Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Kết nối cùng Phát triển -“Link to Grow” Hà Nội và các tỉnh khu vực phía bắc 2024 tập trung vào một chủ đề cấp thiết: Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh và phát triển bền vững. Đây chính là mục tiêu không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà còn với cả xã hội, môi trường và nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập toàn cầu.

Ngày 25/10/2024, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) phối hợp Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố và Hiệp Hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam tổ chức khai mạc Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Kết nối cùng Phát triển - “Link to Grow” Hà Nội và các tỉnh khu vực phía bắc 2024 với chủ đề "Thu hút đầu tư chuyển đổi sản xuất xanh, phát triển bền vững".

Chương trình được tổ chức từ ngày 25-27/10, tại trung tâm thương mại Vincom mega mall smart city (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nhằm quảng bá hình ảnh thành phố Hà Nội, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư các công nghệ xanh và sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như tuyên truyền, phổ biến thông tin về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ xanh trong thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Qua đó, Chương trình góp phần khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ thân thiện với môi trường vào sản xuất; tăng cường sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Lợi ích của sản xuất xanh đối với doanh nghiệp và xã hội

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía bắc, đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, GDP Việt Nam trong quý 2 năm 2024 tăng trưởng 5,2% so cùng kỳ năm trước. Khu vực phía bắc, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, đã có mức tăng trưởng vượt bậc trong các ngành công nghiệp, du lịch và dịch vụ.

Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế là những thách thức về môi trường. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2023 chỉ ra rằng, hơn 30% các khu công nghiệp tại phía bắc chưa đáp ứng tiêu chuẩn về xử lý nước thải và chất thải rắn. Việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã dẫn đến suy thoái đất đai, ô nhiễm không khí, và cạn kiệt nguồn nước ngọt.

Chính vì thế, việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong dài hạn.

Phát biểu tại sự kiện, TS Mạc Quốc Anh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, chuyển đổi sản xuất xanh mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả doanh nghiệp và xã hội.

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phát triển mạnh mẽ sau 1 năm vận hành ảnh 1
Việc chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu bắt buộc. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trong dài hạn.
TS Mạc Quốc Anh

TS Mạc Quốc Anh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (ở giữa).

TS Mạc Quốc Anh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (ở giữa).

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới năm 2022, các doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất xanh có thể tiết kiệm được 10-30% chi phí năng lượng và nguyên vật liệu. Điển hình là Tập đoàn Năng lượng Xanh tại Hải Phòng đã tiết kiệm được 25% chi phí vận hành nhờ vào việc ứng dụng công nghệ tái chế và tái sử dụng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, sản xuất xanh còn giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hiện nay, nhiều thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ đã đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường cho hàng hóa nhập khẩu. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xanh không chỉ dễ dàng tiếp cận các thị trường này mà còn được hưởng các ưu đãi về thuế và xuất khẩu.

Từ góc độ xã hội, sản xuất xanh giúp tạo ra các công việc mới trong các ngành công nghệ xanh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Xanh, đến năm 2030, việc chuyển đổi sang sản xuất xanh có thể tạo thêm 2 triệu việc làm trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, và nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, TS Mạc Quốc Anh nêu rõ.

Đưa Hà Nội và các tỉnh phía bắc thành trung tâm sản xuất xanh

Việc chuyển đổi sang sản xuất xanh không chỉ là một lựa chọn mà là con đường duy nhất để bảo đảm sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng các cơ quan chức năng cùng nhau nỗ lực để biến các thách thức thành cơ hội, tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có để phát triển nền kinh tế xanh, bền vững
TS Mạc Quốc Anh

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 2020-2023, Việt Nam chỉ thu hút được khoảng 10 tỷ USD vào các dự án sản xuất xanh, chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tư FDI. Đây là một con số khiêm tốn so tiềm năng phát triển của quốc gia. Đa số các khoản đầu tư xanh hiện nay tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), nông nghiệp hữu cơ và xử lý chất thải.

Tuy nhiên, quá trình thu hút đầu tư xanh còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những thách thức lớn nhất là sự thiếu hụt về nguồn vốn dài hạn và sự hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách còn chưa thực sự hoàn thiện, gây cản trở cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các gói hỗ trợ tài chính và thuế ưu đãi.

Tuy vậy, vẫn có những thành công đáng khích lệ từ một số dự án tiên phong. Điển hình như dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận của Công ty Solar Power đã thu hút 1 tỷ USD đầu tư từ Nhật Bản và đưa vào vận hành từ cuối năm 2023, góp phần giảm thiểu 100.000 tấn CO2 mỗi năm.

Để khuyến khích đầu tư vào sản xuất xanh, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi theo Nghị định số 53/2022/NĐ-CP, các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất xanh có thể được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 10-30% trong vòng 5-10 năm đầu hoạt động. Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp xanh còn được hưởng các ưu đãi về đất đai, phí dịch vụ hạ tầng.

Khu vực phía bắc, với lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp xanh. Theo thống kê từ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, đã có 15 dự án đầu tư vào sản xuất xanh được cấp phép, với tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ USD.

Ngoài ra, các tỉnh Thái Nguyên, Hải Phòng, và Quảng Ninh cũng đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các ngành năng lượng tái tạo và công nghiệp chế biến thân thiện với môi trường. Điển hình là dự án nhà máy điện gió tại Quảng Ninh đã thu hút hơn 500 triệu USD từ các nhà đầu tư Hàn Quốc.

“Việc chuyển đổi sang sản xuất xanh không chỉ là một lựa chọn mà là con đường duy nhất để bảo đảm sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghiệp xanh, khi mà các yêu cầu về môi trường ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tôi kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cùng các cơ quan chức năng cùng nhau nỗ lực để biến các thách thức thành cơ hội, tận dụng triệt để các nguồn lực sẵn có để phát triển nền kinh tế xanh, bền vững”, TS Mạc Quốc Anh nhấn mạnh.

Item 1 of 1

Chia sẻ tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ định hướng và giải pháp thu hút đầu tư xanh tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, định hướng hợp tác đầu tư nước ngoài là chủ động thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu; ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) Nguyễn Trần Quang.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) Nguyễn Trần Quang.

Phát biểu tại chương trình, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) Nguyễn Trần Quang khẳng định, chuyển đổi xanh đang là xu hướng và mục tiêu thiên niên kỷ của toàn thế giới.

Triển lãm là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giải pháp hướng tới đầu tư, sản xuất xanh, phát triển bền vững. Đồng thời, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng ít năng lượng, nước và tài nguyên thiên nhiên sẽ đẩy mạnh giao dịch, kết nối, hợp tác, góp phần đưa thành phố Hà Nội và các tỉnh phía bắc trở thành trung tâm sản xuất xanh và công nghệ xanh của cả nước và trong khu vực.

Ngày xuất bản: 26/10/2024
Nội dung và trình bày: NGỌC BÍCH
Ảnh: HPA