Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh thực hiện nhiệm vụ dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp cách mạng các nước, như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Cuba trước đây và hiện nay đang tham gia tích cực, hiệu quả vào sứ mệnh Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Quá trình đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đã để lại dấu ấn và hình ảnh tốt đẹp trong lòng nhân dân các nước và bè bạn thế giới.
Cùng với danh xưng cao quý “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân Việt Nam dành gọi Quân đội nhân dân Việt Nam, một danh xưng cao quý khác - “Bộ đội nhà Phật” mà nhân dân Campuchia kính trọng dành gọi Quân đội ta. Trong lịch sử quân sự thế giới, cũng như trong lịch sử quan hệ bang giao quốc tế, thật hiếm có sự kiện nhân dân một nước này vinh danh một quân đội nước khác với danh hiệu cao quý như vậy, qua đó, góp phần làm giàu thêm truyền thống anh hùng và vẻ vang của Quân đội ta.
Sau ngày giải phóng Campuchia (17/4/1975), tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary lên nắm quyền đã phản bội lại cách mạng, phản bội lại dân tộc mình. Dưới khẩu hiệu “cách mạng xã hội chủ nghĩa đầy đủ và triệt để”, chính quyền Pol Pot-Ieng Sary đã thi hành chính sách đối nội, đối ngoại cực kỳ phản động.
Về đối nội, lãnh đạo Campuchia Dân chủ cuồng vọng xây dựng “xã hội cộng sản độc đáo kiểu Campuchia”, “xã hội nông nghiệp không tưởng” với mục tiêu: xóa bỏ thành thị, xóa bỏ giai cấp, biến toàn dân thành nông dân; cắt đứt mọi ràng buộc tình cảm với gia đình, quê hương, cội nguồn văn hóa; quản lý dân trong những tổ chức hành chính quân sự gọi là “hợp tác xã”, “công xã”; thông qua cuộc “cách mạng” trên nhằm tiêu diệt bớt một phần dân chúng để dễ dàng cai trị số còn lại.
Thực chất, mục đích bao trùm là nông thôn hóa đất nước, tiêu diệt giai cấp công nhân và những người có tinh thần quốc tế, mở đường cho việc thực hiện triệt để đường lối dân tộc cực đoan phản động.
Sau gần 4 năm cầm quyền, tập đoàn phản động Pol Pot-Ieng Sary đã biến Campuchia thành một nhà tù khổng lồ, một nghĩa địa mênh mông, dân tộc Campuchia đứng trước họa diệt vong.
Những người Campuchia sống sót sau họa diệt chủng của chế độ Pol Pot cho biết: Với “gần 3 triệu người bị giết chết; tất cả những cảnh phố xá tấp nập, xóm làng xanh tươi, gia đình sum họp với lời ca tiếng hát trong những ngày hội của dân tộc trước đây đã bị biến mất. Cả nước biến thành con số không, không tự do đi lại, không tự do hội họp, không tự do ngôn luận, không tự do tín ngưỡng, không tự do học hành, không tự do hôn nhân, không tiêu tiền, không buôn bán, không chùa chiền... và không có cả nước mắt để khóc trước cảnh đau thương của dân tộc. Chỉ còn căm thù và uất hận”.
Với “gần 3 triệu người bị giết chết; tất cả những cảnh phố xá tấp nập, xóm làng xanh tươi, gia đình sum họp với lời ca tiếng hát trong những ngày hội của dân tộc trước đây đã bị biến mất. Cả nước biến thành con số không, không tự do đi lại, không tự do hội họp, không tự do ngôn luận, không tự do tín ngưỡng, không tự do học hành, không tự do hôn nhân, không tiêu tiền, không buôn bán, không chùa chiền... và không có cả nước mắt để khóc trước cảnh đau thương của dân tộc. Chỉ còn căm thù và uất hận.
Về đối ngoại, chính quyền Nhà nước Campuchia Dân chủ thi hành chính sách đối ngoại cực đoan, hiếu chiến; ra sức chống phá Liên Xô và nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Đối với Việt Nam, chúng đã tự đề cao lực lượng bản thân và cố tình phủ nhận các yếu tố khách quan và bối cảnh lịch sử quốc tế đối với chiến thắng của Campuchia, đồng thời phủ nhận sự giúp đỡ to lớn của nhân dân Việt Nam, công khai chính sách chống Việt Nam...
Theo đó, ngay sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, quân đội Pol Pot đã liên tiếp tiến hành các cuộc xâm lấn, đánh chiếm nhiều nơi ở biên giới thuộc lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, gây ra nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam, đỉnh điểm là phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam của Việt Nam cuối năm 1978.
Để cứu dân tộc Campuchia, ngay sau khi thành lập, Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đã liên hệ với Việt Nam, kêu gọi Việt Nam giúp đỡ trong cuộc đấu tranh đánh đổ bè lũ Pol Pot-Ieng Sary. Sự giúp đỡ này “… không phải chỉ cứu giúp mấy vạn người tị nạn mà phải cứu cả một dân tộc”.
Từ cuối năm 1978, sau khi đánh tan quân xâm lược Pol Pot, bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam, đáp lời kêu gọi cứu giúp của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, Đảng, Nhà nước Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định sử dụng một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam sát cánh cùng lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia tiến hành cuộc tiến công lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, cứu nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng. Đây là quyết định lịch sử đúng đắn, kịp thời và đậm tình quốc tế cao cả của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Khắc sâu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”, kết hợp nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, từ ngày 23/12/1978 đến ngày 7/1/1979, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam thuộc Quân khu 5, 7 và 9; các quân đoàn 2, 3 và 4 đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia mở cuộc phản công trên nhiều hướng, quyết tâm giải phóng Campuchia.
Ngày 7/1/1979, Thủ đô Phnom Penh được giải phóng.
Ngày 8/1/1979, Hội đồng nhân dân cách mạng Campuchia được thành lập và tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, thành lập chế độ Cộng hòa nhân dân Campuchia.
Ngày 12/1/1979, nước Cộng hòa nhân dân Campuchia ra đời và nhanh chóng được nhiều quốc gia ủng hộ và chính thức công nhận.
Sự sụp đổ của chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary khẳng định vai trò quốc tế của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Campuchia, bước đầu kéo theo sự thất bại nặng nề của thế lực phản động nước ngoài muốn sử dụng quân đội của Nhà nước Campuchia Dân chủ để chống phá Việt Nam ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc.
Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết.
(Thủ tướng Campuchia Hun Sen)
Ngài Hun Sen (hiện đang là Chủ tịch Thượng viện Campuchia) khi đương chức Thủ tướng Campuchia đã khẳng định: “Không có sự giúp đỡ của Việt Nam, chúng tôi sẽ chết”.
Với chiến thắng vĩ đại ngày 7/1/1979, đất nước Campuchia chính thức bước vào thời kỳ hồi sinh.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính quyền cách mạng Campuchia còn non trẻ, lực lượng vũ trang chưa được củng cố và phát triển...; tàn quân Pol Pot còn khá đông (khoảng 40.000 tên) rút chạy vào vùng biên giới Campuchia-Thái Lan, được một số nước cung cấp viện trợ để tiếp tục chống phá, gây tổn thất không nhỏ cho Nhà nước, chính quyền cách mạng Campuchia.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia đã đề nghị Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự giúp cách mạng Campuchia.
Đáp ứng đề nghị của bạn, “Đảng ta có quyết định rất đúng đắn để lại một bộ phận lớn Quân tình nguyện trong một thời gian để giúp bạn. Đó là vì lợi ích sống còn của nhân dân ta cũng như lợi ích sống còn của nhân dân bạn, là sự kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế".
Đáp ứng đề nghị của bạn, “Đảng ta có quyết định rất đúng đắn để lại một bộ phận lớn Quân tình nguyện trong một thời gian để giúp bạn. Đó là vì lợi ích sống còn của nhân dân ta cũng như lợi ích sống còn của nhân dân bạn, là sự kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế”.
Trải qua 10 năm (1979-1989) thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia, vận dụng sáng tạo đường lối, nguyên tắc giúp bạn của Đảng, Nhà nước Việt Nam, Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam nắm vững đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia; luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền và các quyết định của Campuchia; tuân thủ nguyên tắc cách mạng Campuchia do người Campuchia tự làm lấy.
Trong giai đoạn 1979-1982, Quân tình nguyện Việt Nam đã cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia liên tiếp mở các cuộc tiến công truy quét tàn quân Pol Pot ở khu vực biên giới phía tây, tây nam và trong nội địa.
Trên các mặt trận 479, 579, 779 và 979, ta và bạn cơ bản xóa xong các ổ phản động ở địa bàn trọng điểm, đưa phong trào cách mạng Campuchia phát triển mạnh mẽ lên nấc thang mới.
Những năm 1983-1985, nhờ sự giúp đỡ đắc lực của Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam, bạn đã tự bảo vệ, quản lý được Thủ đô Phnom Penh, cảng Kampong Som, 4 tỉnh (Svay Rieng, Prey Veng, Kampong Cham, Kandal), một số khu vực trọng điểm và cơ bản đã kiểm soát được tuyến biên giới phía tây.
Sau khi cơ bản đánh đuổi được tàn quân Pol Pot, theo đề nghị của bạn, Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam đã phối hợp với quân và dân Campuchia triển khai xây dựng tuyến phòng thủ (gọi tắt là K5) dài hơn 600km giáp với biên giới Thái Lan.
Cuối năm 1987, tuyến phòng thủ K5 cơ bản hoàn thành; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi các cuộc tiến công của tàn quân Pol Pot. Ngoài ra, Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam với quân và dân Campuchia còn tổ chức nhiều đợt đánh địch trên tuyến hành lang và các “căn cứ lõm” ở khu vực phía bắc và đông nam thị xã Kratie.
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp luyện tập, nâng cao kỹ thuật chiến đấu. (Ảnh: TTXVN)
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp luyện tập, nâng cao kỹ thuật chiến đấu. (Ảnh: TTXVN)
Bộ đội Việt Nam và Campuchia bảo vệ đền Angkor Wat (7/1982). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Bộ đội Việt Nam và Campuchia bảo vệ đền Angkor Wat (7/1982). (Ảnh: Quang Thành/TTXVN)
Nhân dân tỉnh Ratanakiri (đông bắc Campuchia) đón chào các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam về giải phóng phum, sóc. (Ảnh: TTXVN)
Nhân dân tỉnh Ratanakiri (đông bắc Campuchia) đón chào các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam về giải phóng phum, sóc. (Ảnh: TTXVN)
Bác sĩ Quân tình nguyện Việt Nam giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia huấn luyện và đào tạo quân y chiến trường. (Ảnh: Đại tá Nguyễn Dĩnh (nguyên phóng viên Thông tấn Quân sự, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị/QĐND)
Bác sĩ Quân tình nguyện Việt Nam giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia huấn luyện và đào tạo quân y chiến trường. (Ảnh: Đại tá Nguyễn Dĩnh (nguyên phóng viên Thông tấn Quân sự, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị/QĐND)
“Đội quân nhà Phật” tích cực giúp Campuchia xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở.
Về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, từ 22 tiểu đoàn bộ binh, 69 đội công tác (cuối năm 1978) đến đầu tháng 9/1989, cách mạng Campuchia đã xây dựng được lực lượng vũ trang ba thứ quân, gồm các sư đoàn, lữ đoàn, trung đoàn chủ lực, các đơn vị binh chủng với tổng quân số khoảng 130 nghìn người; trong đó, bộ đội chủ lực hơn 48 nghìn người, bộ đội địa phương hơn 80 nghìn người...
Quân đội nhân dân Việt Nam đồng thời giúp bạn xây dựng hệ thống chính quyền cách mạng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp ở 21 tỉnh, thành phố, 169 huyện, thị trấn, hơn 1.500 xã, phường và trên 12 nghìn ấp; đồng thời, xây dựng các tổ chức công đoàn, phụ nữ, đoàn thành niên từ Trung ương đến cơ sở, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, với sự giúp đỡ của Đảng, Chính phủ và Nhân dân Việt Nam, trực tiếp là Quân tình nguyện và đội ngũ chuyên gia Việt Nam, tình hình kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục, tôn giáo... của Campuchia từng bước được khôi phục và phát triển.
Việt Nam đồng thời giúp bạn mở cảng biển Kampong Som và khôi phục tuyến đường sắt từ cảng đến Phnom Penh, góp phần vận chuyển hàng chục vạn tấn lương thực do các nước viện trợ (trong đó Việt Nam giúp khoảng 45 nghìn tấn) về phân phối đến từng người dân.
Đến cuối năm 1980, đầu năm 1981, Campuchia cơ bản đã ngăn chặn được nạn đói, đồng thời, đưa hơn 1 triệu dân đang chịu cảnh màn trời, chiếu đất, xáo trộn chỗ ở trở về quê cũ sớm ổn định cuộc sống.
Quân tình nguyện đã đóng góp công sức, vật liệu giúp xây dựng lại nhà cửa, trường học, bệnh xá, phân phát dụng cụ gia đình, công cụ sản xuất, hạt giống, con giống để nhân dân bạn khôi phục sản xuất; từng bước khôi phục hệ thống chăm sóc sức khoẻ, tổ chức khám chữa bệnh cho nhân dân; đồng thời, giúp nhân dân Campuchia vệ sinh thôn, bản, làng, xã, phố, phường thực hiện phòng, chống dịch bệnh…
Với những thành tựu to lớn giúp đất nước Chùa Tháp, “Đội quân nhà Phật” đã giúp nhân dân Campuchia thực hiện cuộc hồi sinh dân tộc vĩ đại, góp phần củng cố và phát triển tình đoàn kết truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia, đã ghi dấu ấn sâu sắc về bản chất cách mạng và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Sự thật là “Việt Nam đã cứu Campuchia khỏi họa diệt chủng và việc Quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia là theo yêu cầu của chính quyền Cộng hòa nhân dân Campuchia” và “Họ ở đó để chiến đấu và truy quét Khmer Đỏ. Họ không phải ở đó để trở thành kẻ đi xâm chiếm thuộc địa” như lời khẳng định của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Sự thật là “Việt Nam đã cứu Campuchia khỏi họa diệt chủng và việc Quân tình nguyện Việt Nam ở lại Campuchia là theo yêu cầu của chính quyền Cộng hòa nhân dân Campuchia” và “Họ ở đó để chiến đấu và truy quét Khmer Đỏ. Họ không phải ở đó để trở thành kẻ đi xâm chiếm thuộc địa”.
(Thủ tướng Campuchia Hun Sen)
Đồng thời, trong quá trình giúp bạn, Việt Nam luôn khẳng định lập trường sẵn sàng phối hợp với các bên để bàn bạc và giải quyết “vấn đề Campuchia”. Theo đó, Việt Nam đưa ra và thực hiện lộ trình rút Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam ở Campuchia về nước.
Hằng năm, Việt Nam đều rút một phần Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước. Sau khi Chuyên gia quân sự Việt Nam rút về nước (6/1988), từ ngày 21-26/9/1989, các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức đợt rút quân cuối cùng về nước, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quốc tế giúp cách mạng Campuchia.
Đúng ngày 26/9/1989, ngày Quân tình nguyện Việt Nam rút hết khỏi Campuchia về nước, báo Prochichuôn (Nhân Dân) - Cơ quan Ngôn luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia đã khẳng định: “Trong những năm cực kỳ bi thảm dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, trên thế giới này không biết bao nhiêu là kẻ mạnh, kẻ giàu, nhưng duy nhất có người bạn láng giềng nghèo Việt Nam đến cứu sống dân tộc ta mà thôi”.
Tiếp đó, ngày 29/9/1989, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về việc hoàn thành rút toàn bộ Quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia về nước.
Tiễn quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh, ngày 25/9/1989. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Tiễn quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh, ngày 25/9/1989. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Người dân Campuchia lưu luyến vẫy chào, chia tay Quân tình nguyện Việt Nam về nước năm 1989. (Ảnh tư liệu: QĐND)
Người dân Campuchia lưu luyến vẫy chào, chia tay Quân tình nguyện Việt Nam về nước năm 1989. (Ảnh tư liệu: QĐND)
Người dân Campuchia đứng hai bên đường vẫy chào, chia tay quân tình nguyện Việt Nam về nước năm 1989. (Ảnh tư liệu: TTXVN)
Người dân Campuchia đứng hai bên đường vẫy chào, chia tay quân tình nguyện Việt Nam về nước năm 1989. (Ảnh tư liệu: TTXVN)
Tiễn quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh, ngày 25/9/1989. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Tiễn quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh, ngày 25/9/1989. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Tiễn quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh, ngày 25/9/1989. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Tiễn quân tình nguyện Việt Nam ở Phnom Penh, ngày 25/9/1989. (Ảnh: Kim Hùng/TTXVN)
Bằng thiện chí của mình, Việt Nam đã chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy rõ lập trường, quan điểm của Việt Nam về quyết định để Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam ở lại thực hiện nghĩa vụ quốc tế giúp cách mạng Campuchia, và sẽ rút về nước khi nhiệm vụ đã hoàn thành.
Vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và hy sinh, Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, mà còn hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế, cứu giúp dân tộc Campuchia khỏi họa diệt vong, hồi sinh và phát triển.
Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên, Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là Đội quân nhà Phật. Tổ quốc và nhân dân, cũng như “lịch sử đất nước Campuchia sẽ mãi mãi khắc bằng chữ vàng công ơn to lớn của các đồng chí chuyên gia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước Campuchia.
(Thủ tướng Campuchia Hun Sen )
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khẳng định: “... Đúng vào lúc người dân Campuchia sắp chết, chỉ còn biết chắp tay khẩn cầu Tiên, Phật tới cứu thì bộ đội tình nguyện Việt Nam xuất hiện. Bộ đội Việt Nam chính là Đội quân nhà Phật”. Tổ quốc và nhân dân, cũng như “lịch sử đất nước Campuchia sẽ mãi mãi khắc bằng chữ vàng công ơn to lớn của các đồng chí chuyên gia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã hoàn thành thắng lợi nghĩa vụ quốc tế cao cả trên đất nước Campuchia”.
Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ tự hào về danh xưng “Bộ đội Cụ Hồ” mà nhân dân Việt Nam tôn vinh, mà chúng ta có quyền tự hào về danh xưng “Đội quân nhà Phật” mà nhân dân Campuchia đã kính trọng dành gọi, vì những hy sinh, đóng góp của mình đối với công cuộc hồi sinh dân tộc và phát triển đất nước Campuchia trong giai đoạn 1978-1989, đặt nền tảng giúp Campuchia tiếp tục ổn định và phát triển, củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Campuchia, đồng thời, đập tan những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, phủ nhận vai trò của Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam với sự hồi sinh dân tộc Campuchia của các thế lực thù địch, phản động.
Trình bày: Biện Diệu