Đại hội Đảng lần thứ XIII thành công rất tốt đẹp, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Năm 2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Trong trạng thái bình thường mới, đất nước ta đã nỗ lực đạt được những kết quả ấn tượng về cả chính trị, kinh tế, đối ngoại…



THÁNG 1

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Duy Linh)

Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh: Duy Linh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn khai mạc Đại hội. (Ảnh: Duy Linh)

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh: Duy Linh)

Các đồng chí Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt Đại hội. (Ảnh: Duy Linh)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Duy Linh)

Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh: Duy Linh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn khai mạc Đại hội. (Ảnh: Duy Linh)

Các đại biểu biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. (Ảnh: Duy Linh)

Các đồng chí Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ra mắt Đại hội. (Ảnh: Duy Linh)

Sáng 26/1, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc trọng thể, bắt đầu chương trình làm việc chính thức.

Diễn ra đến ngày 2/2/2021 với phương châm "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội Đảng lần thứ XIII là đại hội có số đại biểu đông nhất trong 13 kỳ đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, với 1.587 đại biểu tham dự.

Đại hội có nhiệm vụ tập trung kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng gắn với đánh giá 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045; đánh giá công tác xây dựng Đảng và kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ mới; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khóa XII; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.

Đại hội XIII xác định tầm nhìn xa hơn đến giữa thế kỷ XXI, phấn đấu đưa nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể phải hoàn thành cho mỗi chặng đường; thể hiện rõ tính kế thừa và phát triển, tính liên tục và hoàn chỉnh trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

THÁNG 2

- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì phiên họp đầu tiên của Bộ Chính trị và Ban Bí thư
- Lô vaccine phòng Covid-19 đầu tiên về tới Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng)

Sáng 18/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII nhằm đánh giá về tình hình chăm lo, tổ chức Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý I/2021.

Trong phiên họp này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cơ bản đồng ý với Tờ trình của Ban cán sự Đảng Bộ Y tế về chủ trương mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 cho nhân dân Việt Nam. Kinh phí mua, vận chuyển, bảo quản, sử dụng chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác. Việc mua, sử dụng vaccine được tiến hành trong điều kiện khẩn cấp và áp dụng mua sắm trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật, theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của nhà sản xuất.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành liên quan tổ chức tốt việc mua và sử dung vaccine phòng Covid-19; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh nghiên cứu, tổ chức sản xuất vaccine phòng Covid-19 trong nước đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, thích ứng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.

Ngày 24/2, lô vaccine phòng Covid-19 đầu tiên đã về tới Việt Nam qua cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh). Lô vaccine có 117.600 liều của hãng Astrazeneca.

THÁNG 3

Quốc hội kiện toàn nhân sự lãnh đạo bộ máy Nhà nước

Quang cảnh kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trần Hải)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Duy Linh)

Đồng chí Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, sáng 31/3/2021. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, sáng 5/4/2021. (Ảnh: Trần Hải)

Đồng chí Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, chiều 5/4/2021. (Ảnh: Trần Hải)

Quang cảnh kỳ họp thứ mười một, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trần Hải)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu Quốc hội tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Duy Linh)

Đồng chí Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội, sáng 31/3/2021. (Ảnh: TRẦN HẢI)

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước, sáng 5/4/2021. (Ảnh: Trần Hải)

Đồng chí Phạm Minh Chính tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng, chiều 5/4/2021. (Ảnh: Trần Hải)

Ngày 24/3, Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá XIV khai mạc, đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIV. Kỳ họp diễn ra trong vòng 12 ngày, từ 24/3 đến 8/4. Với tinh thần trách nhiệm cao, dân chủ, đoàn kết, Kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra với nội dung trọng tâm là tổng kết nhiệm kỳ 2016 – 2021 và kiện toàn nhân sự lãnh đạo bộ máy Nhà nước.

Trong đó, đáng chú ý, về công tác nhân sự, Quốc hội đã tiến hành xem xét miễn nhiệm, bầu, phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm một số chức danh trong bộ máy nhà nước, bảo đảm dân chủ, đúng chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật và đạt được sự đồng thuận cao.

Cụ thể, Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội - Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, ba Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước...

Sau khi được bầu, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã tiến hành tuyên thệ trước Quốc hội, trước đồng bào, cử tri cả nước theo quy định của Hiến pháp.

THÁNG 4

Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư

Người dân từ số nhà 260 đến 266 phố Bà Triệu, Hà Nội được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. (Ảnh: Thành Đạt)

Trẻ em nhỏ và người cao tuổi được nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trước. (Ảnh: Thành Đạt)

Người dân từ số nhà 260 đến 266 phố Bà Triệu, Hà Nội được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. (Ảnh: Thành Đạt)

Trẻ em nhỏ và người cao tuổi được nhân viên y tế quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ưu tiên lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trước. (Ảnh: Thành Đạt)

Ngày 27/4, sau đúng một tháng (kể từ ngày 26/3) nước ta ghi nhận ca mắc Covid-19 trong nước đầu tiên là 1 ca lây nhiễm từ ca nhập cảnh tại nơi cách ly ở Yên Bái.

Đây được xem là ca mắc đánh dấu đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam. Tại thời điểm đó, Việt Nam có tổng cộng 2.857 bệnh nhân Covid-19. Và kể từ sau đó, nước ta bắt đầu ghi nhận thêm nhiều ca mắc ở các tỉnh, thành phố và dịch bùng phát, lan rộng khắp cả nước.

THÁNG 5

Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Người dân thông Víp, xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội vui Ngày hội non sông. (Ảnh: Hà Nam)

Thành viên tổ bầu cử khu vực bỏ phiếu số 5, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã mang hòm phiếu phụ đến các gia đình. (Ảnh: Duy Linh)

Cử tri Khu phố 4, phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, tham gia bỏ phiếu tại Khu vực bỏ phiếu số 122. (Ảnh: www.hcmcpv.org.vn)

Cử tri trên đảo Sơn Ca, thuộc quần đảo Trường Sa cùng cả nước thực hiện quyền công dân. (Ảnh: TTXVN)

Công dân thuộc diện F1 tham gia bỏ phiếu bầu cử tại khu vực cách ly Trung đoàn 833, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Duy Linh)

Chuẩn bị hòm phiếu tại điểm bầu cử Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. (Ảnh: TTXVN)

Người dân thông Víp, xã Minh Quang, Ba Vì, Hà Nội vui Ngày hội non sông. (Ảnh: Hà Nam)

Thành viên tổ bầu cử khu vực bỏ phiếu số 5, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã mang hòm phiếu phụ đến các gia đình. (Ảnh: Duy Linh)

Cử tri Khu phố 4, phường 8, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, tham gia bỏ phiếu tại Khu vực bỏ phiếu số 122. (Ảnh: www.hcmcpv.org.vn)

Cử tri trên đảo Sơn Ca, thuộc quần đảo Trường Sa cùng cả nước thực hiện quyền công dân. (Ảnh: TTXVN)

Công dân thuộc diện F1 tham gia bỏ phiếu bầu cử tại khu vực cách ly Trung đoàn 833, phường Hạp Lĩnh, TP Bắc Ninh. (Ảnh: Duy Linh)

Chuẩn bị hòm phiếu tại điểm bầu cử Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 23/5, cử tri cả nước đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Trong buổi họp báo công bố Nghị quyết của Hội đồng bầu cử quốc gia về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, vào chiều 10/6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Bùi Văn Cường cho biết số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu cao nhất từ trước đến nay với 99,6%.

Theo đồng chí Bùi Văn Cường, kết quả bầu được 499 đại biểu Quốc hội, cơ bản bầu đủ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, khẳng định công tác nhân sự được chuẩn bị kỹ lưỡng, dân chủ, đúng quy định của pháp luật.

Đồng chí Bùi Văn Cường nhấn mạnh, một cuộc bầu cử với quy mô lớn như vậy được tổ chức thành công trong bối cảnh đại dịch Covid-19 càng khẳng định niềm tin của nhân dân với chế độ, với Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Có được kết quả này chính là do sự đồng tâm, hiệp lực, sự đoàn kết, ủng hộ của toàn dân, ý thức và trách nhiệm cao trong thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Đại đoàn kết toàn dân tộc chính là cội nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam - bài học kinh nghiệm này đã được đúc rút qua lịch sử dân tộc và tiếp tục phát huy, tỏa sáng trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

THÁNG 6

Đội tuyển bóng đá nam Việt Nam tạo nên kỳ tích khi lần đầu tiên giành vé dự vòng loại thứ 3 World Cup 2022

Trận đấu thứ 2 thuộc vòng loại 3 World Cup 2022 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Australia. (Ảnh: Thành Đạt)

Tiến Linh ghi bàn gỡ 1-3 cho đội tuyển Việt Nam ở phút 84, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), ngày 15/6/2021, trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 World cup 2022. (Ảnh: TTXVN)

Nhận đường chuyền của Đức Huy, Minh Vương ghi bàn gỡ 2-3 cho đội tuyển Việt Nam ở phút 90+3, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), ngày 15/6/2021, trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 World cup 2022. (Ảnh: TTXVN)

HLV Park Hang-seo cùng các cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam rời Hà Nội, sang A-rập Xê-út để tham dự trận đấu đầu tiên của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. (Ảnh: Thành Đạt)

Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á. (Ảnh: TTXVN)

Trận đấu thứ 2 thuộc vòng loại 3 World Cup 2022 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Australia. (Ảnh: Thành Đạt)

Tiến Linh ghi bàn gỡ 1-3 cho đội tuyển Việt Nam ở phút 84, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), ngày 15/6/2021, trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 World cup 2022. (Ảnh: TTXVN)

Nhận đường chuyền của Đức Huy, Minh Vương ghi bàn gỡ 2-3 cho đội tuyển Việt Nam ở phút 90+3, trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Các Tiểu vương quốc A-rập thống nhất (UAE), ngày 15/6/2021, trong khuôn khổ vòng loại thứ 2 World cup 2022. (Ảnh: TTXVN)

HLV Park Hang-seo cùng các cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam rời Hà Nội, sang A-rập Xê-út để tham dự trận đấu đầu tiên của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á. (Ảnh: Thành Đạt)

Việt Nam lập kỳ tích lần đầu tiên vào vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 15/6, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã ghi dấu ấn cho lịch sử thể thao nước nhà, khi lần đầu tiên giành vé vào vòng loại thứ ba - vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á với tư cách là một trong 5 đội đứng nhì bảng có thành tích tốt nhất tại vòng loại thứ hai. Việt Nam cũng là đại diện Đông Nam Á duy nhất góp mặt ở vòng loại cuối cùng.

THÁNG 7

- Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV
- Giãn cách xã hội nhiều tỉnh, thành phố
- Phát động chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lớn nhất trong lịch sử

Quang cảnh kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Duy Linh)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng hoa chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Duy Linh)

63 xe vận chuyển vaccine và 63 xe tiêm lưu động tiếp sức cho chống dịch. (Ảnh:VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc. (Ảnh: VGP)

Tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 cho người dân tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Đường phố Hà Nội vắng vẻ những ngày giãn cách. (Ảnh: Thành Đạt)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Quang cảnh kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Duy Linh)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ khai mạc kỳ họp. (Ảnh: Duy Linh)

63 xe vận chuyển vaccine và 63 xe tiêm lưu động tiếp sức cho chống dịch. (Ảnh:VGP)

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc. (Ảnh: VGP)

Tiêm phòng vaccine phòng Covid-19 cho người dân tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Đường phố Hà Nội vắng vẻ những ngày giãn cách. (Ảnh: Thành Đạt)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Sáng 20/7, Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV đã chính thức khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong vòng 9 ngày (từ 20 đến 28/7), trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Các cơ quan hữu quan, bộ, ngành, địa phương vẫn phải tập trung cao độ cho công tác phòng, chống dịch.

Tại kỳ họp này, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có Bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội, trong đó gợi mở, nhấn mạnh những định hướng lớn, quan trọng để Quốc hội khóa XV tiếp tục đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Về công tác tổ chức, nhân sự, đây là nội dung trọng tâm của kỳ họp, có ý nghĩa quan trọng. Quốc hội đã quyết định số lượng thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cơ cấu tổ chức của Chính phủ; cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ (gồm Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ và 22 bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ).

Quốc hội đã bầu, phê chuẩn 50 chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước. Đồng thời, phê chuẩn 4 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Sáng 10/7, Bộ Y tế phối hợp Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan tổ chức lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc. Tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 trên toàn quốc.

Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 này đã có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông và Giao thông vận tải. Các cơ quan đã thiết lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai trên quan điểm thống nhất “tiêm nhanh nhất, nhiều nhất, rộng nhất, bảo đảm an toàn, hiệu quả, công bằng và công khai”.

Chiến dịch huy động tổng lực các lực lượng với hàng chục nghìn cơ sở y tế, hàng vạn cán bộ y tế và các lực lượng khác trong cả nước Trung ương và địa phương, gồm cả lực lượng dân y và quân y, cả công lập và tư nhân. Chiến dịch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tiêm chủng với việc đưa vào sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý quá trình tiêm chủng của từng người dân.

Ngày 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công văn đồng ý áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với 19 tỉnh, thành phố phía nam, gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện giãn cách xã hội là 14 ngày, thời điểm áp dụng không muộn hơn 0 giờ ngày 19/7.

Tối 23/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ra Chỉ thị 17CT-UBND về việc Thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố để phòng chống dịch Covid-19.

Ngày 31/7, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có công điện yêu cầu 19 tỉnh, thành phố phía nam giãn cách xã hội thêm 14 ngày, các địa phương gồm: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

THÁNG 8

TP Hồ Chí Minh tiếp tục giãn cách xã hội, cả nước dồn lực hỗ trợ TP Hồ Chí Minh

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Trường cao đẳng Y tế Bạch Mai tổ chức lễ xuất quân 1.500 giảng viên, sinh viên của trường lên đường chi viện thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: Thành Đạt)

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Quân đội hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Các chiến sĩ đi chợ giúp người dân TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Trường cao đẳng Y tế Bạch Mai tổ chức lễ xuất quân 1.500 giảng viên, sinh viên của trường lên đường chi viện thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: Thành Đạt)

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Điều trị Covid-19 Hoàn Mỹ Thủ Đức. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

(Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Quân đội hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Các chiến sĩ đi chợ giúp người dân TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngô Trần Hải An)

Ngày 15-8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hồ Chí Minh thông tin, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 16/8 đến ngày 15/9. Sau khi có thông tin này, hàng nghìn người cùng nhau rời TP Hồ Chí Minh về quê bằng xe máy.

Theo Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tại các tỉnh phía nam, tính đến ngày 28/8, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và người lao động tự do tại 19 tỉnh, thành phố phía nam.

Đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước. Tác động của dịch bệnh cũng khiến hơn 79.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, hàng chục nghìn nhân viên y tế, cán bộ chiến sĩ, tình nguyện viên đã lên đường hỗ trợ TP Hồ Chí Minh chống dịch.

Đúng 23 giờ ngày 22/8, tại các quận, huyện và TP Thủ Đức, Bộ Tư lệnh TP Hồ Chí Minh đã đồng loạt tổ chức lễ xuất quân với sự tham gia của hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an được tăng cường từ các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hỗ trợ TP Hồ Chí Minh kiểm soát dịch Covid-19.

Chiến dịch bắt đầu từ 0 giờ ngày 23/8, với hơn 58.000 cán bộ, chiến sĩ, dân quân thường trực sẽ thực hiện các nhiệm vụ: Thành lập Tổ Y tế cơ động làm nhiệm vụ lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, tiêm vaccine, tư vấn hỗ trợ điều trị F0 tại nhà; tổ chức tuần tra, chốt chặn tại 12 chốt kiểm soát cấp thành phố và 251 chốt, trạm quận huyện, đồng thời thực hiện công tác hỗ trợ 21 quận, huyện và TP Thủ Đức triển khai gói an sinh, đi chợ giúp dân, kết hợp tuyên tuyền đến từng hộ dân để người dân chấp hành “ai ở đâu ở yên đó”, không ra khỏi nhà.

THÁNG 9

- Lễ khai giảng năm học mới đặc biệt
- Các tỉnh, thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới

Hà Nội tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 chung cho toàn thành phố được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ngày 5/9. (Ảnh: Thành Đạt)

Một học sinh trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vẫn trang trọng thực hiện nghi thức chào cờ khi tham dự lễ khai giảng trực tuyến. (Ảnh: Hồng Vân)

Nhân viên y tế quận Ba Đình, Hà Nội, phun khử khuẩn toàn bộ khuân viên Trường THCS Nguyễn Tri Phương. (Ảnh: Thành Đạt)

Lực lượng công an dọn dẹp rào chắn khi thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách xã hội. (Ảnh: Hải Triều)

Ngày 1/10, hàng nghìn người dân tập trung ở khu vực Quốc lộ 1 đoạn qua Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Hà Nội tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 chung cho toàn thành phố được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, ngày 5/9. (Ảnh: Thành Đạt)

Cháu Nguyễn Nguyễn An Nhiên (lớp 2A3 trường Tiểu học Đoàn Kết - quận Long Biên, Hà Nội) dậy từ 6 giờ sáng để chuẩn bị cho lễ khai giảng đặc biệt. (Ảnh: Nguyên Trang)

Nhân viên y tế quận Ba Đình, Hà Nội, phun khử khuẩn toàn bộ khuân viên Trường THCS Nguyễn Tri Phương. (Ảnh: Thành Đạt)

Lực lượng công an dọn dẹp rào chắn khi thành phố Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách xã hội. (Ảnh: Hải Triều)

Ngày 1/10, hàng nghìn người dân tập trung ở khu vực Quốc lộ 1 đoạn qua Thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 5/9, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2021-2022. Năm học bắt đầu thật đặc biệt khi đại dịch Covid-19 hoành hành khiến nhiều học sinh và thầy cô không thể trực tiếp tới trường.

Trong bối cảnh đặc biệt, không phải tất cả địa phương đều có thể khai giảng đúng 5/9; một số địa phương lùi lịch khai giảng; thậm chí có địa phương không thể tổ chức khai giảng năm học mới do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Mặc dù vậy, các tỉnh, thành phố trên cả nước tổ chức khai giảng năm học mới với nhiều hình thức linh hoạt, tạo động lực cho các thầy cô, học sinh và toàn ngành giáo dục quyết tâm hoàn thành các mục tiêu đề ra trong năm học mới.

Ngày 30/9, TP Hồ Chí Minh họp báo công bố Chỉ thị tiếp tục kiểm soát, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố từ ngày 1/10.

Theo Chỉ thị mới, từ 0 giờ ngày 1/10, TP Hồ Chí Minhh sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội tương ứng với cấp độ được đánh giá theo hướng dẫn tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả với dịch" của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống Covid-19.

Ngay từ tối 30/9, đến những ngày đầu tháng 10, hàng nghìn người dân lại tiếp tục đi xe máy rời TP Hồ Chí Minh về quê.

THÁNG 10

- Hội nghị Trung ương lần thứ tư khoá XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng Khoa)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng Khoa)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng tại hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng Khoa)

Quang cảnh kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Duy Linh)

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Duy Linh)

Toàn cảnh Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng Khoa)

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng Khoa)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: Đăng Khoa)

Quang cảnh kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: Duy Linh)

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. (Ảnh: Duy Linh)

Sáng 4/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trong ba ngày làm việc (từ 4 đến 7/10), Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII họp Hội nghị lần thứ tư để thảo luận và cho ý kiến về các nội dung:

Tình hình kinh tế-xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2022-2024; chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII; kết quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Ðảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung quy định về những điều đảng viên không được làm; và một số vấn đề quan trọng khác.

Sáng 20/10, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV khai mạc và kéo dài đến hết ngày 13/11. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 2 luật, 5 nghị quyết và cho ý kiến đối với 5 dự án luật. Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 Nghị quyết về: kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và phân bổ ngân sách trung ương năm 2022.

Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, trong đó xác định Kế hoạch này phải gắn với Chương trình tổng thể phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện thực chất, hiệu quả hơn, củng cố nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn tài chính và an toàn tiền tệ quốc gia; yêu cầu Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, hoàn thành trước tháng 4/2022, báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này hằng năm; giữa nhiệm kỳ và cả nhiệm kỳ.

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025),…

THÁNG 11

- Các chuyến công du quan trọng của các lãnh đạo cấp cao
- Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. (Ảnh: TTXVN)

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla. (Ảnh: TTXVN)

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và cả nước đã được đưa vào khai thác thương mại sau 10 năm khởi công. (Ảnh: Thành Đạt)

Người dân Thủ đô háo hức trải nghiệm đi tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Thành Đạt)

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin. (Ảnh: Sputnik)

Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Park Byeong-seug. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla. (Ảnh: TTXVN)

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh-Hà Đông, tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thủ đô và cả nước đã được đưa vào khai thác thương mại sau 10 năm khởi công. (Ảnh: Thành Đạt)

Người dân Thủ đô háo hức trải nghiệm đi tàu tuyến Cát Linh-Hà Đông. (Ảnh: Thành Đạt)

Trong những tháng cuối năm 2021, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có các chuyến thăm chính thức: Cuba, Vương quốc Anh, Liên bang Nga, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Các chuyến thăm và làm việc này đã đạt được nhiều thành tựu, mục tiêu quan trọng.

Từ ngày 29/11 đến 2/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Liên bang Nga. Chuyến thăm đã đạt được những thành tựu đặc biệt; đồng thời cũng để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng những người bạn Nga.

Chuyến thăm này là một trong những điểm nhấn quan trọng trong chương trình nghị sự song phương năm 2021, được kỳ vọng đem lại xung lực mới thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt trên nhiều lĩnh vực, đảm bảo mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp trong tương lai.

Từ ngày 31/10 đến 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), thăm làm việc tại Vương quốc Anh và thăm chính thức Cộng hòa Pháp.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, chuyến thăm làm việc tại Anh và thăm chính thức Pháp đạt được nhiều mục tiêu quan trọng, kết quả thực chất và có ý nghĩa chiến lược. Cả hai nước dành cho Thủ tướng và đoàn sự đón tiếp hết sức trọng thị và nồng hậu.

Tiếp nối các chuyến thăm của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 12 đến 19/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Hàn Quốc và Cộng hòa Ấn Độ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội với các hoạt động phong phú, nhiều cấp độ, trao đổi thực chất đã thành công tốt đẹp, đạt kết quả toàn diện về chính trị, đối ngoại, ngoại giao phục vụ kinh tế, ngoại giao vaccine, đối ngoại đảng, ngoại giao nhân dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần quan trọng mở ra giai đoạn mới trong quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc, Việt Nam-Ấn Độ.

Sáng 6/11, Bộ Giao thông vận tải chính thức bàn giao TP Hà Nội dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông để đưa vào khai thác thương mại, sau 10 năm khởi công và xây dựng.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài chính tuyến hơn 13km, điểm đầu là ga Cát Linh, điểm cuối là ga Yên Nghĩa, gồm 12 nhà ga trên cao.

Tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án hơn 18 nghìn tỷ đồng (tương đương 868 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc và vốn đối ứng trong nước.

Dự án mua sắm 13 đoàn tàu, tốc độ tối đa 80 km/giờ, tốc độ khai thác là 35 km/giờ; thời gian chạy tàu từ Cát Linh đến Hà Đông (hoặc ngược lại) là 23,63 phút; khi đưa vào khai thác thương mại sẽ hoạt động liên tục từ 5 - 23 giờ hằng ngày.

Khung giờ cao điểm, các đoàn tàu chạy giãn cách, tần suất cứ 6 phút có một đoàn tàu cập ga với sức chở tối đa 960 người/đoàn. Trong giờ bình thường tàu được khai thác 10 phút/chuyến. Lưu lượng vận chuyển tối đa đạt 1,02 triệu người/ngày.

THÁNG 12

- Việt Nam ứng phó biến chủng Omicron
- FDI tăng hơn 9%, vượt mốc 31 tỷ USD; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lập kỷ lục, tiến sát mốc 50 tỷ USD
- Việt Nam hoàn thành thắng lợi trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021

(Ảnh: Thành Đạt)

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty TNHH Ecco, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Trịnh Bình)

Chế biến sản phẩm dứa đóng hộp tại nhà máy của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản An Giang. (Ảnh: TTXVN)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021. (Ảnh: TTXVN)

Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong những công trình trọng điểm mang dấu ấn lớn của Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN)

(Ảnh: Thành Đạt)

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty TNHH Ecco, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Trịnh Bình)

Sơ chế chuối già Nam Mỹ xuất khẩu tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Kazuna, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Ảnh: TTXVN)

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn chủ trì Phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2021. (Ảnh: TTXVN)

Cầu Hoàng Văn Thụ là một trong những công trình trọng điểm mang dấu ấn lớn của Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 4/12, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất dừng khẩn cấp chuyến bay (bao gồm cả chuyến bay cứu trợ) từ 10 nước châu Phi có biến chủng Omicron để chủ động ứng phó, kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong nước đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới vào Việt Nam từ các quốc gia khác.

Ngày 28/12, Bộ Y tế thông báo, Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên mang biến thể Omicron. Bệnh nhân là hành khách tên K.V.H.M., trên chuyến bay từ Anh về Việt Nam. Khi về tới sân bay Nội Bài (tối 19/12) hành khách có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Bệnh nhân đã được cách ly, quản lý kịp thời ngay sau khi nhập cảnh.

Ngày 24/12, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/12, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùng kỳ. Góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp tuy vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước.

Ngày 29/12, tại Hội nghị Tổng kết ngành nông nghiệp năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, xuất khẩu nông-lâm-thuỷ sản của nước ta lần đầu tiên lập kỷ lục, đạt 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu Chính phủ giao là 42 tỷ USD.

Ngày 31/12, Việt Nam chính thức hoàn thành thắng lợi trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Thông điệp của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp này khẳng định: Tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã thể hiện rõ đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Từ nước nghèo, nhận viện trợ, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác tích cực, chủ động đóng góp có trách nhiệm và tham gia cùng Liên hợp quốc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu về hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Những nỗ lực của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, cùng tổng thể thành công của các công tác đối ngoại nói chung, đã góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển, hội nhập toàn diện của đất nước, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, đưa quan hệ với các nước, các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, dù chịu tác động nặng nề do dịch Covid-19, nhiều địa phương trên cả nước vẫn đạt được mức tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ở mức cao, như: Hải Phòng ước tăng 12,38%, đứng đầu cả nước; Quảng Ninh (10,28%), Gia Lai (9,03%), Thanh Hóa (8,85%),…


Ngày xuất bản: 31/12/2021
Tổ chức thực hiện: NGỌC THANH - VIỆT ANH
Thực hiện: BÔNG MAI
Ảnh: DUY LINH, THÀNH ĐẠT, ĐĂNG KHOA, NGÔ TRẦN HẢI AN, HẢI TRIỀU, TTXVN