Để thị trường chứng khoán vươn mình

Những tín hiệu tích cực của thị trường vốn Việt Nam

Tính đến hết tháng 6/2024, vốn hóa thị trường chứng khoán đã đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023. Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8,6 triệu tài khoản. Cùng với các yếu tố khác, đây là những tín hiệu rất tích cực của thị trường vốn Việt Nam…

Thị trường vốn Việt Nam ngày càng cân đối, hài hòa, bền vững

Phát biểu tại hội thảo “Toàn cảnh thị trường vốn năm 2024 và triển vọng năm 2025” được tổ chức mới đây, TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA), đánh giá thị trường vốn là cấu phần quan trọng của thị trường tài chính - nơi cung ứng nguồn vốn trung hạn và dài hạn, góp phần huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tạo nền tảng vật chất thiết yếu để nền kinh tế quốc gia tăng trưởng.

TS Lê Minh Nghĩa cho biết, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để đưa thị trường vốn tiến lên phía trước. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế đã chỉ rõ: “… tập trung phát triển thị trường vốn trong nước theo hướng đa dạng hóa công cụ nợ và nhà đầu tư, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.

TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA)

TS Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA)

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 31/2021/QH15 đã đặt ra những mục tiêu quan trọng cho thị trường vốn với định hướng đến năm 2025, quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP....

Thời gian qua, dù đối mặt với nhiều biến động khó lường nhưng thị trường vốn Việt Nam đã dịch chuyển theo hướng ngày càng cân đối, hài hòa và bền vững hơn: giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán.

TS Lê Minh Nghĩa cho biết, tính đến hết tháng 6/2024, vốn hóa thị trường chứng khoán đã đạt hơn 7.066 nghìn tỷ đồng, tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023. Số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tiếp tục tăng trưởng, đạt hơn 8,6 triệu tài khoản.

Đặc biệt, ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung cùng với 8 luật đi kèm liên quan đến lĩnh vực tài chính là bước tiến quan trọng thúc đẩy thị trường vốn phát triển.

Tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vốn Việt Nam năm 2024

Chia sẻ quan điểm về tổng quan tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường vốn năm 2024, triển vọng năm 2025, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) cho biết, năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam khá tốt: quý I tăng 5,66%, quý tăng 6,93%, quý III tăng 7,4, tính chung 9 tháng tăng 6,84%. Tháng 10-11, đà tăng trưởng GDP được đánh giá tốt hơn. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch.

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 335,59 tỷ USD, tăng 15,4% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,97 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 28,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 241,62 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm khoảng 72%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 113,58 tỷ USD, tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,7 tỷ USD, tăng 15,8%.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) cho biết, năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam khá tốt: quý I tăng 5,66%, quý tăng 6,93%, quý III tăng 7,4, tính chung 9 tháng tăng 6,84%. Tháng 10-11, đà tăng trưởng GDP được đánh giá tốt hơn.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (giảng viên cao cấp Học viện Tài chính) cho biết, năm 2024, tăng trưởng GDP của Việt Nam khá tốt: quý I tăng 5,66%, quý tăng 6,93%, quý III tăng 7,4, tính chung 9 tháng tăng 6,84%. Tháng 10-11, đà tăng trưởng GDP được đánh giá tốt hơn.

Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 23,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 24,8 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 19,61 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 42,92 tỷ USD.

Về thị trường cổ phiếu, tính đến cuối tháng 8/2024, giá trị vốn hóa đạt hơn 7 triệu tỷ đồng (280 tỷ USD), tăng 19,1% so với cuối năm 2023, tương đương 69,2% GDP ước tính năm 2023.

Tính từ đầu năm 2024 tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt gần 1 tỷ USD, tăng 31,3% so với bình quân năm trước. Thị trường hiện có 728 cổ phiếu niêm yết và 878 cổ phiếu trên UPCoM, với tổng giá trị niêm yết đạt 2.246 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cuối năm 2023.

Các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 50 tỷ USD giá trị cổ phiếu, tương đương hơn 17% vốn hóa thị trường. Những kết quả này chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về thị trường tín dụng, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, năm 2024, Ngân hàng Nhà nước định hướng mức tăng trưởng tín dụng khoảng 15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Ngân hàng Nhà nước đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các tổ chức tín dụng và thông báo công khai (ngày 31/12/2023) nguyên tắc xác định để tổ chức tín dụng chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn còn thấp, Ngân hàng Nhà nước chủ động điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về hoạt động tiền tệ, tín dụng, các quy định về cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống và ổn định thị trường tiền tệ; Tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, lành mạnh, hạn chế nợ xấu gia tăng và phát sinh, đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực là động lực tăng trưởng kinh tế; kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh dự báo với đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của năm 2025, sự trì trệ trong phục hồi của thị trường bất động sản, khả năng tăng trưởng chưa thực sự rõ nét của thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu, tín dụng có thể tăng trưởng ở mức 13-17%.

Thị trường vốn Việt Nam năm 2025 sẽ có những chuyển biến tích cực

Đồng chí Phùng Quốc Hiển (nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội) chia sẻ, thị trường trải qua 1 thời gian khó khăn, thị trường vốn đã có khởi sắc.

Theo đồng chí Phùng Quốc Hiển, thời gian qua, thị trường chứng khoán có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, quy mô vốn hóa, số lượng tài khoản tham gia vào thị trường trong năm qua đều tăng lên. Về thị trường trái phiếu, thời gian qua, thị trường có sự phát triển về lượng phát hành, lãi suất giảm. Năm sau, với sự triển khai các dự án đầu tư công như sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc… lượng vốn đầu tư công sẽ được sử dụng nhiều, từ đây, trái phiếu Chính phủ sẽ được phát hành nhiều hơn, thị trường trái phiếu cũng khởi sắc... Vì vậy, ông Hiển cho rằng, thị trường vốn năm 2025 sẽ có những chuyển biến tích cực.

Theo đồng chí Phùng Quốc Hiển, thời gian qua, thị trường chứng khoán có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, quy mô vốn hóa, số lượng tài khoản tham gia vào thị trường trong năm qua đều tăng lên.

Theo đồng chí Phùng Quốc Hiển, thời gian qua, thị trường chứng khoán có sự phát triển cả về quy mô và chất lượng, quy mô vốn hóa, số lượng tài khoản tham gia vào thị trường trong năm qua đều tăng lên.

Thông tin thêm tại hội thảo, ông Hiển cho biết, Quốc hội giao chỉ tiêu lạm phát sẽ được kiểm soát ở mức 4,5%, điều này đồng nghĩa với việc sẽ có sự nới lỏng về chính sách tiền tệ. Theo ông Hiển, chúng ta có thể chấp nhận lạm phát ở một mức nào đó để nền kinh tế có được tăng trưởng. Khi tăng trưởng có, thị trường vốn sẽ được thúc đẩy.

Tiếp đó, theo ông Hiển, Luật Chứng khoán mới được thông qua sẽ giúp thanh lọc thị trường, thanh lọc nhà đầu tư, giúp thị trường phát triển lành mạnh. “Về vấn đề nợ công, hiện nay, nợ công đang ở mức dưới 40%. So với giai đoạn trước đây, nợ công đã giảm mạnh. Thu ngân sách lại ở mức ổn định. Thu ngân sách hiện nay thu 10 đồng thì dành 4 đồng trả nợ. Sự giảm mạnh của nợ công và thu ngân sách ổn định cũng là điều kiện quan trọng để thị trường vốn ổn định”, ông Hiển nói.

Tuy nhiên, về điểm nghẽn chính sách, ông Hiển khẳng định, vấn đề điểm nghẽn hiện nay chính là niềm tin của nhà đầu tư. “Phải làm sao để cải thiện điều này lên, khắc phục điều này thì thị trường vốn sẽ phát triển bền vững”, ông Hiển khẳng định.

Cùng chia sẻ quan điểm về triển vọng thị trường vốn năm 2025, PGS.TS Lê Bộ Lĩnh, Nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho biết, năm 2025 là năm cuối cùng trong nhiệm kỳ 2021-2025, đề án tinh giản bộ máy, tinh giảm biên chế sẽ tạo ra những quyết tâm và động lực cao hơn cho giai đoạn sắp tới. Theo ông Lĩnh, những gì dồn nén từ những năm biến động sẽ được bung ra và kích thích tăng trưởng.

Nhìn sang năm 2025, ông Lĩnh cho rằng nền kinh tế vẫn còn đối mặt khá nhiều thách thức. Về động lực tăng trưởng cho năm sau, ông Lĩnh nói rằng động lực sẽ tới từ sự tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân.

Theo ông Lĩnh, trong khi các động lực tăng trưởng cũ đang đuối dần, thì các động lực tăng trưởng mới như kinh tế số, kinh tế xanh cũng cần thời gian từ 5-10 năm mới có thể tạo ra đóng góp cho tăng trưởng. Quá trình cải cách bộ máy cũng cần độ trễ để có thể giảm chi tiêu từ bộ máy chuyển sang chi tiêu cho đầu tư công từ đó tạo ra tăng trưởng, do đó, kinh tế tư nhân sẽ là hy vọng lớn của nền kinh tế.

Nhìn về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025 đối với các nhà đầu tư nước ngoài, TS Hồ Sỹ Hoà – Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán DNSE cho rằng, để khối ngoại trở lại, cần 3 điều kiện: định giá, dự báo tăng trưởng ngành và tiến trình nâng hạng.

Nhìn về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025 đối với các nhà đầu tư nước ngoài, TS Hồ Sỹ Hoà – Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán DNSE cho rằng, để khối ngoại trở lại, cần 3 điều kiện: định giá, dự báo tăng trưởng ngành và tiến trình nâng hạng.

Nhìn về triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025 đối với các nhà đầu tư nước ngoài, TS Hồ Sỹ Hoà – Giám đốc Nghiên cứu và Tư vấn đầu tư, Công ty CP Chứng khoán DNSE cho rằng, để khối ngoại trở lại, cần 3 điều kiện: định giá, dự báo tăng trưởng ngành và tiến trình nâng hạng.

Theo TS Hồ Sỹ Hòa, về định giá, chỉ số P/E (chỉ số P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)) của Việt Nam đang ở mức 12x, tương đối hấp dẫn.

Về tăng trưởng, trong 9 tháng đầu năm 2024, hầu hết các ngành đều tăng trưởng tích cực, ngoại trừ bất động sản ghi nhận mức giảm 40%. Tuy nhiên, theo ông Hoà, với định hướng của Chính phủ về tháo gỡ trái phiếu, nhìn tới năm 2025, đáo hạn trái phiếu rơi vào khoảng 250.000 tỷ đồng, trong đó đáo hạn trái phiếu bất động sản là 80.000 tỷ đồng. Vì vậy, theo ông Hòa, nếu được tháo gỡ, tăng trưởng doanh nghiệp sẽ duy trì đà tăng trưởng như 9 tháng đầu năm, tức là rơi vào khoảng 15-17%.

Cũng theo TS Hồ Sỹ Hoà, giải pháp căn cơ cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán đã được mở hành lang pháp lý. Do đó, có thể kỳ vọng năm 2025, nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo TS Lê Minh Nghĩa – Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam, bên cạnh sự phát triển ấn tượng thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam hiện nay còn tiềm ẩn nhiều thách thức cần được giải quyết: cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp còn kém bền vững, chủ yếu được phát hành bởi nhóm ngân hàng và bất động sản; thị trường cổ phiếu biến động nhất trong khu vực, vẫn còn cách xa các chỉ tiêu đề ra cả về chất và lượng; thị trường bảo hiểm trong 2 năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng thấp kỷ lục; trên thị trường tín dụng ngân hàng, áp lực nợ xấu đang gia tăng trong khi bộ đệm dự phòng của không ít nhà băng đang mỏng dần, cho thấy những yếu tố rủi ro đang tiềm ẩn.

Bên cạnh đó, quy mô thị trường vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực; các sản phẩm còn ít, chưa đa dạng; tính minh bạch, chuyên nghiệp chưa cao, chế tài chưa đủ sức răn đe; hạn chế về hạ tầng công nghệ, niềm tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào thị trường vốn chưa thực sự hồi phục, nền tảng nhà đầu tư chưa bền vững...

Ngày xuất bản: 30/12/2024
Chỉ đạo: KIM PHƯƠNG BÌNH
Thực hiện: HỒNG GIANG BÁCH
Trình bày: MINH ĐỨC