Tiêu dùng nội địa và công nghệ - điểm tựa phục hồi kinh tế của Trung Quốc

Một góc Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Một góc Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Chuyên đề “Chiến lược tái mở cửa, phục hồi kinh tế trong dịch Covid-19” cung cấp góc nhìn đa chiều, bài học kinh nghiệm của những quốc gia có chỉ số phục hồi kinh tế khả quan trên thế giới, mặc dù nguy cơ dịch bệnh vẫn tiềm ẩn.

Giống như nhiều quốc gia khác, quyết định tái khởi động nền kinh tế song song với bảo đảm an toàn chống dịch trở thành lựa chọn tất yếu của Trung Quốc. Ưu tiên hạ tầng giao thông, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và ứng dụng công nghệ cao là những điểm tựa trong chiến lược phục hồi kinh tế.
___________________________________

PHỤC HỒI ẤN TƯỢNG

Trong khi rất nhiều nền kinh tế khác trên thế giới vẫn đang oằn mình gánh chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, thì Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng cao, thể hiện một sự phục hồi tích cực sau dịch.

A show poster for Kellar

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chuyển sang tích cực. (Ảnh: Vi Sa)

Tháng 4/2021, xuất khẩu tăng nhanh bất ngờ. (Ảnh: Reuters)

Một góc phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh. (Ảnh: Vi Sa)

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chuyển sang tích cực. (Ảnh: Vi Sa)

Tháng 4/2021, xuất khẩu tăng nhanh bất ngờ. (Ảnh: Reuters)

Một góc phố đi bộ Vương Phủ Tỉnh. (Ảnh: Vi Sa)

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 chuyển từ tiêu cực sang tích cực, theo đó GDP Quý I giảm 6,8% so với cùng kỳ, Quý II đã chuyển sang tích cực với mức tăng là 3,2% và Quý III tiếp tục tăng tốc lên 4,9%, Quý IV tăng trưởng 6.5%. Tính chung cả năm đạt 101598.6 tỷ NDT, tăng 2.3% so với năm 2019. Trong nửa đầu năm 2021, GDP của Trung Quốc tăng 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đến nay, toàn bộ 31/31 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc đã báo cáo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2021. Tỉnh Quảng Đông dẫn đầu toàn quốc về quy mô kinh tế; 11 tỉnh, thành có GDP vượt 2.000 tỷ NDT (khoảng 312 tỷ USD); 11 tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước (12,6%). Tỉnh Hồ Bắc - tâm điểm của dịch Covid-19 đã dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng, tăng 28,5%so với cùng năm 2020. Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc có 16/31 tỉnh thành có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong hai năm 2020 và 2021 đạt từ 6,1% trở lên (tức là bằng mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong năm 2019).

Theo Cục Thống kê Trung Quốc, trong tháng 12/2020, chỉ số PMI ngành sản xuất đạt 51,9%, giảm 0,2% so với tháng 11/2020; chỉ số PMI phi sản xuất đạt 55,7%, giảm 0,7% so với tháng 11/2020; chỉ số PMI tổng hợp đạt 55,1%, giảm 0,6% so với tháng 8/2020, song đều ở mức cao trong năm, 10 tháng liên tục nằm trong ranh giới của tăng và giảm.

Mọi mặt đời sống ở Trung Quốc trở lại trạng thái bình thường sau dịch.

Mọi mặt đời sống ở Trung Quốc trở lại trạng thái bình thường sau dịch.

Hoạt động xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2021 khả quan. Thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 18,07 nghìn tỷ NDT, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,85 nghìn tỷ NDT, tăng 28,1%; kim ngạch nhập khẩu đạt 8,22 nghìn tỷ NDT, tăng 25,9%.

Một khu chợ tại Bắc Kinh đã hoạt động trở lại. (Nguồn: Reuters)

Một khu chợ tại Bắc Kinh đã hoạt động trở lại. (Nguồn: Reuters)

Reutes nhận định, Gã khổng lồ châu Á đã có một sự phục hồi ấn tượng sau sự sụt giảm do dịch bệnh  gây ra. Hoạt động thương mại của Trung Quốc tăng trưởng trong tháng 4, xuất khẩu tăng nhanh, tăng trưởng nhập khẩu đạt mức cao nhất trong một thập kỷ, giúp  thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phát triển.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước tính đạt 39.1981 nghìn tỷ NDT, giảm 3.9% so với năm 2019. Riêng tháng 12/2021 đạt 4.0566 nghìn tỷ NDT.

Du lịch nội địa có dấu hiệu phục hồi, trong bối cảnh thị trường khách du lịch quốc tế vẫn đóng băng. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2021, lượng khách du lịch nội địa của Trung Quốc đạt 1.871 tỷ lượt, tăng 100.8% so với cùng kỳ, thu nhập từ du lịch nội địa đạt 1.63 nghìn tỷ NDT, tăng 157.9% so với cùng kỳ.

Tình hình việc làm tại Trung Quốc trong năm nay nhìn chung vẫn ổn định.

Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra hơn 11 triệu việc làm ở thành thị trong năm nay.

—Người phát ngôn của NBS Lăng Huy

Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra hơn 11 triệu việc làm ở thành thị trong năm nay.

Người phát ngôn của NBS Lăng Huy

Năm 2020, Trung Quốc có thêm 11.86 triệu việc làm mới ở thành thị, vượt  9 triệu việc làm so với mục tiêu đề ra, hoàn thành 131.8% kế hoạch. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân năm 2020 ở thành thị là 5.6%, thấp hơn mục tiêu đề ra là 6%. Trong đó, tháng 12/2020 tỷ lệ thất nghiệp là 5.1%. 7 tháng đầu năm năm 2021, Trung Quốc tạo ra 8,22 triệu việc làm mới ở thành thị, đạt 74,7% mục tiêu đề ra.

CHÚ TRỌNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

Sau gần hai tháng đình trệ do tác động của đợt dịch Covid-19 đầu tiên trên toàn quốc, nền kinh tế Trung Quốc đã ấn nút khởi động lại khi đi qua cao điểm của làm sóng dịch vào ngày 12/3. Để thực hiện mục tiêu phục hồi kinh tế, Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp mở cửa mới, trong đó nổi bật là Mô hình phát triển tuần hoàn kép với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa là trụ cột.

Công nhân một nhà máy sản xuất vành xe đạp tại Chiết Giang. (Nguồn: Reuters)

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Triển lãm công nghệ tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)

Công nhân một nhà máy sản xuất vành xe đạp tại Chiết Giang. (Nguồn: Reuters)

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. (Nguồn: Reuters)

Triển lãm công nghệ tại Thượng Hải. (Ảnh: Reuters)

Trong giai đoạn đầu khôi phục sản xuất, Trung Quốc đã phân nhóm doanh nghiệp trọng điểm, lần một gồm 51 doanh nghiệp đầu tàu và 7.300 doanh nghiệp cung ứng, lần hai gồm 41 doanh nghiệp đầu tàu và 379 doanh nghiệp cung ứng. Năng lực sản xuất của nhóm này hiện đã xấp xỉ cùng kỳ năm trước.

Báo cáo tài chính của Tesla cho thấy, trong quý II, sản lượng sản xuất và giao hàng của Tesla đã lập kỷ lục mới. Theo báo cáo từ Nikkei Asian Review vào ngày 28/7, Tesla đã giao hơn 200.000 xe trên toàn thế giới trong quý 2, riêng nhà máy ở Thượng Hải của Tesla đã xuất khẩu hơn 30.000 chiếc.

Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Apple tại thị trường Trung Quốc vào cuối tháng 7/2021 đạt mức cao kỷ lục, đặc biệt thu hút nhiều khách hàng mới.

Tim Cook, CEO của Apple

Trong chiến lược phục hồi kinh tế của mình, Trung Quốc ưu tiên thúc đẩy hạ tầng giao thông; quan tâm đẩy mạnh khai thác công nghệ 5G, công nghệ cao và trí tuệ thông minh.

Ngày 25/8, Trung Quốc mở lại bến chính ở cảng Ninh Ba - Chu Sơn - bến cảng đông đúc thứ ba thế giới sau thời gian phải đóng cửa nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Động thái này góp phần giải tỏa ách tắc trong khâu logicstic, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trở nên thuận tiện hơn.

Trung Quốc tiếp tục đẩy nhanh việc triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hoàn trả bảo hiểm thất nghiệp với tổng trị giá 22,2 tỷ NDT (3,17 tỷ USD) cho 1,46 triệu doanh nghiệp không sa thải hoặc sa thải ít nhân viên; trong tháng 2 đã miễn giảm 123,9 tỷ NDT (17,7 tỷ USD) phí bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp; cấp khoản kinh phí 800 triệu NDT (114 triệu USD) hỗ trợ tiền công cho lao động nông thôn không thể quay lại thành phố làm việc để tham gia các dự án công ích nông thôn.

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt, với quy mô phát hành khoảng 2.000 - 4.000 tỷ NDT (285 - 570 tỷ USD), tương đương khoảng 2-4% GDP, để ứng phó với tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, kích thích tiêu dùng của người dân. 

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đã bơm ra thị trường 50 tỷ NDT (7,14 tỷ USD) thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược có kỳ hạn bảy ngày với lãi suất 2,2%, giảm 20 điểm cơ bản (2,4%) so với kỳ trước, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/2015.

Tính đến ngày 21/3, các địa phương Trung Quốc đã phát hành 1.408 tỷ NDT (200 tỷ USD) trái phiếu chính quyền địa phương. 


Riêng trong năm 2020 do bùng phát dịch Covid-19, Trung Quốc đã cắt giảm thuế, phí trị giá 2.500 tỷ NDT nhằm giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao. 


Những biện pháp khôi phục sản xuất đã giúp Trung Quốc lấp đầy khoảng trống tăng trưởng âm, bắt đầu tăng trưởng dương trở lại từ nửa cuối năm 2020.

Ngoài các giải pháp về tài chính, Trung Quốc đồng thời tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ. Năm 2020, Trung Quốc chi cho nghiên cứu và phát triển thử nghiệm khoa học (R&D) 2.442,6 tỷ NDT, tăng 10,3% so với năm trước và chiếm 2,40% GDP. Nhờ đó, hàng loạt các trang thiết bị, sản phẩm chống dịch ra đời, điển hình là kit xét nghiệm SARS-CoV-2, vaccine chống Covid-19, ứng dụng Mã sức khỏe - Thẻ hành trình, v.v…

Sự ra đời của vaccine nội giúp Trung Quốc chủ động triển khai tiêm chủng diện rộng, là tiền đề quan trọng cho công cuộc phục hồi kinh tế và giữ ổn định đời sống người dân.

Về phát triển công nghệ phục vụ chống dịch, việc nâng cấp dịch vụ về sức khoẻ cá nhânhành trình cá nhân trên hai ứng dụng thông tin và thanh toán trực tuyến bằng mã QR đã phổ biến từ lâu là Alipay và Wechatpay đã giúp người dân hạn chế tối đa tiếp xúc, đồng thời còn giúp chính quyền tối ưu hóa các thủ tục hành chính. Đặc biệt, với phiên bản nâng cấp, các app trên dường như trở thành tấm "chứng minh thư" cá nhân cho mọi hoạt động công cộng của người dân.

Xin chào quý khách! Đề nghị quý khách mở ứng dụng Alipay hoặc Wechatpay quét Mã sức khỏe!

Lời đề nghị này đã trở nên quen thuộc và cần thiết với người dân Trung Quốc mỗi khi tham gia hoạt động công cộng kể từ tháng 2/2020 đến nay.

Hiện tại, 31 tỉnh, thành của Trung Quốc đang sử dụng Mã sức khỏe cá nhân, mỗi địa phương cũng phát triển một Thẻ hành trình để kiểm soát khách đến tại các cửa ngõ giao thông, với một mã QR thống nhất trên cả nước.

Quét QR khai báo y tế trước cửa một trung tâm thương mại. (Ảnh: Reuters)

Quét QR khai báo y tế trước cửa một trung tâm thương mại. (Ảnh: Reuters)

Ở một góc nhìn khác, sự phát triển của công nghệ giúp đẩy mạnh thương mại điện tử mùa dịch, một lĩnh vực vốn đã gặt hái nhiều thành công tại Trung Quốc ngay cả trước đại dịch. Trong bối cảnh người dân cần hạn chế tiếp xúc, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng giúp Trung Quốc thực hiện chiến lược kích hoạt lại và phát triển nền kinh tế theo “Mô hình phát triển tuần hoàn kép mà thị trường nội địa đóng vai trò trụ cột.

NHỮNG THÁCH THỨC

Quyết định phục hồi kinh tế với mô hình tuần hoàn kép trong đó lấy nội địa là trụ cột, chú trọng giao thông và dựa vào khoa học công nghệ mặc dù giúp Trung Quốc trở thành điểm sáng trong bức tranh phục hồi sau dịch, song cũng đặt ra cho quốc gia này không ít rủi ro đến từ sự phục hồi chưa cân bằng. IMF đánh giá: sự phục hồi của Trung Quốc vẫn chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của khu vực công. Đầu tư tư nhân đã tăng gần đây, nhưng tiêu dùng thì lại sụt giảm.

Thế mạnh của Trung Quốc nhiều năm qua, đồng thời cũng là một trong những thế mạnh trong quá trình hồi phục kinh tế hiện nay của Trung Quốc chính là xuất khẩu, song có thể sẽ suy yếu trong những tháng tới nếu người mua sắm phương Tây chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ như nhà hàng, du lịch khi đại dịch được kiểm soát và thu hẹp quy mô vào hàng tiêu dùng, hoặc trong trường hợp đại dịch Covid-19 tấn công các quốc gia khác khiến nhu cầu tiêu dùng giảm theo.

Theo báo cáo của Trang thông tin Logicstic, tháng 7/2021, chỉ số PMI của ngành hàng tiêu dùng Trung Quốc giảm 0,8 điểm phần trăm so với tháng trước, xuống còn 51,4%, trong đó chỉ số đặt hàng mới giảm 2 điểm phần trăm với tháng trước, chỉ số tồn kho thành phẩm cũng tăng 1,7 điểm phần trăm so với tháng trước, lên 49,3%. Điều này cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng nước ngoài với hàng hóa Trung Quốc đã giảm xuống, kéo theo sự sụt giảm của xuất khẩu.

Xuất khẩu là một thế mạnh song tiềm ẩn rủi ro. (Nguồn: Reuters)

Xuất khẩu là một thế mạnh song tiềm ẩn rủi ro. (Nguồn: Reuters)

Ở một diễn biến khác, nếu dịch bệnh bùng phát sẽ làm ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của các nhà máy, kéo theo sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu vốn phụ thuộc nhiều vào việc cung ứng từ Trung Quốc.

Nếu không thể sớm kiểm soát được tình trạng dịch bệnh, một số nhà máy có thể bị ảnh hưởng. Theo báo cáo của Hiệp hội xe du lịch Trung Quốc, doanh số tháng 8 của các nhà sản xuất ô-tô Trung Quốc có thể bị sụt giảm nếu dịch bệnh xâm nhập vào các trung tâm sản xuất ô-tô.

Để đối phó với rủi ro này, Chính phủ Trung Quốc tập trung phát triển thị trường nội địa, với chủ trương lấy thị trường nội địa làm trụ cột. Tuy nhiên, việc kiên trì chiến lược chống dịch “không khoan nhượng” đồng nghĩa với việc thắt chặt kiểm soát, đặc biệt khi xuất hiện ca nhiễm mới, lại kéo theo chi tiêu nội địa giảm, cầu du lịch giảm,... Điều này có thể tác động đến trụ cột nội địa mà Trung Quốc hướng tới.

Các biện pháp phong tỏa được kích hoạt khi xuất hiện biến thể Delta sẽ "giáng một đòn mạnh" vào tiêu dùng nội địa của Trung Quốc. Các doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như trong lĩnh vực du lịch và ăn uống sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Tommy Wu
Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Oxford Economics

Vương Đan, Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Ngân hàng Hằng Sinh Trung Quốc cho biết, đợt bùng phát dịch mới nhất có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở những người có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Và thắt chặt chi tiêu sẽ là giải pháp mà người dân lựa chọn trong bối cảnh ấy.

Thực tế, việc giảm tiêu dùng của người dân không chỉ gây ảnh hưởng tới thị trường trong nước, mà việc giảm nhu cầu với hàng hóa nhập khẩu của người dân Trung Quốc trong thời kỳ dịch bệnh, còn ảnh hưởng đến tăng trưởng ở một số quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia châu Á.

Ngoài ra, việc đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, giao thông, khoa học công nghệ cũng như việc tung ra các gói hỗ trợ trực tiếp cho người dân chịu ảnh hưởng dịch bệnh sẽ đẩy Trung Quốc phải đối diện với nguy cơ tiềm ẩn về gia tăng nợ công.

Có thể thấy, mặc dù đang trên đà phục hồi đầy ấn tượng, nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư công. Triển vọng phục hồi phải đối mặt với các bất lợi do rủi ro tài chính đang tăng lên cũng như từ môi trường bên ngoài đang ngày càng nhiều thách thức. “Mở rộng hơn chính sách tài khóa, chuyển từ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sang tăng cường mạng lưới an sinh xã hội và thúc đẩy đầu tư xanh có thể sẽ là sự bảo đảm cho phục hồi cân bằng ở Trung Quốc lúc này”, theo như khuyến nghị của IMF.


Ngày xuất bản: 28/9/2021
Tổ chức sản xuất:
VIỆT ANH
Thực hiện: MINH THU, VI SA, HỒNG VÂN, PHAN ANH, ĐĂNG PHI
Ảnh: Reuters, Vi Sa
Nguồn tin và dữ liệu: Nhân dân nhật báo, Website Quốc Vụ viện Trung Quốc, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, IMF