Văn hóa Campuchia có những nét đặc sắc gì?

Văn hóa và truyền thống Campuchia có một lịch sử đa dạng, phong phú trải qua nhiều thế kỷ. Văn hóa của Campuchia cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Tôn giáo đóng vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Campuchia. Điều này có thể thấy rõ qua kiến trúc đình, chùa trên khắp đất nước Campuchia, như quần thể di tích Angkor, trong đó nổi tiếng là đền Angkor Wat, Angkor Thom.

Khoảng 90% dân số Campuchia theo Phật giáo. (Ảnh: Getty Images)

Khoảng 90% dân số Campuchia theo Phật giáo. (Ảnh: Getty Images)

Tại Campuchia, đạo Phật là quốc đạo, với khoảng 90% dân số theo Phật giáo. Nhân dân Campuchia cũng theo các tôn giáo khác như đạo Thiên chúa, đạo Hồi…

Sampeah là cách thức chào hỏi theo truyền thống của người Campuchia. Theo đó, người Campuchia chắp hai lòng bàn tay khép lại trước ngực, cúi đầu nhẹ và chào lịch sự bằng câu “Chumreap Suor”.

Trong tiếng Khmer từ “Chumreap” có ý nghĩa là “Tôn kính”. Bởi vậy, Sampeah được sử dụng thường xuyên trong sinh hoạt hằng ngày, lúc chào hỏi hay tạm biệt nhau. Theo phong tục, chắp tay càng cao và cúi đầu càng thấp thì càng thể hiện được sự tôn trọng.

Tết Chol Chnam Thmay. (Ảnh: TTXVN)

Tết Chol Chnam Thmay. (Ảnh: TTXVN)

Lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm tại Campuchia là tết Chol Chnam Thmay, được tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch. Cùng thời điểm đón tết cổ truyền, người dân Campuchia cũng tổ chức lễ hội té nước Bom Chaul Chnam, nhằm hy vọng về một vụ mùa bội thu trong năm tới.

Meak Bochea là một lễ hội quan trọng của người dân Campuchia, được tổ chức nhằm tôn vinh Đức Phật. Meak Bochea thường diễn ra vào ngày trăng tròn của tháng 3 âm lịch hằng năm, khoảng cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3 dương lịch.

Trong lễ hội đua ghe ngo hằng năm trên sông Tonle Sap trước Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh, vũ công trên mũi thuyền được coi là hiện thân của nàng tiên Apsara chở che cho con thuyền. (Ảnh: Trường Sơn)

Trong lễ hội đua ghe ngo hằng năm trên sông Tonle Sap trước Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh, vũ công trên mũi thuyền được coi là hiện thân của nàng tiên Apsara chở che cho con thuyền. (Ảnh: Trường Sơn)

Du khách tham quan di sản thế giới ngôi đền cổ Preah Vihear của Campuchia. (Ảnh: Trường Sơn)

Du khách tham quan di sản thế giới ngôi đền cổ Preah Vihear của Campuchia. (Ảnh: Trường Sơn)

Quần thể di tích cố đô Angkor thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Trường Sơn)

Quần thể di tích cố đô Angkor thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Trường Sơn)

Item 1 of 3

Trong lễ hội đua ghe ngo hằng năm trên sông Tonle Sap trước Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh, vũ công trên mũi thuyền được coi là hiện thân của nàng tiên Apsara chở che cho con thuyền. (Ảnh: Trường Sơn)

Trong lễ hội đua ghe ngo hằng năm trên sông Tonle Sap trước Hoàng cung ở thủ đô Phnom Penh, vũ công trên mũi thuyền được coi là hiện thân của nàng tiên Apsara chở che cho con thuyền. (Ảnh: Trường Sơn)

Du khách tham quan di sản thế giới ngôi đền cổ Preah Vihear của Campuchia. (Ảnh: Trường Sơn)

Du khách tham quan di sản thế giới ngôi đền cổ Preah Vihear của Campuchia. (Ảnh: Trường Sơn)

Quần thể di tích cố đô Angkor thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Trường Sơn)

Quần thể di tích cố đô Angkor thu hút du khách tới tham quan. (Ảnh: Trường Sơn)

Ngoài ra, Campuchia cũng tổ chức lễ hội lấy ruộng nhằm biểu tượng cho một vụ mùa mới vào tháng 5 dương lịch, lễ hội chèo thuyền trên sông Mekong vào tháng 11 dương lịch, cùng nhiều lễ hội vào các thời điểm khác trong năm.