Đảng có vai trò như thế nào trong công cuộc giành độc lập tại Việt Nam và Lào?

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. (Ảnh: Ban Đối ngoại Trung ương)

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. (Ảnh: Ban Đối ngoại Trung ương)

Từ năm 1930 đến năm 1945 là thời kỳ nhân dân hai nước Việt Nam và Lào nương tựa lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giành độc lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở đầu những trang sử vẻ vang của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam xác lập các nguyên tắc, phương hướng, đường lối chính trị và những nhiệm vụ cơ bản cho phong trào cách mạng của ba dân tộc ở Đông Dương. Hội nghị đặt phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã đập tan bộ máy thống trị đầu não của quân phiệt Nhật và thực dân Pháp ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Lào.

Từ khi có sự ra đời và lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Ðông Dương, sau này là Ðảng Cộng sản Việt Nam và Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào, mối quan hệ Việt Nam-Lào đã được nâng lên về chất. Hai dân tộc cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, xây đắp nên mối tình hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện, trở thành tài sản chung quý giá và là nhân tố cực kỳ quan trọng bảo đảm cho sự thành công của cách mạng mỗi nước.