Trung Quốc:

Chiến lược "không khoan nhượng" và phương châm "bốn sớm"

Chuyên đề Chiến lược chống Covid-19 nào đối phó "bão Delta"? cung cấp góc nhìn đa chiều về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược chống dịch trên thế giới, ngay cả ở những nơi từng là “hình mẫu” trong giai đoạn đầu.

Đường phố Bắc Kinh vắng lặng vì dịch Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Đường phố Bắc Kinh vắng lặng vì dịch Covid-19. (Nguồn: Reuters)

Đứng trước mối nguy hiểm to lớn do biến thể Delta, Trung Quốc áp dụng chiến lược chống dịch “không khoan nhượng” cùng phương châm “bốn sớm”, kết hợp với việc mở rộng tỷ lệ tiêm chủng.
Đến cuối tháng 8, chiến lược này đã giúp Trung Quốc tiếp tục đứng vững trước sự tấn công của các biến thể virus mới.

Biến thể Delta xâm nhập

Ngày 20/7, Ban chuyên trách phòng chống dịch Covid-19 của Sân bay Lộc Khẩu, Nam Kinh, Trung Quốc, ghi nhận 9 ca dương tính thông qua sàng lọc định kỳ. Người bệnh đều là nhân viên tại sân bay

Chỉ vài ngày sau đó, số lượng ca nhiễm mới liên tục tăng. Theo báo cáo của Ủy ban Y tế thành phố Nam Kinh, tính đến 24 giờ ngày 27/7, thành phố Nam Kinh ghi nhận 153 ca mới, trong đó có 2 ca không có triệu chứng. 

Ngày 27/7, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Nam Kinh Đinh Khiết khẳng định, chủng gây bùng phát chuỗi lây nhiễm tại Nam Kinh là Delta. Như vậy, một đợt dịch mới do chủng Delta gây ra chính thức xuất hiện tại Trung Quốc.

Chỉ trong vòng 7 ngày tức tính đến 24 giờ ngày 27/7, chuỗi lây Nam Kinh (xuất phát từ sân bay Lộc Khẩu) đã lan sang 5 tỉnh và 9 thành phố, với tổng số ca nhiễm lên đến 170 người.  

Đây được xem là đợt dịch lan rộng nhất tại Trung Quốc kể từ đợt bùng phát tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc) đầu năm 2020.

Để đối phó với đợt bùng dịch mới nhất này, chính quyền các địa phương trên toàn Trung Quốc thực hiện chiến lược “không khoan nhượng” và phương châm “bốn sớm”, cùng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, xét nghiệm diện rộng cho hàng triệu người dân để khoanh vùng, truy vết và cách ly, điều trị các ca bệnh nặng và tăng tốc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

Mặt khác, sự xuất hiện của biến thể Delta cũng khiến Trung Quốc thay đổi quan điểm xác định đối tượng tiếp xúc gần.

Ngay khi phát hiện ca nhiễm mới tại sân bay Lộc Khẩu, sáng và tối ngày 21/7, Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch của Thành ủy Thành phố Nam Kinh đã họp với Bộ Chỉ huy Phòng chống dịch thành phố và nhấn mạnh, cần phải tăng tốc, huy động khẩn cấp và toàn diện; tích cực xét nghiệm cho toàn bộ người dân trong thành phố, thực hiện sàng lọc toàn diện và hiệu quả cao, truy tìm chính xác và nhanh chóng nguồn lây, điều tra toàn diện các chuỗi lây truyền hiện hữu và tiềm ẩn; thực hiện nghiêm túc các biện pháp cách ly, phong toả các khu vực trọng điểm, bảo đảm an sinh cho cư dân trong khu vực phong tỏa; thực hiện nguyên tắc “bốn tập trung” (tập trung người bệnh, tập trung chuyên gia, tập trung nguồn lực và tập trung cứu chữa) cố gắng hết sức cứu chữa người bệnh...

Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, thành viên tổ chuyên gia cao cấp Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Lý Lan Quyên cho biết: Các địa phương phải thực hiện biện pháp phòng, chống Covid-19 chặt chẽ hơn, nhanh hơn và toàn diện hơn để ngăn chặn sự lây lan của virus. Việc kiểm soát nguồn lây, chặn đường lây và bảo vệ nhóm yếu thế, đòi hỏi các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát ba chiều nghiêm ngặt hơn. 

"Để đối phó với các biến thể của virus SARS-CoV-2, việc quan trọng là mở rộng tỷ lệ tiêm chủng, nhằm nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng một cách hiệu quả."
Tổ trưởng Tổ chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Chung Nam Sơn,

Ông Chung Nam Sơn cũng cho rằng: Delta đã trở thành biến thể truyền nhiễm chính trên thế giới. Bởi vậy, quan điểm về xác định “đối tượng tiếp xúc gần” cũng cần được thay đổi. Đối tượng tiếp xúc gần nên được xác định là những người cùng phòng, cùng khu, cùng tòa nhà và cùng ở với người nhiễm bệnh trong vòng bốn ngày trước khi người đó phát bệnh. 


Thực hiện biện pháp giãn cách. (Nguồn: Reuters)

Thực hiện biện pháp giãn cách. (Nguồn: Reuters)

Một điểm tiêm chủng ở Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Một điểm tiêm chủng ở Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Xét nghiệm cho người dân. (Nguồn: Reutesr)

Xét nghiệm cho người dân. (Nguồn: Reutesr)

Lấy mẫu xét nghiệm. (Nguồn: Chinanews)

Lấy mẫu xét nghiệm. (Nguồn: Chinanews)

Mở rộng tiêm chủng là một trong các biện pháp chống dịch hữu hiệu. (Nguồn: Chinanews)

Mở rộng tiêm chủng là một trong các biện pháp chống dịch hữu hiệu. (Nguồn: Chinanews)

Kiểm soát dịch tại sân bay. (Nguồn: 163.com)

Kiểm soát dịch tại sân bay. (Nguồn: 163.com)

Item 1 of 6

Thực hiện biện pháp giãn cách. (Nguồn: Reuters)

Thực hiện biện pháp giãn cách. (Nguồn: Reuters)

Một điểm tiêm chủng ở Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Một điểm tiêm chủng ở Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Xét nghiệm cho người dân. (Nguồn: Reutesr)

Xét nghiệm cho người dân. (Nguồn: Reutesr)

Lấy mẫu xét nghiệm. (Nguồn: Chinanews)

Lấy mẫu xét nghiệm. (Nguồn: Chinanews)

Mở rộng tiêm chủng là một trong các biện pháp chống dịch hữu hiệu. (Nguồn: Chinanews)

Mở rộng tiêm chủng là một trong các biện pháp chống dịch hữu hiệu. (Nguồn: Chinanews)

Kiểm soát dịch tại sân bay. (Nguồn: 163.com)

Kiểm soát dịch tại sân bay. (Nguồn: 163.com)

Tín hiệu tích cực

Sau đợt xét nghiệm diện rộng thứ ba và cách ly tất cả các trường hợp nhiễm bệnh  cùng các đối tượng tiếp xúc gần, số ca mắc mới ở Nam Kinh bắt đầu giảm dần. Cụ thể, ngày 28/7, địa phương này ghi nhận 20 ca; ngày 29/7, ghi nhận 18 ca; ngày 15/8 trở đi, số ca nhiễm trở về mức một con số.

Như vậy, sau khoảng 5 tuần “không khoan nhượng” với dịch bệnh, nhiều nơi tại Trung Quốc như thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Giang Tô và tỉnh Tứ Xuyên thông báo dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế, khôi phục sản xuất và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Theo báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 22/8, Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát vào tháng 7, Trung Quốc không có ca nhiễm cộng đồng. 

Từ 0 giờ đến 24 giờ ngày 23/8, Trung Quốc chỉ ghi nhận 1 ca nhiễm mới trong cộng đồng. 

Cơ chế chung phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh thuộc Quốc Vụ viện Trung Quốc ngày 27/8 ra tuyên bố, Trung Quốc đã khống chế được đợt dịch do biến thể Delta gây ra lần này.

Đáng chú ý, suốt đợt dịch mới này, Trung Quốc không ghi nhận ca tử vong nào.

Đợt dịch này chủ yếu tập trung tại hai thành phố Nam Kinh và Dương Châu đều thuộc tỉnh Giang Tô và gần trung tâm tài chính Thượng Hải.

Biểu đồ ca nhiễm Covid-19
Infogram

Theo Reuters, ngày 22/8, lần đầu tiên kể từ tháng 7, Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới. Chính sách chống dịch "không khoan nhượng", và các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt giúp Trung Quốc khống chế thành công dịch bệnh giai đoạn Delta.

Trung Quốc đã giữ cho tất cả các ca bệnh còn sống, giúp bệnh tình của nhiều bệnh nhân nặng thuyên giảm.


Ngày xuất bản: 08/09/2021
Tổ chức sản xuất: VIỆT ANH
Thực hiện: MINH THU, HỒNG VÂN, PHAN ANH, ĐĂNG PHI
Ảnh: Reuters, Chinanews
Nguồn tin và dữ liệu: Nhân dân nhật báo, Website Quốc Vụ viện Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc