Giáo sư, Viện sĩ TRẦN ĐẠI NGHĨA, tên thật là Phạm Quang Lễ (1913-1997), Anh hùng Lao động (1952). Quê xã Chấn Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1948), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1973-1977); đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1949), giáo sư, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1966); khi được tuyên dương Anh hùng Lao động đồng chí Trần Đại Nghĩa là Cục trưởng Cục quân giới.

Giáo sư, Viện sĩ TRẦN ĐẠI NGHĨA, tên thật là Phạm Quang Lễ (1913-1997), Anh hùng Lao động (1952). Quê xã Chấn Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; nhập ngũ 1946, thiếu tướng (1948), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (1973-1977); đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1949), giáo sư, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1966); khi được tuyên dương Anh hùng Lao động đồng chí Trần Đại Nghĩa là Cục trưởng Cục quân giới.

Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Công nghiệp quốc phòng. Trong kháng chiến, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, đồng chí Trần Đại Nghĩa đã thiết kế, hướng dẫn thiết kế và tổ chức sản xuất thành công nhiều loại vũ khí: mìn, đạn, lựu đạn, bom phóng, súng badôca, súng SKZ.

Năm 1947, đồng chí là Cục trưởng đầu tiên của Cục quân giới kiêm Cục trưởng Cục Pháo binh (tháng 5/1949); Thứ trưởng Bộ Công thương (tháng 9/1950).

Từ năm 1964-1972, đồng chí Trần Đại Nghĩa là Chủ nhiệm: Ủy ban Kiến thiết cơ bản nhà nước, Ủy ban Khoa học-Kỹ thuật nhà nước kiêm Phó Trưởng ban Cơ khí Trung ương, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1972).

Từ năm 1973-1977, đồng chí là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng).

Tháng 3/1977, đồng chí chuyển ngành, Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam.

Từ năm 1980-1983, đồng chí là Chủ tịch: Ủy ban nghiên cứu vũ trụ của Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học-Kỹ thuật Việt Nam.

Đồng chí Trần Đại Nghĩa có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển khoa học-công nghệ của Việt Nam; là đại biểu Quốc hội khóa II, III; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất...

Nguồn: Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, trang 1000
Tranh chân dung nhân vật: Hoạ sĩ Đỗ Hoàng Tường