng nhu cầu đến năm 2030, trong khi hiện tại, nhiều dự án vẫn đang bị đình trệ hoặc chưa được triển khai do các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, nguồn vốn và quỹ đất. Những rào cản này đã làm cản trở sự phát triển không chỉ đối với nhà ở xã hội mà còn đối với kinh tế xã hội nói chung.

Các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn. Trên thực tế, một trong những vấn đề lớn nhất là thủ tục pháp lý phức tạp. Mặc dù Nghị định 100/2015/NĐ-CP đã được ban hành để tạo điều kiện thuận lợi hơn, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phải trải qua quá trình phê duyệt dài dòng và các thủ tục hành chính nhiêu khê. Theo một khảo sát được thực hiện bởi Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khoảng 70% doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn trong việc xin giấy phép xây dựng và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết. Điều này dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian triển khai dự án, phát sinh chi phí và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn.

Các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn.

Bên cạnh thủ tục pháp lý, việc tiếp cận quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội cũng là một thách thức lớn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với việc giá đất tăng cao, trong khi chính sách quy hoạch đất dành cho nhà ở xã hội lại chưa đủ minh bạch. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, giá đất tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đã tăng từ 15% đến 20% trong vòng hai năm qua, điều này thúc đẩy giá thành của các dự án nhà ở xã hội tăng lên, khiến cho những căn hộ này trở nên ngoài tầm với đối với nhiều người lao động.

Nhà ở xã hội đang trở nên ngoài tầm với với đại đa số lao động phổ thông.

Nhà ở xã hội đang trở nên ngoài tầm với với đại đa số lao động phổ thông.

Cần những giải pháp gỡ khó

Theo các doanh nghiệp bất động sản, một giải pháp quan trọng cần được triển khai là chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp. Hiện tại, lãi suất vay ưu đãi cho các dự án nhà ở xã hội thường khá thấp, nhưng vẫn cần có các gói hỗ trợ lớn hơn từ chính phủ để giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chương trình tín dụng lớn dành cho nhà ở xã hội, nhưng vẫn cần sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế trên thị trường.

“Chúng tôi thấy chính quyền địa phương và bộ xây dựng, các cơ quan có liên quan tập trung nguồn lực vào khu vực nhà ở giá rẻ này, xử lý thủ tục pháp lý, đất đai, dành nguồn tài chính thích đáng cho nó. Trong vòng 1 vài năm có thể tạo ra một số lượng lớn nguồn cung nhà ở giá rẻ mà tập trung vào các tpho lớn như HCM, HN, Bình dương. Nếu chúng ta làm đc như vậy thì thị trường BDS sẽ lập được một mặt bằng giá mới sát với thực tế.”

TS Lê Xuân Nghĩa
Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia

Vào trung tuần tháng 3, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chủ trì buổi gặp mặt doanh nhân quý I/2025 nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Thời gian qua, tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức , cá nhân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; cắt giảm, hỗ trợ các thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản. Qua đó, đã thu hút các nhà đầu tư quan tâm, tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội. Từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển 72.200 căn hộ nhà ở xã hội. Trong đó, tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thành hơn 7.000 căn giai đoạn 2021-2024. Hiện có 15 dự án đã được cấp phép xây dựng và đang thực hiện đầu tư xây dựng, dự kiến khi hoàn thành sẽ đáp ứng khoảng 10.500 căn hộ; 23 dự án đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thực hiện đầu tư xây dựng đáp ứng khoảng 49.500 căn hộ.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện cho vay nhà ở xã hội, tỉnh Bắc Ninh có hơn 1.600 khách hàng được vay trên 737 tỷ đồng vốn tín dụng chính sách từ chương trình cho vay mua nhà ở xã hội. Giai đoạn 2021- 2030, tỷ lệ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân của tỉnh Bắc Ninh chiếm 7,2% tỷ lệ toàn quốc, quy mô là rất lớn so với địa bàn của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh đã đi trước các địa phương khác một bước trong phát triển nhà ở xã hội. Dự kiến, các dự án đang triển khai hoàn thành trong năm 2026 sẽ tạo ra 49.500 căn, chiếm 68% trong tổng số 72.200 căn (chỉ tiêu đến năm 2030).

Tại cuộc gặp, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã yêu cầu các địa phương đang có dự án gặp khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), khẩn trương phối hợp với nhà đầu tư xây dựng kế hoạch GPMB đối với diện tích còn tồn tại xong trước ngày 5/4 và tập trung cao điểm triển khai GPMB trong thời gian từ nay đến ngày 30/5. Đối với 7 dự án đã lựa chọn nhà đầu tư nhưng không có chủ trương đầu tư, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Ninh phối hợp, hướng dẫn chủ đầu tư để đến ngày 15/4 có phụ lục hợp đồng.

“Chúng tôi đồng ý là chủ trương bổ sung thêm đối tượng mua nhà ở xã hội vào trong các dự án nhà ở công nhân. Tới đây tỉnh Bắc Ninh sẽ phát triển khu lưu trú công nhân nằm trong diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp có số lượng công nhân đông, quy mô đầu tư lớn.”

Ông Vương Quốc Tuấn
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh

Ông Vương Quốc Toàn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng

Ông Vương Quốc Toàn – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Bất động sản Lan Hưng

Với định hướng phát triển nhà ở xã hội vì cộng đồng, nhiều doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như khắp cả nước đang từng bước hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn hộ gia đình Việt Nam. Trong tương lai, đây chính là những doanh nghiệp tiên phong trong việc kiến tạo giá trị bền vững cho xã hội.

Ngày xuất bản: 1/4/2025

Tổ chức sản xuất: Khánh Sơn

Thực hiện: Mai Huyên - Đức Bảo - Thanh Tú

Hình ảnh: Tiến Anh - Hoàng Huy