THỦ ĐÔ HÀ NỘI
70 NĂM ĐÔ THỊ HÓA
(1954-2024)
Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến-văn minh-hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc đã có bài tham luận về những vấn đề đặt ra trong công cuộc đô thị hóa của Hà Nội. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn tham luận tại Hội thảo.
Đô thị hóa là quá trình biến đổi toàn diện về kinh tế-văn hóa-xã hội-không gian-môi trường gắn với tập trung dân cư, điều chỉnh lực lượng, phương thức sản xuất. Đô thị hóa luôn đồng hành cùng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đô thị hóa gắn với từng thời kỳ phát triển như văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, hậu công nghiệp... song có tính đặc thù riêng của từng quốc gia, từng khu vực.
Việt Nam là quốc gia sớm hình thành đô thị so với các nước trong khu vực. Song tốc độ đô thị hóa chậm do có khó khăn về kinh tế và có đặc thù riêng. Thời kỳ phong kiến kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, văn minh lúa nước, đô thị hóa đồng với nông thôn và chủ yếu là các mô hình đô thị gắn với trung tâm hành chính. Giai đoạn thuộc địa đã phát triển gắn với khoa học kỹ thuật, song công nghiệp hóa chưa mạnh, kinh tế phụ thuộc, tự sản tự tiêu nên hệ thống đô thị còn quy mô nhỏ bé.
Sau Cách mạng Tháng Tám nhất là từ sau hòa bình lập lại, Việt Nam có quá trình đô thị hóa, hệ thống đô thị đổi mới về chức năng đô thị, về tính chất, cấu trúc đô thị, về qui mô, tầm vóc, diện mạo và từng bước là động lực phát triển kinh tế cho cả nước.
Sau thống nhất đất nước năm 1975, tỷ lệ đô thị hóa của cả nước là 18,8%, đến năm 2000 đã tăng lên là 24,3% và đến năm 2020 gần 40% với gần 900 đô thị và mục tiêu đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa trên 50% với 1000-1200 đô thị.
Để nhận diện thực trạng quá trình đô thị hóa rất cần tiếp cận đồng bộ các yếu tố tác động, đó là: Quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị, tổ chức thực hiện quy hoạch, chính quyền đô thị và xây dựng hệ thống văn bản pháp luật...
Nhận diện đô thị hóa Hà Nội rất cần tiếp cận từ các yếu tố tác động như điều chỉnh địa giới, tổ chức chính quyền đô thị, tăng dân số tự do. Chỉ tính riêng năm 2008 khi mở rộng địa giới (với 6,4 triệu dân tỷ lệ đô thị hóa đã là ~ 40%, đến 2020 đã đạt ~ 50% và định hướng đến 2025 đạt 60-62%.
Quá trình đô thị hóa thủ đô Hà Nội
Sau Cách mạng Tháng Tám, kết thúc cuộc kháng chiến vĩ đại. Năm 1954 hòa bình lập lại, chúng ta tiếp quản Hà Nội từ một thành phố tiêu thụ, công nghiệp nhỏ bé không đáng kể, hạ tầng xã hội, các công trình dịch vụ văn hóa nghèo nàn chỉ đáp ứng được cho lớp người giàu và giai cấp thống trị. 70 năm đã qua so với lịch sử không phải là dài, song những gì đạt được trong công cuộc đô thị hóa là những thành tựu đáng kể cả về lượng, về chất, cả quy mô, tầm vóc và diện mạo. Hà Nội luôn xứng đáng là niềm tin và tự hào của cả nước. Đến nay Hà Nội đã có 7 lần quy hoạch chung được duyệt, gắn với từng thời kỳ phát triển kinh tế-xã hội và cả đổi mới, sáng tạo trong đô thị hóa Thủ đô.
Thời kỳ 1954-1964:
Sau khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội với diện tích 152km² gồm 8 quận, huyện với dân số 37 vạn ở nội thành và 16 vạn ngoại thành đã bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế. Ngay từ Hiến pháp năm 1946 đã xác định "Thủ đô đặt tại Hà Nội", đến Hiến pháp năm 1959 đã nhấn mạnh "Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là Hà Nội". Để xứng với tầm vóc là Thủ đô của cả nước, kỳ họp Quốc hội khóa II kỳ 2 (tháng 4 năm 1961) đã quyết định Hà Nội mở rộng (lần thứ nhất) với diện tích 584km², 91 vạn dân, với 4 khu nội thành là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và 4 huyện ngoại thành là Từ Liêm, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh.
Từ năm 1960 bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế: xây dựng một số cụm công nghiệp, một số công trình kiến trúc lớn như trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, giải quyết về nhu cầu về nơi ở thích hợp. Trong thời kỳ này gần 2 vạn hộ dân sống trong hơn 100 khu xóm lao động đã được từng bước cải thiện đồng thời với xây dựng mới như Thượng Đình, Minh Khai, Phúc Xá, Chương Dương... đã tạo ra một cơ cấu mới về đô thị góp phần cải thiện công ăn việc làm cho người lao động. Đặc biệt là một số khu nhà ở tập thể như: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ... được xây dựng với những mô hình khu, tiểu khu nhà ở xã hội chủ nghĩa. Cùng việc xóa nạn mù chữ, nhiều trường đại học lớn ra đời: Tổng hợp, Bách khoa, Sư phạm, Nông Lâm...một số bệnh viện cũ đã được cải tạo nâng cấp, một số bệnh viện mới được ra đời như: Việt Nam-Cu Ba, Y học dân tộc...
Ngay từ giai đoạn này Nhà nước và Thành Phố đã khẳng định cần phải sớm có quy hoạch chung Thủ đô để định hướng cho xây dựng và làm cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ năm 1959 Bác Hồ đã căn dặn "Phải có quy hoạch trước, tránh làm rồi lại phá đi". Với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Ba Lan đã giúp lập phương án quy hoạch phát triển Thủ đô. Bộ Chính trị đã xem xét và ra Nghị quyết 18/NQ-TW, Đoàn chuyên gia Liên Xô đã nghiên cứu lập phương án quy hoạch cải tạo Thủ đô, quy mô 1 triệu dân với khoảng 20.000ha đất có xu hướng phát triển về phía Bắc sông Hồng.
Các bản đồ Hà Nội từng năm được cập nhật hàng năm chính xác ngay từ gia đoạn đầu lập Quy hoạch và phát triển đô thị theo Quy hoạch đã làm cơ sở để xây dựng đường-phố-cầu-cống-điện-nước đồng bộ. Đồng thời chỉ ra những hạn chế để khắc phục Bản Quy hoạch tổng thể do E. Hébrard công bố năm 1924 đã điều chỉnh lại hướng tuyến các đường phố nối ga Hà Nội ra vùng chung quanh được các kỹ sư công trính dự kiến năm 1889.
Các bản đồ Hà Nội từng năm được cập nhật hàng năm chính xác ngay từ gia đoạn đầu lập Quy hoạch và phát triển đô thị theo Quy hoạch đã làm cơ sở để xây dựng đường-phố-cầu-cống-điện-nước đồng bộ. Đồng thời chỉ ra những hạn chế để khắc phục Bản Quy hoạch tổng thể do E. Hébrard công bố năm 1924 đã điều chỉnh lại hướng tuyến các đường phố nối ga Hà Nội ra vùng chung quanh được các kỹ sư công trính dự kiến năm 1889.
Căn cứ Quy hoạch tổng thể do E. Hébrard Bản, KTS G.Pineau đã nghiên cứu quy hoạch chi tiết trên nền bản đồ địa chính từng ngôi nhà, đường phố, ô phố …là tài liệu để quản lý xây dựng rất hiệu quả , đưa Hà Nội trở thành một trong ba thành phố đẹp nhất châu Á lúc đó (cùng với Tokyo và Thượng Hải) . Quản lý đô thị đồng bộ bản đồ Quy hoạch với Địa chính là cơ sở để thu tiền gia tăng giá trị đất đai : tạo nguồn lực cho phát triển đô thị. Theo mô hình hành chính của Pháp: hồ sơ quản lý Đại chính là quản lý tài sản trong thiết chế ngành Tài Chính (Việt Nam vẫn theo mô hình này cho đến năm 1959), không phải là quản lý tài liệu quan liêu của ngành Tài nguyên môi trường.Quản lý địa chính- đất đai nằm trong Tổng cục Thuế - Bộ Tà chính tại Pháp vẫn tiếp tực phát triển (trong ảnh : bản đồ giá đất của Lyon năm 2003) cập nhật thường xuyên , là cơ sở tính thuế đất và giao dịch bất động sản.
Căn cứ Quy hoạch tổng thể do E. Hébrard Bản, KTS G.Pineau đã nghiên cứu quy hoạch chi tiết trên nền bản đồ địa chính từng ngôi nhà, đường phố, ô phố …là tài liệu để quản lý xây dựng rất hiệu quả , đưa Hà Nội trở thành một trong ba thành phố đẹp nhất châu Á lúc đó (cùng với Tokyo và Thượng Hải) . Quản lý đô thị đồng bộ bản đồ Quy hoạch với Địa chính là cơ sở để thu tiền gia tăng giá trị đất đai : tạo nguồn lực cho phát triển đô thị. Theo mô hình hành chính của Pháp: hồ sơ quản lý Đại chính là quản lý tài sản trong thiết chế ngành Tài Chính (Việt Nam vẫn theo mô hình này cho đến năm 1959), không phải là quản lý tài liệu quan liêu của ngành Tài nguyên môi trường.Quản lý địa chính- đất đai nằm trong Tổng cục Thuế - Bộ Tà chính tại Pháp vẫn tiếp tực phát triển (trong ảnh : bản đồ giá đất của Lyon năm 2003) cập nhật thường xuyên , là cơ sở tính thuế đất và giao dịch bất động sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày 16/11/1959. Ảnh: hochiminh.vn
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem mô hình quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày 16/11/1959. Ảnh: hochiminh.vn
Thời kỳ 1964- 1974:
Khi cuộc chiến tranh ở miền Nam trở nên ác liệt, Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc. Mặc dù công cuộc xây dựng vẫn tiến hành, song Thủ đô Hà Nội bị đe dọa bởi chiến tranh nên phải tính đến phương án phân tán, chú trọng tới yếu tố an ninh quốc phòng. Do vậy phải điều chỉnh lại Quy hoạch chung của Thủ đô: tập trung phát triển ở phía Nam sông Hồng, phía Tây trục đường 21. Tháng 11/1968 Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hà Nội mới chỉ được 3 năm khôi phục kinh tế thì Mỹ quay trở lại thực hiện chiến tranh phá hoại, song chỉ đến tháng 12/1972 phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Nhiều xí nghiệp của Trung ương và địa phương bị đánh phá đã được xây dựng lại. Đô thị hóa được đẩy mạnh từ phát huy nội lực.
Tháng 2/1973 cầu Long Biên được nối liền. Thành phố đã xây dựng mới và sửa chữa, mở rộng gần 100 xí nghiệp, một số công trình giao thông quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng: Cầu Đuống, Cảng Phà Đen, Sân bay quốc tế Nội Bài, Cầu Thăng Long, cầu Chương Dương. Tháng 6/1972 Mỹ đánh phá khu công nghiệp Đức Giang, tháng 12/1972, B52 ném bom Khâm Thiên, An Dương... Giữa thời kỳ đánh phá ác liệt của chiến tranh phá hoại thì Hà Nội lại bị đe dọa bởi thiên tai lũ lụt (đợt lũ tháng 8/1971 mực nước sông Hồng lên tới 12,5m). Trong bối cảnh như vậy rõ ràng cần xem xét lại hướng phát triển của Thủ đô, phải gắn kết với khu vực xung quanh Sơn Tây, Xuân Mai.
Nhiều phương án về luận chứng phát triển Thủ đô đã được nghiên cứu cuối cùng phương án chọn (năm 1974) là khống chế Hà Nội cũ với 40 vạn dân, phát triển Thủ đô ở Vĩnh Yên với 60 vạn dân. Khái niệm chùm đô thị Hà Nội đã được định hướng và từng bước triển khai xây dựng.
Thời kỳ 1975- 2008:
Cuộc chiến tranh chống Mỹ toàn thắng đất nước thống nhất đã mở ra cả giai đoạn mới phát triển Thủ đô. Để có định hướng đô thị hóa trong bối cảnh mới, Hà Nội đã cùng các chuyên gia Liên Xô và nước ngoài nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung đã duyệt. Hội đồng Chính phủ đã xem xét thẩm định và có Quyết định phê duyệt số 163/CP ngày 17/7/1976, Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2000 với quy mô dân số là 1,5 triệu dân. Ngoại thành Hà Nội là vành đai xanh cung cấp thực phẩm, nơi bố trí các hoạt động văn hóa nghỉ ngơi, các công trình đầu mối giao thông và vành đai bảo vệ môi trường, các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội làm chức năng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch, nghỉ mát: Xuân Mai-Sơn Tây-Ba Vì, Vĩnh Yên-Tam Đảo-Bắc Ninh.
Với định hướng như vậy tháng 12/1978 Chính phủ đã có quyết định phân định lại ranh giới Hà Nội, sát nhập thêm Ba Vì, Phú Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây, Hà Đông và 1 số xã của Hà Sơn Bình... Thủ đô Hà Nội có diện tích đất tự nhiên là 2136km² với dân số 3,5 triệu người. Năm 1979 chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, phát triển đô thị gắn với quan điểm an ninh quốc phòng một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Hướng phát triển chủ yếu cho Hà Nội là ở phía Nam sông Hồng. Các chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam đã phối hợp nghiên cứu điều chỉnh tổng mặt bằng quy hoạch Thủ đô tới năm 2000 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 100/TTg ngày 24/4/1981.
Theo đồ án quy hoạch này dân số Thủ đô nội thị là 1,5 triệu với quy mô đất đai là 100km², vùng ngoại thị được mở rộng với 11 huyện thị. Từ những năm 80 trong phát triển đô thị gặp những khó khăn do cơ chế bao cấp, song Hà Nội vẫn luôn được xác định đúng với vai trò vị trí đặc thù. Nghị quyết 08/BCT của Bộ Chính trị (tháng 1/1983) đã xác định lại Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế. Mặc dù có những khó khăn nhất định song đây cũng là thời kỳ đô thị hóa có nhiều đổi mới về cơ cấu nhà ở phát triển với kết quả đáng kể. Nếu như năm 1980 xây dựng chỉ đạt 5 vạn mét vuông nhà ở thì thời kỳ 1981-1985 đã xây dựng được 45 vạn mét vuông nhà ở cùng với hạ tầng xã hội tối thiểu. Năm 1986 Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, luật đầu tư nước ngoài ra đời, kinh tế Thủ đô đã có nhiều khởi sắc. Trong đô thị nhiều yếu tố mới được xuất hiện đòi hỏi phải có sự điều chỉnh quy hoạch.
Trong thời kỳ này Quy hoạch xây dựng đã có 2 đợt điều chỉnh. Quy hoạch được duyệt năm 1981 trong thực tế rất khó thực hiện, đặc biệt là phải phá dỡ giải phóng mặt bằng lớn để xây dựng các tuyến đường trục. Do vậy năm 1984 đã điều chinh về tổ chức không gian song vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Quy hoạch điều chỉnh này là định hướng thực hiện trong suốt 10 năm 1982 đến năm1992. Do mối quan hệ với vùng và cơ cấu đô thị với vùng ngoại thành; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ 9 (12/1991), ranh giới Hà Nội được điều chỉnh và chuyển lại 7 huyện thị về Hà Tây, Vĩnh Phúc. Với điều chỉnh này quy mô đất đai tự nhiên Hà Nội còn 924km². Tổng mặt bằng quy hoạch Thủ đô Hà Nội lại được nghiên cứu lại theo chỉ đạo của Nhà nước. Chủ tịch Hồi đồng bộ trưởng tại Quyết định 132/CT ngày 18/4/1992 đã phê duyệt quy hoạch điều chỉnh Thủ đô Hà Nội đến năm 2010.
Thành phố Hà Nội chủ yếu phát triển về phía Nam sông Hồng với dân số nội thị dự kiến là 1,3 triệu vào năm 2000 và 1,5 triệu vào năm 2010 với chỉ tiêu đất đô thị bình quân là 43,7 m²/người. Trong quá trình thực hiện quy hoạch này đã thấy rõ những thách thức đó là:
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân
Phạm vi nghiên cứu mới chỉ nhìn trong khu vực nhỏ hẹp của nội thị và ven nội Thủ đô, chưa thấy hết được những tác động của vùng.
Hầm cầu vượt Kim Liên và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).
Hầm cầu vượt Kim Liên và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).
Chưa lường hết được nhịp độ tăng trưởng của kinh tế xã hội và tốc độ đầu tư xây dựng trong quá trình đô thị hóa.
Nhiều chung cư cao tầng được xây dựng mới đang thay thế dần các khu nhà thấp tầng, mang đến cho Hà Nội dáng dấp của một đô thị hiện đại và văn minh.
Nhiều chung cư cao tầng được xây dựng mới đang thay thế dần các khu nhà thấp tầng, mang đến cho Hà Nội dáng dấp của một đô thị hiện đại và văn minh.
Quy hoạch đô thị phải gắn với nền kinh tế thị trường và kinh nghiệm của thế giới.
Đại lộ Thăng Long
Đại lộ Thăng Long
Gắn với những dự án lớn mang tính chất chiến lược đã được thực hiện như: xây dựng cảng nước sâu Cái Lân, nâng cấp sân bay Nội Bài, đường 5, đường 18, xây dựng đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài, Hà Nội-Hòa Lạc.
Tuyến tàu đường sắt đô thị Hà Đông-Cát Linh.
Tuyến tàu đường sắt đô thị Hà Đông-Cát Linh.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất nước tới năm 2020 với thời kỳ phát triển mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sau khi Việt Nam mở cửa , nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới Hà Nội tìm kiếm cơ hội.Năm 1997, Deawoo bỏ ra khoảng 3 triệu USD để lập Dự án Thành phố Mới (Hanoi New Town) tại Bắc sông Hồng, họ thuê các công ty tư vấn hàng đầu thế giới như Bechtel, SOM, Rem Koolhaas (OMA) thực hiện. Quy mô 8.000ha, tổng đầu tư 40 tỷ USD. Dự án vẽ mặt nước sông Hồng đi sâu vào Bắc sông Hồng (ảnh A). Khủng hoảng Tài chính châu Á 1998 làm các nhà đầu tư BĐS nước ngoài suy sụp, dự án Hanoi New Town phá sản, nhưng nhiều nội dung dự án được đưa vào Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, phê duyệt năm 1998 (gọi tắt là QHC 108- ảnh B).
Sau khi Việt Nam mở cửa , nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới Hà Nội tìm kiếm cơ hội.Năm 1997, Deawoo bỏ ra khoảng 3 triệu USD để lập Dự án Thành phố Mới (Hanoi New Town) tại Bắc sông Hồng, họ thuê các công ty tư vấn hàng đầu thế giới như Bechtel, SOM, Rem Koolhaas (OMA) thực hiện. Quy mô 8.000ha, tổng đầu tư 40 tỷ USD. Dự án vẽ mặt nước sông Hồng đi sâu vào Bắc sông Hồng (ảnh A). Khủng hoảng Tài chính châu Á 1998 làm các nhà đầu tư BĐS nước ngoài suy sụp, dự án Hanoi New Town phá sản, nhưng nhiều nội dung dự án được đưa vào Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, phê duyệt năm 1998 (gọi tắt là QHC 108- ảnh B).
QHC 108 đã mở đường cho việc phát triển đô thị Bắc sông Hồng . Hà Nội vay ODA xây thêm 3 cầu : Nhật Tân , Thanh Thì ,Vĩnh Thịnh và tự xây cầu Vĩnh Tuy. Nhiều bản vẽ Quy hoạch điều chỉnh , bổ sung liên tục ra đời để xây dựng những tổ hợp bất động sản mới nhưng Tư liệu bản đồ địa chính vẫn có chất lượng thấp; hiện trạng vẫn không dùng làm nền để vẽ quy hoạch Thủ Đô do sai số lớn , tiếp biên không đồng bộ.
QHC 108 đã mở đường cho việc phát triển đô thị Bắc sông Hồng . Hà Nội vay ODA xây thêm 3 cầu : Nhật Tân , Thanh Thì ,Vĩnh Thịnh và tự xây cầu Vĩnh Tuy. Nhiều bản vẽ Quy hoạch điều chỉnh , bổ sung liên tục ra đời để xây dựng những tổ hợp bất động sản mới nhưng Tư liệu bản đồ địa chính vẫn có chất lượng thấp; hiện trạng vẫn không dùng làm nền để vẽ quy hoạch Thủ Đô do sai số lớn , tiếp biên không đồng bộ.
Tổng mặt bằng quy hoạch phát triển Thủ đô được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt phê duyệt tháng 4/1992 và điều lệ quản lý xây dựng tại thành phố Hà Nội (theo ủy quyền Bộ Xây dựng đã phê duyệt tại quyết định 106/QĐ-ĐT ngày 20/5/1992) đã có thay đổi rất cơ bản. Theo quy hoạch: quy mô dân số năm 2010 là 1,5-1,7 triệu dự phòng phát triển tới 2 triệu dân, đất đai sử dụng 7600-9000ha, dự phòng 120km². Trung tâm vẫn khẳng định là khu vực hồ Hoàn Kiếm, Ba Đình từng bước phát triển lên Hồ Tây. Quy hoạch này khác quy hoạch năm 1981 là không lấy Hồ Tây là trung tâm bố cục quy hoạch. Khai thác triệt để hệ đường hướng tâm kết hợp với đường vành đai, hướng phát triển chủ yếu vẫn là ở hữu ngạn sông Hồng và dọc theo trục chính vào Thành phố, một phần phát triển ở tả ngạn sông Hồng và cũng dự báo ngoài năm 2000 phía này có sức hấp dẫn đầu tư lớn, không gian đô thị sẽ phát triển nhiều về phía Bắc.
Giai đoạn 1998 đến 2008: Trong quá trình thực hiện quy hoạch năm1992, những vấn đề dự báo và nghiên cứu trong quy hoạch trước đây đến nay đã có một số điểm không còn phù hợp nữa. Đặc biệt cần có đột phá để xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành một Thành phố hiện đại, trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là Thủ đô của một nước 100 triệu dân vào đầu thế kỷ 21.
Bộ xây dựng và Ủy ban nhân dân Thành phố đã nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Nội dung đã được Thường vụ Bộ chính trị và Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo tại thông báo số 78/TB ngày 4/10/1996 và thông báo số 10/TB-TW ngày 20/10/1996. Thực hiện ý kiến chỉ đạo tại các thông báo trên, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Bộ Xây dựng đã phối hợp với các Bộ, các ngành có liên quan, cùng nhiều chuyên gia quy hoạch đô thị của Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản, Úc... hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Bộ chính trị thông qua.
Tại Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Đã xác định mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố vừa dân tộc, vừa hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến, là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học kỹ thuật, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, tương xứng với Thủ đô của một nước có dân số một trăm triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Từ sau điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 nhất là từ khi có Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 13/12/2002 của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô - Công tác quy hoạch và quản lý xây dựng đô thị đã được tập trung đẩy mạnh đồng bộ, tạo được sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Công tác quy hoạch và đô thị hóa đã được Thành phố chỉ đạo để đi trước một bước.
Đã triển khai:
- Quy hoạch chung: Hợp tác với 10 tỉnh thành trong vùng để phối hợp trong phát triển kinh tế văn hóa xã hôi, hợp tác về quy hoạch, quản lý quy hoạch.
- Về quy hoạch tổng thể chuyên ngành: Đã nghiên cứu hoặc phối hợp nghiên cứu, điều chỉnh một số quy hoạch như: cấp nước, thoát nước, giao thông đô thị sông Hồng, thông tin bưu điện, giáo dục, cây xanh, xăng dầu, vùng bảo vệ di tích, nghĩa trang, quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội, quy hoạch mạng lưới thương mại...
- Các quy hoạch chi tiết theo địa giới hành chính: Đã có đủ quy hoạch chi tiết cho các quận huyện (1/5000 cho Huyện và 1/2000 cho Quận), một số phường xã trọng điểm. Quy hoạch một số khu vực làng nghề truyền thống, các khu du lịch sinh thái cũng đã được bước đầu nghiên cứu.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp gồm:
+ Cải tạo chỉnh trang 9 khu công nghiệp hiện có trên cơ sở khai thác có hiệu quả quỹ đất, đảm bảo vệ sinh môi trường và có tính đến nhu cầu chuyển đổi chức năng để khai thác lợi thế các vùng lân cận (khoảng gần 900ha).
+ Đã nghiên cứu quy hoạch 7 khu công nghiệp mới với khoảng 2100ha (theo Nghị định 36/CP).
+ Đã triển khai lập quy hoạch, chuyển đổi chức năng một số nhà máy xí nghiệp không phù hợp ra khỏi nội thành.
+ Đã lập quy hoạch một số cụm công nghiệp vừa và nhỏ với quy mô khoảng gần 700ha. Ngoài ra đã triển khai một số khu công nghiệp chế biến có đồng bộ khu phụ trợ như Hapro (Gia Lâm).
+ Đã nghiên cứu 5 cụm sản xuất trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống góp phần tạo việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động như: Bát Tràng, Triều Khúc, Vân Hà, Liên Hà, Kiêu Kỵ, Tân Triều...
- Quy hoạch hệ thống công viên cây xanh và thể dục thể thao: Chỉ tiêu 15-18m²/người với: Cải tạo chỉnh trang các công viên hiện có: Bách Thảo, Thống Nhất, Tuổi Trẻ, Đống Đa, Núi Cung; Lập quy hoạch các khu công viên mới: Công viên văn hóa Tây Nam, Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, Yên Sở, Vân Trì, Cự Khối, công viện Thành phố vì Hòa Bình, công viên Hữu Nghị; các vườn hoa, công viên nhỏ trong các khu đô thị.
- Quy hoạch các khu đô thị mới: Trên toàn Thành phố đã xác lập hơn 200 khu đô thị mới (từ 3ha trở lên) với quỹ đất khoảng 2500ha, quy mô sàn xây dựng 30 triệu mét vuông các loại công trình với các mô hình:
+ Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ.
+ Cải tạo chỉnh trang các khu tập thể cũ: Kim Liên, Văn Chương, Nguyễn Công Trứ, Tân Mai, Giảng Võ, Trung Tự,...
+ Hoàn thiện các dự án nhỏ lẻ trên diện tích đất xen kẽ khu dân cư hiện có và các khu chuyển đổi chức năng.
+ Xác định các yếu tố quy hoạch kiến trúc để nhân dân tự cải tạo nhà ở.
- Quy hoạch chi tiết các khu đặc trưng và trung tâm Thành phố:
+ Đã triển khai nghiên cứu quy hoạch các trung tâm mới: Khu 63 tỉnh thành, khu trung tâm kinh tế hành chính Cầu Giấy, khu Văn phòng các Tổng Công ty, khu Đô thị mới Trung tâm Hành chính - Tài chính Tây Hồ Tây...
+ Đã nghiên cứu tôn tạo chỉnh trang một số ô phố, tuyến phố khu phố cổ, khu phố cũ, khu Trung tâm chính trị Ba Đình, khu Thành Cổ, khu di tích Cổ Loa, khu du lịch Đền Sóc...
- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật:
+ Các tuyến đường vành đai 1, 2, 3 các tuyến đường xuyên tâm 1B, Láng Hòa Lạc, Cầu Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy.
+ Đã hoàn chỉnh quy hoạch một số tuyến đường nút giao thông hiện có hoặc mới mở: Quốc lộ 1, quốc lộ 6, quốc lộ 5, tuyến Cầu Giấy - Kim Mã, Kim Liên - Ô Chợ Dừa, Láng Hạ - Thanh Xuân... Các nút giao thông Bưởi, Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở, Ngọc Khánh - Cống chênh...
+ Đã phối hợp trong nghiên cứu các công trình đầu mối kỹ thuật: Thoát nước, điện, thông tin, khu xử lý rác.
Thời kỳ 2008 đến nay:
Bên cạnh kết quả đạt được theo quy hoạch chung được duyệt năm 1998, quá trình thực hiện cũng đã nhận thấy còn một số thách thức trong phát triển:
a. Mối quan hệ với vùng, sự phát triển của Hà Nội không thể không gắn với định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng Thủ đô. Thuận lợi là điều đáng được nghiên cứu song khó khăn là sự phối hợp đa ngành; xác định mối quan hệ tương hỗ theo hướng tích cực mà trong đó Hà Nội phải luôn là đô thị đứng đầu, là cực hút, đầu tàu để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Với vai trò Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi để phát triển song cũng từ những lợi thế so sánh mà các tỉnh lân cận nhất là các huyện, thị trấn giáp ranh Hà Nội cũng có những ưu thế để đẩy nhanh đô thị hóa (giá đất, chính sách ưu đãi,..) như Mê Linh, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Tiên Sơn (Bắc Ninh), Hòa Lạc (Hà Tây), Hải Dương,... cũng sẽ là những đô thị được phát triển với tốc độ cao.
b. Tốc độ tăng dân số mạnh vào Thủ đô. Tăng dân số nhất là tăng cơ học vào Thủ đô là vấn đề tất yếu (nhiều chuyên gia dự báo trong địa giới Hà Nội tới năm 2010 dân số có thể tới 3,5 đến 4 triệu dân) song giải pháp nào nhất là cấu trúc mô hình thủ đô là thách thức lớn. Giai đoạn 1999-2009 dân số tăng bình quân 2,2% năm, nội thành tăng 4,6%. Phương án xây dựng Hà Nội với vành đai xanh bảo bệ môi trường để đảm bảo chỉ tiêu thấp nhất bình quân đất đô thị là 100m²/người đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa với lợi ích của cả vùng Thủ đô.
c. Sự khớp nối (nhất là về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật) giữa các khu mới với khu chỉnh trang và các khu đô thị mới với nhau, giữa khu đô thị với khu dân cư nông thôn đã được chỉ đạo chặt chẽ và được xác lập đồng bộ, tuy vậy còn tồn tại là: chưa gắn quản lý khu đô thị mới với quản lý theo địa giới hành chính (thành phố, vùng, quận, huyện,...), với hệ thống các cấp chính quyền.
d. Trong triển khai quy hoạch phục vụ các dự án phát triển khu đô thị mới, đã bước đầu giải quyết được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động, lối sống đô thị nhất là tạo việc làm cho người dân khi hết đất sản xuất. Tuy nhiên đây là vấn đề xã hội phức tạp nên hiệu quả của việc đề xuất chưa cao.
e. Để có phương án định hướng đô thị hóa thích hợp phải luôn xem xét, bám sát các nhiệm vụ chính trị kinh tế. Đây là mối quan hệ hai chiều đòi hỏi phải phân tích, cân nhắc, lựa chọn. Vì là Thủ đô của cả nước nên khi định hướng quy hoạch còn phải không ngừng nghiên cứu để xác định những cơ chế thích hợp nhất là chính sách ưu tiên để đồ án Quy hoạch chung Thủ đô mang tính khả thi cao.
f. Hà Nội là đô thị đã có quá trình phát triển hàng ngàn năm nên phát triển đô thị luôn gắn với việc bảo tồn di sản. Trong nghiên cứu quy hoạch phải luôn không ngừng tìm hiểu để nhận diện được quỹ di sản đô thị nhằm tạo bản sắc cho Thủ đô. Có làm được như vậy Hà Nội mới thực sự là một Thủ đô hiện đại đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến.
g. Phát triển đô thị hóa không thể không xem xét đến yếu tố tham gia của cộng đồng, từ góp ý quyết định lập quy hoạch đến công khai quy hoạch để dân biết và kiểm tra, giám sát và nhất là huy động vốn và quản lý đô thị.
Quá trình thực hiện quy hoạch đã tạo lập được diện mạo mới cho Thủ đô gần 200 khu đô thị mới, hiện đại.
Quá trình thực hiện quy hoạch đã tạo lập được diện mạo mới cho Thủ đô gần 200 khu đô thị mới, hiện đại.
Hà Nội nhìn từ trên cao.
Hà Nội nhìn từ trên cao.
Từ những tồn tại trong phát triển đô thị và để tạo điều kiện Hà Nội xứng tầm là thủ đô của cả nước. Quốc hội khóa XIII đã có Nghị quyết về điều chỉnh địa giới Hà Nội (8/2008). Việc hợp nhất Hà Nội, Hà Tây, 4 xã của Hòa Bình và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc đã nâng quy mô Hà Nội từ 924km² lên 3344km² (là đô thị có quy mô lớn nhất nước) với dân số 6.400.000 người trong đó dân số đô thị là 2.630.000 người (40%).
Sau hơn 2 năm nghiên cứu với tham gia, đóng góp ý kiến, phản biện xã hội và thẩm định. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch Chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chính:
- Tính chất: Là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính của cả nước, là đô thị đặc biệt là trung tâm văn hóa giáo dục đào tào và khoa học kỹ thuật của cả nước là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
- Mục tiêu: Phát triển bền vững có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản di tích lịch sử với phát triển kinh tế, chú trọng đến kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng. Xây dựng Hà nội trở thành thành phố "Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đô thị phát triển năng động hiệu quả có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế có môi trường sống, làm việc tốt, sinh hoạt giải trí chất lượng cao có cơ hội đầu tư thuận lợi.
- Mô hình phát triển không gian: Mô hình chùm đô thị gồm khu vực trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn. Đô thị trung tâm bao gồm nội đô lịch sử (Nam sông Hồng đến vành đai 2) và khu phát triển tới vành đai 4. Phân cách với đô thị vệ tinh thị trấn bằng hành lang xanh (58% diện tích tự nhiên).
- Quy mô dân số:
Đến năm 2020 là: 7,3- 7,9 triệu, tỷ lệ đô thị hóa 58-60%
Đến năm 2030 là: 9,0-9,2 triệu, tỷ lệ đô thị hóa 65-68%
Đến năm 2020 dân số tối đa ~ 10,8 triệu, tỷ lệ đô thị hóa 70-80%
- Quy mô đất đai: Đến năm 2020: đất xây dựng đô thị và nông thôn = 128.900ha.
Trong đó đất đô thị ≈ 73000ha (21,8% đất tự nhiên).
Đến năm 2030: tổng đất xây dựng = 159.600ha. Trong đó đất xây dựng đô thị 94.700ha. (28,3% đất tự nhiên).
Trong Quy hoạch chung đã xác định định hướng phát triển hệ thống đô thị, phát triển nông thôn, không gian xanh mặt nước, các khu chức năng chính, nhà ở, giáo dục đào tạo, y tế, công trình văn hóa, thể dục thể thao, dịch vụ thương mại, du lịch, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật.
Để tạo điều kiện cho Thủ đô Hà Nội phát triển Quốc hội đã ban hành Luật Thủ đô 2012 (hiệu lực từ 1/7/2013). Trong đó về QHXD và quản lý QH đã có những chính sách đặc thù (thể hiện từ điều 8-21).
Để cụ thể hóa Quy hoạch chung Thủ đô được duyệt năm 2011, Thành ủy đã ban hành chương trình số 06-CTr/TU ngày 08/11/2011 về "Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị thành phố”. Từ đó khối lượng lớn các đề án quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt bao gồm: 20 quy hoạch kinh tế xã hội, 76 quy hoạch ngành, 31 quy hoạch đất, 57 quy hoạch đô thị và hơn 400 quy hoạch nông thôn mới. Chất lượng quy hoạch đã được nâng cao so với trước đây, tổ chức thẩm định chặt chẽ, huy động được trí tuệ khoa học và cộng đồng nhân dân. Từ định hướng quy hoạch đã tổ chức thực hiện đạt được những kết quả đáng kể: Về kinh tế-văn hóa-xã hội, về diện mạo đô thị, về không gian kiến trúc cảnh quan cả khu vực đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Đã phát huy lợi thế về: Vị trí địa chính trị, nền tảng xã hội, chính trị ổn định, truyền thống văn hóa, thế mạnh về lực lượng khoa học công nghệ và nhất là được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền thành phố.
Tuy vậy sau 70 năm giải phóng, công tác đô thị hóa Hà Nội cũng đã bộc lộ một số tồn tại cần quan tâm.
- Tăng trưởng chưa tạo được đột phá.
- Mô hình chùm đô thị thực hiện chưa hiệu quả.
- Tỷ lệ đô thị hóa hiện nay còn thấp, phát triển đô thị chưa đồng đều
- Kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, phát triển chưa tương xứng với yêu cầu đô thị hóa.
- Phát triển chưa hài hòa với cải tạo, tái thiết và bảo tồn di sản.
- Mô hình quản trị đô thị còn chậm đổi mới.
- Nghiên cứu khoa học để ứng dụng các mô hình đô thị mới (phát triển bền vững, TOD, nhận diện quỹ di sản, công trình kiến trúc có giá trị...) cần được tập hợp trí tuệ hơn để phù hợp với Thủ đô.
Cùng với tồn tại, thách thức là bối cảnh mới. Luật quy hoạch năm 2017 đòi hỏi phải lập quy hoạch tích hợp Chính phủ đã có quyết định số 700/QĐ - TTg ngày 16/6/2023 phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2064 và quyết định số 313/QĐ - TTg ngày 7/3/2022 về nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong giai đoạn này, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 15 - NQ/TW ngày 5/5/2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến 2030 tầm nhìn 2045.
Mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là thành phố "Văn hiến-văn minh-hiện đại", là trung tâm, động lực phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Trong các nhiệm vụ giải pháp chủ yếu về quy hoạch đô thị đã nhấn mạnh phát triển trục sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, biểu tượng phát triển mới Thủ đô, xây dựng đô thị thông minh, từng bước tạo ra chùm đô thị, đô thị vệ tinh, xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô, phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD), phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí, du lịch, kết nối với không gian truyền thống.
Vừa qua, Luật Thủ đô sửa đổi, bổ sung cũng đã được nghiên cứu khoa học, nghiêm túc và đã được Quốc hội thông qua tháng 6/2024 với chính sách đặc thù đồng bộ cho các lĩnh vực. Hiện đang tổ chức cụ thể hóa để áp dụng khi có hiệu lực thi hành.
Hai đồ án quy hoạch nêu trên đã được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, khoa học, được sự tham gia đóng góp của Chính phủ, các Bộ, ngành, nhân dân Thủ đô và cả nước. Được Quốc hội, Bộ Chính trị thông qua và đang hoàn thiện để phê duyệt.
Với những định hướng, giải pháp cụ thể nêu trong Quy hoạch và chính sách đặc thù đã xác định trong Luật Thủ đô 2024, sẽ góp phần để mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2030 sớm trở thành hiện thực. Hà Nội đang vươn lên tầm cao mới để xứng đáng với vai trò Thủ đô, mong muốn của nhân dân Thủ đô, nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế.
Nội dung: TS.KTS. Đào Ngọc Nghiêm
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: Nhân Dân, TTXVN, Viện Kiến trúc, Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, KTS Trần Huy Ánh (Ủy viên thường vụ Hội KTS Hà Nội, Giám đốc Hanoidata & City Solution ST-BT)