VIỆT NAM – CUBA

Gắn bó bền lâu - Nghĩa tình sâu đậm

Nhắc đến Cuba là nhắc đến đảo quốc anh hùng, giàu lòng nhân ái và ý chí tự cường. Nói về quan hệ Việt Nam – Cuba là nói về mối tình hữu nghị đặc biệt, thuỷ chung, trong sáng, hiếm có trong quan hệ quốc tế. Gắn kết về lý tưởng cách mạng cao đẹp, đấu tranh vì độc lập, tự do đã tạo nên đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia giữa hai dân tộc nằm ở hai nửa Đông – Tây của địa cầu, vun đắp nghĩa tình sâu đậm đi qua hơn 60 năm cùng thăng trầm của lịch sử.

Vun đắp tình hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Cuba

NHẬN lời mời của Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Cuba. Là chuyến thăm cấp cao đầu tiên tới Cuba sau khi Cuba tổ chức thành công Đại hội lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Cuba và Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII, chuyến thăm Cuba của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là sự kiện quan trọng trong quan hệ hai nước, khẳng định tình cảm gắn bó, thủy chung và sự tiếp nối vững chắc trong quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Cuba.

Mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân Việt Nam và Cuba được hình thành trên nền tảng lịch sử đấu tranh kiên cường, bất khuất vì độc lập, tự do, chủ quyền và quyền tự quyết dân tộc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ Fidel Castro khởi xướng và các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước cùng vun đắp. Suốt chặng đường hơn 60 năm, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 2/12/1960, quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Cuba không ngừng được củng cố, phát triển bền vững, mang lại hiệu quả thiết thực cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội và công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở cả hai nước.

Đồng chí Fidel Castro với các chiến sĩ đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên - Huế, trong chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, ngày 15/9/1973. (Ảnh tư liệu: TTXVN).

Đồng chí Fidel Castro với các chiến sĩ đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên - Huế, trong chuyến thăm vùng giải phóng Quảng Trị, ngày 15/9/1973. (Ảnh tư liệu: TTXVN).

Nhân dân Việt Nam mãi ghi nhớ tình cảm đoàn kết, ủng hộ vô điều kiện của nhân dân Cuba. Đi đầu trong phong trào quốc tế ủng hộ Việt Nam, là nước đầu tiên ở Tây bán cầu thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam, Cuba còn luôn dành sự giúp đỡ quý báu về kinh tế, quân sự cho Việt Nam trong những thời khắc gian khó của cuộc đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước. Hình ảnh Lãnh tụ Fidel Castro là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng Quảng Trị trong những ngày khói lửa và câu nói bất hủ của Fidel “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” mãi in đậm trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Những năm qua, quan hệ Việt Nam – Cuba tiếp tục được củng cố, phát triển trong tất cả các lĩnh vực. Quan hệ chính trị ngày càng gắn bó mật thiết, tin cậy lẫn nhau, các nhà lãnh đạo cấp cao hai bên duy trì các chuyến thăm, trao đổi thường xuyên. Hợp tác kinh tế, thương mại được quan tâm thúc đẩy thông qua các chương trình, dự án hợp tác và đầu tư, trong đó nổi bật là các dự án Việt Nam hỗ trợ Cuba phát triển sản xuất lúa gạo. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba và là nước ở khu vực châu Á – châu Đại Dương đầu tư lớn nhất tại Cuba. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba, tranh thủ thế mạnh và sự bổ trợ của hai nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực năng lượng, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng hóa tiêu dùng và hạ tầng du lịch. Hai nước duy trì phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế. Việt Nam nhất quán lập trường ủng hộ Cuba, yêu cầu Mỹ dỡ bỏ chính sách bao vây, cấm vận.

Tình cảm gắn bó Việt Nam - Cuba được thể hiện rõ nét trong cuộc chiến chung chống đại dịch Covid-19 đang gây ra tác động tiêu cực toàn cầu. Ngay khi đại dịch bùng lên, Việt Nam và Cuba đã dành cho nhau sự ủng hộ với những món quà, các chuyến hàng viện trợ thiết thực, chứa đựng tình đoàn kết, sẻ chia, mang đậm tinh thần truyền thống tương trợ lẫn nhau trong những thời điểm khó khăn.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam thăm Cuba vào thời điểm quan trọng, khi Cuba vừa hoàn tất quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo cách mạng, Việt Nam vừa bầu ban lãnh đạo mới, với những mục tiêu phát triển mới. Chuyến thăm thể hiện sự tiếp nối trong mối quan hệ gắn bó, thủy chung, trong sáng hiếm có giữa hai nước, tiếp tục vun đắp tình hữu nghị đặc biệt, thúc đẩy hợp tác toàn diện Việt Nam – Cuba đi vào chiều sâu, thiết thực và bền vững.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel trước khi tiến hành hội đàm ngày 9/11/2018 tại Hà Nội. (Ảnh: VGP)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel trước khi tiến hành hội đàm ngày 9/11/2018 tại Hà Nội. (Ảnh: VGP)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Raúl Castro trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Cuba, tháng 3/2018. (Ảnh:BNG)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa Cuba Raúl Castro trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Cuba, tháng 3/2018. (Ảnh:BNG)

Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 11/2018. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Díaz-Canel hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến thăm Việt Nam, tháng 11/2018. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tượng trưng món quà 10.000 tấn gạo tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Cuba, ngày 29/7/2021.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao tượng trưng món quà 10.000 tấn gạo tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Cuba, ngày 29/7/2021.

Biểu tượng của ý chí tự cường

Ngày 26/7/1953 ghi vào lịch sử Cuba mốc son Ngày Cách mạng – ngày Fidel Castro lãnh đạo cuộc tấn công pháo đài Moncada, mở đầu cuộc đấu tranh cách mạng lật đổ chế độ độc tài Batista tay sai của đế quốc. Cuộc tiến công mở màn bất thành không khiến người chiến sĩ có ý chí sắt đá từ bỏ mục tiêu cách mạng.

Rạng sáng 25/11/1956, con tàu Granma đưa Fidel cùng 81 chiến sĩ yêu nước Cuba rời Mexico vượt đại dương trở về Tổ quốc, tiếp tục cuộc đấu tranh. Ngày 2/12/1956, cuộc đổ bộ lịch sử lên đảo quê hương hoàn tất, song lực lượng của Fidel đã bị đội quân Batista bao vây và tấn công. Sau cuộc chiến không cân sức, chỉ còn lại 12 chiến sĩ quả cảm, sau đó rút về vùng rừng núi Sierra Maestra hiểm trở xây dựng căn cứ.

Với sự ủng hộ của nhân dân, căn cứ địa cách mạng Sierra Maestra nhanh chóng được củng cố và mở rộng, phong trào đấu tranh vũ trang lan khắp mọi miền đất nước, lực lượng khởi nghĩa ngày càng đông đảo, liên tiếp giành thắng lợi trên các mặt trận.

Ngày 1/1/1959, cách mạng Cuba thành công, nhân dân cùng các chiến sĩ cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel đã lật đổ chế độ độc tài, thiết lập Nhà nước công nông đầu tiên ở Tây bán cầu, chấm dứt gần 5 thế kỷ đô hộ của thực dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của Nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa là niềm cổ vũ lớn lao, khích lệ các dân tộc bị áp bức tiến hành đấu tranh giành độc lập.

Nhưng, hòng bóp nghẹt chính quyền non trẻ của đất nước Cuba độc lập, Mỹ đã nhanh chóng áp đặt chính sách bao vây kinh tế, ban đầu vào tháng 10/1960 là lệnh cấm vận thương mại, cấm xuất khẩu; hai năm sau là lệnh cấm vận kinh tế toàn diện chống Cuba. Chính sách đơn phương phi lý của chính quyền Mỹ cứ thế kéo dài, với lý do được thay đổi theo thời gian và mục tiêu siết chặt vòng vây hãm đảo quốc kiên cường.

Song, kiên định ý chí độc lập tự cường, khẳng định tính chất xã hội chủ nghĩa của Cách mạng Cuba, Fidel đã lãnh đạo nhân dân kiên cường đấu tranh, liên tiếp làm thất bại những âm mưu của thế lực thù địch. Minh chứng sống động là chiến thắng Girón vang dội ngày 19/4/1961, đánh dấu thất bại đầu tiên của đế quốc Mỹ ở Tây bán cầu.

Lãnh tụ Fidel Castro với các nhà lãnh đạo cách mạng ở Cuba vào tháng 6/1957, trong đó có anh hùng Che Guevara (thứ 2 từ trái sang) và đồng chí Raúl Castro (ngồi phía trước). (Ảnh: TTXVN)

Lãnh tụ Fidel Castro với các nhà lãnh đạo cách mạng ở Cuba vào tháng 6/1957, trong đó có anh hùng Che Guevara (thứ 2 từ trái sang) và đồng chí Raúl Castro (ngồi phía trước). (Ảnh: TTXVN)

Ngày 1/1/1959, quân khởi nghĩa do Fidel lãnh đạo tiến vào thủ đô, chính quyền lâm thời được thành lập. Sự kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân Cuba, kỉ nguyên làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 1/1/1959, quân khởi nghĩa do Fidel lãnh đạo tiến vào thủ đô, chính quyền lâm thời được thành lập. Sự kiện này đã mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân dân Cuba, kỉ nguyên làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: TTXVN)

Ngay sau Cách mạng Cuba thành công, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng bóp chết cuộc cách mạng non trẻ. (Ảnh: TTXVN)

Ngay sau Cách mạng Cuba thành công, các thế lực thù địch đã tiến hành nhiều âm mưu, thủ đoạn hòng bóp chết cuộc cách mạng non trẻ. (Ảnh: TTXVN)

Lãnh tụ Fidel phát biểu trên sóng radio và trên truyền hình trong thời kỳ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. (Ảnh: TTXVN)

Lãnh tụ Fidel phát biểu trên sóng radio và trên truyền hình trong thời kỳ khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. (Ảnh: TTXVN)

Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba diễn ra vào tháng 12/1975 (Ảnh: BÁO GRANMA)

Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba diễn ra vào tháng 12/1975 (Ảnh: BÁO GRANMA)

Chủ tịch Fidel phát biểu tại Liên hợp quốc vào tháng 10/1979. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Fidel phát biểu tại Liên hợp quốc vào tháng 10/1979. (Ảnh: TTXVN)

Người lính Cuba giương cao lá cờ trong dịp tưởng niệm những lãnh đạo sinh viên thiệt mạng trong cuộc chiến chống chế độ thực dân Tây Ban Nha (Ảnh: REUTERS)

Người lính Cuba giương cao lá cờ trong dịp tưởng niệm những lãnh đạo sinh viên thiệt mạng trong cuộc chiến chống chế độ thực dân Tây Ban Nha (Ảnh: REUTERS)

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba là nước có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới với 13% ngân sách. Trong ảnh: Các em nhỏ Cuba trong ngày khai giảng năm học mới (Ảnh: REUTERS)

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba là nước có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới với 13% ngân sách. Trong ảnh: Các em nhỏ Cuba trong ngày khai giảng năm học mới (Ảnh: REUTERS)

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Cuba đã giành được thành tích đáng nể, đứng thứ 14 trong bảng tổng sắp huy chương. (Ảnh: BÁO GRANMA)

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Cuba đã giành được thành tích đáng nể, đứng thứ 14 trong bảng tổng sắp huy chương. (Ảnh: BÁO GRANMA)

Cuộc sống thanh bình và kiến trúc cổ điển ở Cuba luôn hấp dẫn du khách khắp thế giới. Trong ảnh: Du khách lái xe ô tô cổ trên đường phố ở thủ đô Havana (Ảnh: REUTERS)

Cuộc sống thanh bình và kiến trúc cổ điển ở Cuba luôn hấp dẫn du khách khắp thế giới. Trong ảnh: Du khách lái xe ô tô cổ trên đường phố ở thủ đô Havana (Ảnh: REUTERS)

Cuba là nước có thành tựu y tế đáng nể, đặc biệt luôn là nước có tỷ lệ bệnh nhân so với bác sĩ thấp nhất thế giới. Trong ảnh: Em Cristian Artimbau, 14 tuổi, được tiêm một liều vaccine ngừa Covid-19 Soberana 02 (do Cuba bào chế) trong quá trình thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện vào tháng 6/2021 (Ảnh: REUTERS)

Cuba là nước có thành tựu y tế đáng nể, đặc biệt luôn là nước có tỷ lệ bệnh nhân so với bác sĩ thấp nhất thế giới. Trong ảnh: Em Cristian Artimbau, 14 tuổi, được tiêm một liều vaccine ngừa Covid-19 Soberana 02 (do Cuba bào chế) trong quá trình thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện vào tháng 6/2021 (Ảnh: REUTERS)

Item 1 of 5

Người lính Cuba giương cao lá cờ trong dịp tưởng niệm những lãnh đạo sinh viên thiệt mạng trong cuộc chiến chống chế độ thực dân Tây Ban Nha (Ảnh: REUTERS)

Người lính Cuba giương cao lá cờ trong dịp tưởng niệm những lãnh đạo sinh viên thiệt mạng trong cuộc chiến chống chế độ thực dân Tây Ban Nha (Ảnh: REUTERS)

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba là nước có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới với 13% ngân sách. Trong ảnh: Các em nhỏ Cuba trong ngày khai giảng năm học mới (Ảnh: REUTERS)

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Cuba là nước có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cao nhất thế giới với 13% ngân sách. Trong ảnh: Các em nhỏ Cuba trong ngày khai giảng năm học mới (Ảnh: REUTERS)

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Cuba đã giành được thành tích đáng nể, đứng thứ 14 trong bảng tổng sắp huy chương. (Ảnh: BÁO GRANMA)

Tại Olympic Tokyo 2020, đoàn thể thao Cuba đã giành được thành tích đáng nể, đứng thứ 14 trong bảng tổng sắp huy chương. (Ảnh: BÁO GRANMA)

Cuộc sống thanh bình và kiến trúc cổ điển ở Cuba luôn hấp dẫn du khách khắp thế giới. Trong ảnh: Du khách lái xe ô tô cổ trên đường phố ở thủ đô Havana (Ảnh: REUTERS)

Cuộc sống thanh bình và kiến trúc cổ điển ở Cuba luôn hấp dẫn du khách khắp thế giới. Trong ảnh: Du khách lái xe ô tô cổ trên đường phố ở thủ đô Havana (Ảnh: REUTERS)

Cuba là nước có thành tựu y tế đáng nể, đặc biệt luôn là nước có tỷ lệ bệnh nhân so với bác sĩ thấp nhất thế giới. Trong ảnh: Em Cristian Artimbau, 14 tuổi, được tiêm một liều vaccine ngừa Covid-19 Soberana 02 (do Cuba bào chế) trong quá trình thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện vào tháng 6/2021 (Ảnh: REUTERS)

Cuba là nước có thành tựu y tế đáng nể, đặc biệt luôn là nước có tỷ lệ bệnh nhân so với bác sĩ thấp nhất thế giới. Trong ảnh: Em Cristian Artimbau, 14 tuổi, được tiêm một liều vaccine ngừa Covid-19 Soberana 02 (do Cuba bào chế) trong quá trình thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện vào tháng 6/2021 (Ảnh: REUTERS)

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba (PCC), với ý chí tự cường và sức sáng tạo, lao động quên mình, nhân dân Cuba đã vượt bao khó khăn, từng bước giành những thành tựu, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Các lệnh của Mỹ về cấm vận kinh tế, tài chính và hạn chế thương mại, du lịch có thời điểm gần như bóp nghẹt nền kinh tế Cuba, nhưng không ngăn được Cuba tham gia các thoả thuận thương mại, kinh tế với nhiều nước, mở rộng cơ hội giao thương, xuất khẩu dịch vụ y tế vốn là thế mạnh.

Hội chợ thương mại quốc tế Havana lần thứ 36, năm 2018 (Ảnh: cubasi.cu)

Hội chợ thương mại quốc tế Havana lần thứ 36, năm 2018 (Ảnh: cubasi.cu)

Trong khó khăn, sức sáng tạo và ý chí tự cường càng được phát huy. Từ năm 2009, Cuba bắt đầu cải cách, áp dụng một số chính sách kinh tế mới. Đường lối cập nhật hoá mô hình kinh tế-xã hội được PCC thông qua tại Đại hội VI (năm 2011), đánh dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển của Cuba. Định hướng cải cách tiếp tục được khẳng định vững chắc tại Đại hội VII (năm 2016).

5 năm đẩy mạnh tiến trình cập nhật hoá vừa qua chứng kiến những thành tựu ghi đậm dấu ấn cải cách, nổi bật là thông qua Hiến pháp năm 2019, khẳng định lấy nguyên tắc cách mạng làm nền móng phát triển đất nước, lấy người dân làm trung tâm các chính sách phát triển. Bản Hiến pháp định hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, khơi thông tiến trình cập nhật hoá.

Bộ Y tế Cuba cho biết hơn 10 triệu liều vaccine Soberana 02, Soberana Plus và Abdala đã được tiêm chủng cho người dân, khoảng 4,1 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 liều và khoảng hơn 2,6 triệu người đã tiêm đủ liều, hướng tới 60-70% dân số được tiêu chủng với vaccine tự sản xuất cuối tháng 8/2021. (Trong ảnh: Thông báo về các thử nghiệm lâm sàng của vaccine Soberana 02 tại một bệnh viện ở Havana tháng 6/2021 (Ảnh: REUTERS)

Bộ Y tế Cuba cho biết hơn 10 triệu liều vaccine Soberana 02, Soberana Plus và Abdala đã được tiêm chủng cho người dân, khoảng 4,1 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 liều và khoảng hơn 2,6 triệu người đã tiêm đủ liều, hướng tới 60-70% dân số được tiêu chủng với vaccine tự sản xuất cuối tháng 8/2021. (Trong ảnh: Thông báo về các thử nghiệm lâm sàng của vaccine Soberana 02 tại một bệnh viện ở Havana tháng 6/2021 (Ảnh: REUTERS)

Gần đây, ngoài sức ép Mỹ siết chặt chính sách cấm vận, đảo chiều xu hướng tích cực sau khi Mỹ và Cuba bình thường hoá quan hệ cuối năm 2014, tiến trình cập nhật hoá mô hình kinh tế-xã hội của Cuba cũng chịu tác động tiêu cực từ môi trường khu vực không thuận lợi, khi các chính phủ cánh tả và phong trào tiến bộ ở Mỹ Latin gặp nhiều sóng gió.

Song, không vì thế mà tiến trình cải cách bị đình trệ. Đại hội VIII của PCC (tháng 4/2021) đã tăng tốc “con tàu chuyển đổi kinh tế”, với tinh thần kiên định con đường xã hội chủ nghĩa và bảo đảm sự tiếp nối của tiến trình cách mạng. Với chủ trương tự quyết vận mệnh và con đường phát triển của dân tộc, với tinh thần chiến thắng Giron, Cuba có cơ sở để tiếp tục vượt qua khó khăn, giành thành tựu trong giai đoạn cách mạng mới.

Nhóm bác bác sĩ, y tá Cuba tới Malpensa ở Italia giúp chống dịch Covid-19 ngày 22/3. (Ảnh: REUTERS)

Nhóm bác bác sĩ, y tá Cuba tới Malpensa ở Italia giúp chống dịch Covid-19 ngày 22/3. (Ảnh: REUTERS)

“Cường quốc của lòng nhân ái”

Những ngày tháng này, cũng như khắp nơi trên thế giới, Cuba đang phải vật lộn chống chọi sức tàn phá của đại dịch Covid-19. Khó khăn từ các lệnh cấm vận khiến nỗ lực chống dịch càng thêm gian nan, nhưng không cản trở Cuba thực hiện sứ mệnh hỗ trợ y tế cho nhiều nước, phát huy tinh thần quốc tế cao cả, vốn là đức tính tự thân của người Cuba và được hun đúc qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc nổi bật của hòn đảo bé nhỏ trên biển Caribe.

Ngay khi dịch bùng phát, cùng việc chia sẻ kinh nghiệm về phòng, chống và điều trị bệnh nhân Covid-19, Cuba đã cử hàng trăm nhân viên y tế tới hỗ trợ tại các nước trong khu vực. Vào thời điểm đỉnh của đại dịch tại Italia, nhóm hơn 50 bác sĩ Cuba đầu tiên đã tới “tâm chấn Lombardy”. Họ bổ sung cho “đội quân nhân ái” gồm khoảng 28.000 chuyên gia, nhân viên y tế Cuba có mặt tại 59 quốc gia trên khắp thế giới vào thời điểm trước đại dịch.

Đến nay, có khoảng 4.000 y, bác sĩ Cuba được triển khai tới các nước; gần 40 quốc gia ở 5 châu lục nhận sự hỗ trợ và hợp tác y tế với Cuba trong bối cảnh đại dịch hoành hành. Báo The Nation (Mỹ) ước tính, không nước nào gửi số lượng bác sĩ ra nước ngoài trong thời gian đại dịch nhiều như Cuba, thể hiện tinh thần chủ nghĩa quốc tế chân chính.

Phái đoàn bác sĩ Cuba tham gia chống Covid-19 tại các nước là biểu hiện sinh động mới nhất của tinh thần nhân ái của người Cuba. Sự hỗ trợ quốc tế của Cuba trong lĩnh vực y tế không phải điều mới, mà là một phần quan trọng trong truyền thống đoàn kết của Cách mạng Cuba. Sứ mệnh nhân văn khởi đầu từ những năm Cuba mới giành tự do. Năm 1960, Cuba đã cử một “lữ đoàn y tế” tới Chile giúp cứu chữa nạn nhân sau vụ động đất. Năm 1963, một nhóm bác sĩ Cuba được điều tới hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tại Algeria ngay khi nước này thoát khỏi ách thống trị của thực dân.

Năm 2005, phát biểu tại buổi lễ ra mắt đội quân áo blouse trắng có tên Lữ đoàn Henry Reeve (lấy theo tên của tình nguyện viên người Mỹ chiến đấu cùng người Cuba chống thực dân), lãnh tụ Fidel nói với các chiến sĩ tình nguyện Cuba rằng, trở thành bác sĩ như mở ra cánh cửa đưa tới những hành động cao cả. Suốt chiều dài lịch sử vị tha của dân tộc, người Cuba luôn sẵn sàng hỗ trợ y tế cho mọi quốc gia, không ngại ngần về khác biệt ý thức hệ. Và người Cuba không bao giờ phản bội lý tưởng cao đẹp này.

Là các bác sĩ xuất sắc do Cuba đào tạo và được lựa chọn thực hiện nghĩa vụ nhân văn, luôn thấm nhuần tinh thần quốc tế cao cả của người cộng sản và của chiến sĩ cách mạng Cuba Che Guevara (cũng từng là một bác sĩ), những chiến sĩ áo blouse trắng thuộc Lữ đoàn Henry Reeve sẵn sàng đến bất cứ nơi nào trên thế giới phải hứng chịu thiên tai, dịch bệnh. Họ trở thành cầu nối Cuba với quốc tế, từ các nước nghèo ở châu Phi đến các nước phương Tây giàu có, cả những nước không có liên kết chính trị với đảo quốc vùng Caribe.

Năm 2020, ghi nhận đóng góp của Cuba, Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) đã đề cử Lữ đoàn Henry Reeve cho giải Nobel Hòa bình. (Ảnh: GETTYIMAGE)

Năm 2020, ghi nhận đóng góp của Cuba, Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) đã đề cử Lữ đoàn Henry Reeve cho giải Nobel Hòa bình. (Ảnh: GETTYIMAGE)

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Lữ đoàn Henry Reeve đã cứu hơn 80 nghìn mạng sống, điều trị cho gần 3 triệu người trong suốt 15 năm hoạt động. Họ đã có mặt ở Guatemala, Pakistan và Nepal sau những trận động đất kinh hoàng. Họ giúp người Haiti vượt qua dịch tả, tới khu vực Tây Phi cùng chống chọi đại dịch Ebola...

Năm 2014, cùng hơn 200 đồng nghiệp thuộc Lữ đoàn Henry Reeve thực hiện sứ mệnh hỗ trợ y tế ở “mặt trận Tây Phi”, bác sĩ Felix Baez tình nguyện tới Sierra Leon và không may đã nhiễm Ebola sau chỉ một tháng vật lộn với khó khăn, khám và chữa trị cho hàng nghìn lượt bệnh nhân địa phương. Ngay khi khỏi bệnh sau quãng thời gian điều trị khắc nghiệt ở Thụy Sĩ, bác sĩ Felix Baez lập tức xin trở lại “chiến trường Sierra Leon” tiếp tục sứ mệnh còn dang dở.

Câu chuyện của người bác sĩ tình nguyện Cuba đã truyền cảm hứng lan tỏa về sự cống hiến và tinh thần quốc tế vô tư, trong sáng. Năm 2020, ghi nhận đóng góp của Cuba, Hội đồng Hòa bình thế giới (WPC) đã đề cử Lữ đoàn Henry Reeve cho giải Nobel Hòa bình, với nhận định phái đoàn bác sĩ Cuba thực hiện sứ mệnh ứng phó thảm họa và dịch bệnh nguy cấp là “thí dụ chân thật nhất về tình hữu nghị quốc tế”.

Cuba đang kiên cường vượt qua khó khăn khi ứng phó đại dịch, như cách mà “đảo quốc anh hùng” kiên định theo đuổi con đường phát triển đã lựa chọn, bất chấp vòng vây ngặt nghèo của các lệnh cấm vận và âm mưu chống phá cách mạng Cuba. Trong khó khăn, sứ mệnh quốc tế cao cả trong lĩnh vực y tế càng sáng ngời. Dẫu không giàu có về tiền của, không phải nước lớn về tiềm lực vũ khí răn đe, Cuba vẫn là một cường quốc -  “Cường quốc của lòng nhân ái”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự lễ mít-tinh của hơn 1.000 đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội, chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cách mạng Cuba, do Tổng thống Osvaldo Dorticós Torrado dẫn đầu sang thăm Việt Nam, cuối tháng 10/1966. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)

Đồng chí Fidel Castro và người dân chào đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại thủ đô Havana, tháng 3/1974. (Nguồn: TTXVN)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên cho đồng chí Fidel Castro tại Hà Nội năm 1973.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự lễ mít-tinh của hơn 1.000 đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô Hà Nội, chào mừng Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Cách mạng Cuba, do Tổng thống Osvaldo Dorticós Torrado dẫn đầu sang thăm Việt Nam, cuối tháng 10/1966. (Ảnh: Văn Lượng/TTXVN)

Đồng chí Fidel Castro và người dân chào đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại thủ đô Havana, tháng 3/1974. (Nguồn: TTXVN)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao Huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên cho đồng chí Fidel Castro tại Hà Nội năm 1973.

Việt Nam – Cuba: Cơ duyên lịch sử và nghĩa tình đặc biệt

Như một cơ duyên lịch sử, Việt Nam và Cuba cùng chia sẻ nét tương đồng về những sự kiện trọng đại, làm thay đổi vận mệnh mỗi quốc gia và trở thành nguồn cổ vũ to lớn đối với các dân tộc chịu áp bức trên khắp thế giới. Trong dòng chảy không thể đảo ngược của phong trào đấu tranh chống thực dân, giải phóng dân tộc, Việt Nam có chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 lừng lẫy địa cầu; Cuba có thắng lợi cách mạng ngày 1/1/1959, sự kiện mang tầm ảnh hưởng lớn nhất ở Mỹ Latin trong thế kỷ 20 và làm thay đổi cục diện chính trị khu vực.

Những năm 60 của thế kỷ trước, khi nhân dân Việt Nam đang tập trung nỗ lực thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh giải phóng miền nam, ở nửa bên kia trái đất, nhân dân Cuba cũng đương đầu sự khắc nghiệt của các âm mưu phá hoại và hành động chống phá của các thế lực đế quốc.

Ngày 2/12/1960, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ Việt Nam-Cuba. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 2/12/1960, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký hiệp định thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ Việt Nam-Cuba. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 2/12/1960, chính quyền non trẻ do lãnh tụ Fidel lãnh đạo đã đưa Cuba trở thành nước đầu tiên ở Tây bán cầu thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Việt Nam.

Những nét tương đồng trong tiến trình dựng nước, giữ nước và khát vọng, lý tưởng cách mạng, cùng truyền thống hào hùng vì độc lập, tự do, chủ quyền và quyền tự quyết của hai dân tộc đã tạo nên cơ duyên, nền tảng vững chắc cho mối quan hệ nghĩa tình đặc biệt giữa Việt Nam và Cuba.

Mối quan hệ hữu nghị, thủy chung, trong sáng được Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ Fidel và các thế hệ lãnh đạo, nhân dân hai nước kế tục và vun đắp trở thành tài sản quý báu đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vượt qua những biến động, thăng trầm của lịch sử trong hơn 60 năm qua.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba tại đồn An ninh nhân dân Bến Hải (Quảng Trị), tháng 9/1973. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Phạm Văn Đồng và đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thủ tướng Chính phủ Cách mạng Cuba tại đồn An ninh nhân dân Bến Hải (Quảng Trị), tháng 9/1973. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 15/9/1973, đồng chí Fidel Castro tới thị sát Căn cứ quân sự Tân Lâm-Dốc Miếu trên Hàng rào điện tử McNamara, bị quân và dân miền Nam phá hủy. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 15/9/1973, đồng chí Fidel Castro tới thị sát Căn cứ quân sự Tân Lâm-Dốc Miếu trên Hàng rào điện tử McNamara, bị quân và dân miền Nam phá hủy. (Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Fidel Castro và Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1995.

Chủ tịch Fidel Castro và Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1995.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp giang rộng vòng tay chào đón lãnh tụ Cuba tới thăm Việt Nam năm 2003. (Ảnh: Xuân Gụ)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp giang rộng vòng tay chào đón lãnh tụ Cuba tới thăm Việt Nam năm 2003. (Ảnh: Xuân Gụ)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm lãnh tụ Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm chính thức tới Cuba tháng 4/2012 (Ảnh: BÁO GRANMA)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm lãnh tụ Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm chính thức tới Cuba tháng 4/2012 (Ảnh: BÁO GRANMA)

Trong trái tim nhân dân Việt Nam luôn in sâu câu nói bất hủ của lãnh tụ Fidel “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!” cùng hình ảnh Fidel là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên và duy nhất thăm vùng giải phóng Quảng Trị ngày 16/9/1973.

Đồng chí Fidel Castro phất cao lá cờ Bách chiến, bách thắng lấp lánh Huân chương của Đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên – Huế. (Ảnh: TTXVN).

Đồng chí Fidel Castro phất cao lá cờ Bách chiến, bách thắng lấp lánh Huân chương của Đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên – Huế. (Ảnh: TTXVN).

Trong những thời khắc vô cùng cam go trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, lãnh tụ Fidel đã biến những chuyến công du nước ngoài thành cơ hội vận động chính phủ và nhân dân các nước đoàn kết, ủng hộ Việt Nam. Những cuộc tuần hành quần chúng ở Cuba thể hiện đoàn kết với Việt Nam luôn có sự xuất hiện, đồng hành của nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Cuba.

Vượt qua khoảng cách xa xôi về địa lý, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, Cuba luôn sát cánh, hỗ trợ Việt Nam với tinh thần một người bạn chân thành, một người đồng chí tin cậy. Cuba luôn là biểu tượng và đi đầu trong phong trào nhân dân thế giới đoàn kết, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam chống đế quốc Mỹ, giành thắng lợi hoàn toàn, thống nhất đất nước.

Đầu những năm 1960, khi đất nước cũng gặp nhiều khó khăn do bị bao vây, cấm vận, Chính phủ và nhân dân Cuba vẫn dành cho Việt Nam sự ủng hộ chân tình, không toan tính. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh tụ Fidel, Ủy ban Đoàn kết với Việt Nam ra đời, lan tỏa tình đoàn kết, ủng hộ Việt Nam tới khắp trường học, bệnh viện, nhà máy, công trường, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân Cuba.

Với khẩu hiệu “Tất cả vì Việt Nam”, phong trào đoàn kết với Việt Nam đã lan tỏa rộng khắp đất nước Cuba. Không nơi nào trên thế giới có hàng nghìn nhà máy, trường học, khu phố mang tên các anh hùng, các địa danh của Việt Nam, như ở Cuba.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ nhân dân và học sinh Cuba tại Tượng đài Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Cuba tháng 3/2018 (Ảnh: TTXVN)

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ nhân dân và học sinh Cuba tại Tượng đài Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Cuba tháng 3/2018 (Ảnh: TTXVN)

Đáp lại chân tình của người đồng chí, anh em, Việt Nam luôn dành tình cảm hữu nghị đặc biệt, đoàn kết và hợp tác chân thành, coi việc hỗ trợ Cuba là nghĩa vụ tự nhiên, xuất phát từ lương tâm và tình cảm quốc tế trong sáng, truyền thống hữu nghị và nhân văn của dân tộc. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ lãnh đạo và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định đoàn kết và ủng hộ Cuba là lương tâm và trách nhiệm của những người cộng sản và toàn thể nhân dân Việt Nam; là đạo lý, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam thủy chung với đồng chí, bạn bè.

Hội thảo lý luận lần thứ tư giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Cuba (Ảnh: TTXVN)

Hội thảo lý luận lần thứ tư giữa hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Cuba (Ảnh: TTXVN)

Sau giải phóng và bước vào công cuộc tái thiết đất nước, Việt Nam hợp tác cùng Cuba đúc rút kinh nghiệm thắng lợi, góp phần vào học thuyết “chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc chống xâm lược”. Nhân dân Việt Nam đồng lòng chịu đựng thiếu thốn, hy sinh lợi ích để hỗ trợ, phần nào giúp Cuba vượt qua thời điểm khó khăn của “thời kỳ đặc biệt”.

Nhiều dự án viện trợ, hợp tác được triển khai, nhất là giúp Cuba sản xuất lúa gạo, từng bước bảo đảm an ninh lương thực. Việt Nam hết lòng chia sẻ với Cuba kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế. Tình cảm đoàn kết và ủng hộ Cuba luôn được Việt Nam thể hiện nhất quán và mạnh mẽ trong lập trường tại các diễn đàn quốc tế.

Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, giờ đây, Việt Nam và Cuba đều đứng trước cả vận hội và thách thức mới. Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng hơn, Cuba tăng tốc triển khai đường lối cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội và hai tiến trình này có thể tương tác và bổ sung lẫn nhau. Quan hệ chính trị hai nước tiếp tục được củng cố mạnh mẽ, với các chuyến thăm được duy trì, cả ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước đến các đoàn bộ, ngành, địa phương.

Việt Nam và Cuba cùng đánh giá hai nước là đối tác quan trọng của nhau. Cuba chọn Việt Nam là đối tác đầu tiên tại châu Á để đàm phán, hướng tới ký kết Hiệp định thương mại mới. Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba ở châu Á - châu Đại dương và là nhà cung cấp gạo chủ yếu của Cuba. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp và khó lường, hai nước càng xác định cơ hội và nhu cầu sát cánh cùng nhau tại các diễn đàn quốc tế, đề cao các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích của các nước đang phát triển.

Bắt nguồn từ lịch sử đấu tranh vẻ vang và được vun đắp trong suốt chặng đường cách mạng ở cả hai nước bằng tình cảm đồng chí, anh em trong sáng,cùng chung mục đích và lý tưởng cao đẹp, quan hệ đặc biệt giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam và Cuba luôn được ngợi ca là mối quan hệ anh em mẫu mực, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và đoàn kết thủy chung. Việt Nam và Cuba có đầy đủ các yếu tố để tiếp tục phát triển quan hệ song phương bền chặt, trên tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, vì sự nghiệp cách mạng ở mỗi nước, đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

Tháng 8/1972, nhân Ngày Đê điều (18/8), Đại sứ Cộng hoà Cuba tại Việt Nam Raul ValdesVivo cùng các cán bộ, chuyên gia, thuyền trưởng các tầu Cuba đang cập cảng Hải Phòng và Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tham gia đắp đê tại Hà Nội (Ảnh: TTXVN)

Đoàn Quân y Việt Nam sang ký văn bản hợp tác với Quân y Cuba (Ảnh:VUFO)

Tổ quân y giúp bạn về Y học cổ truyền tại Bệnh viện Naval, La Habana năm 1990 (Ảnh: VUFO)

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, Quảng Bình là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Cuba. Thông qua chương trình hợp tác quốc tế về y tế giữa 2 nước, từ tháng 4/2018 đến nay, đã có 7 chuyên gia y tế của Cuba thuộc các chuyên ngành: Tim mạch can thiệp, ngoại thần kinh, chấn thương chỉnh hình, ung bướu, nhi, nội soi tiêu hóa sang làm việc tại bệnh viện. (Ảnh: VUFO)

Học sinh trường Phổ thông trung học vừa học vừa làm mang tên Hồ Chí Minh ở ngoại thành La Habana đọc Báo ảnh Việt Nam tiếng Tây Ban Nha, tháng 9/2003. Từ hàng chục năm nay, tờ Báo Ảnh Việt Nam (AVN) liên tục được in ấn và xuất bản tại Cuba với sự hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và hãng thông tấn Cuba, Prensa Latina, để phát hành tại Cuba và các nước Mỹ Latin.

Chuyên gia Việt Nam trao đổi kỹ thuật chăm sóc lúa trong khuôn khổ “Dự án hợp tác phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba" do Việt Nam giúp Cuba, giai đoạn 2019- 2023 (Ảnh: VUFO)

Tháng 8/1972, nhân Ngày Đê điều (18/8), Đại sứ Cộng hoà Cuba tại Việt Nam Raul ValdesVivo cùng các cán bộ, chuyên gia, thuyền trưởng các tầu Cuba đang cập cảng Hải Phòng và Chủ tịch Ủy ban hành chính Hà Nội Trần Duy Hưng tham gia đắp đê tại Hà Nội (Ảnh: TTXVN)

Đoàn Quân y Việt Nam sang ký văn bản hợp tác với Quân y Cuba (Ảnh:VUFO)

Tổ quân y giúp bạn về Y học cổ truyền tại Bệnh viện Naval, La Habana năm 1990 (Ảnh: VUFO)

Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới, Quảng Bình là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Cuba. Thông qua chương trình hợp tác quốc tế về y tế giữa 2 nước, từ tháng 4/2018 đến nay, đã có 7 chuyên gia y tế của Cuba thuộc các chuyên ngành: Tim mạch can thiệp, ngoại thần kinh, chấn thương chỉnh hình, ung bướu, nhi, nội soi tiêu hóa sang làm việc tại bệnh viện. (Ảnh: VUFO)

Học sinh trường Phổ thông trung học vừa học vừa làm mang tên Hồ Chí Minh ở ngoại thành La Habana đọc Báo ảnh Việt Nam tiếng Tây Ban Nha, tháng 9/2003. Từ hàng chục năm nay, tờ Báo Ảnh Việt Nam (AVN) liên tục được in ấn và xuất bản tại Cuba với sự hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và hãng thông tấn Cuba, Prensa Latina, để phát hành tại Cuba và các nước Mỹ Latin.

Chuyên gia Việt Nam trao đổi kỹ thuật chăm sóc lúa trong khuôn khổ “Dự án hợp tác phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba" do Việt Nam giúp Cuba, giai đoạn 2019- 2023 (Ảnh: VUFO)

Ngày xuất bản: 18/9/2021
Tổ chức thực hiện: NGUYỄN NGỌC THANH, CHU HỒNG THẮNG
Nội dung: SƠN NINH
Trình bày: NGUYỄN TRANG, MINH DUY, NGUYỄN NAM, NGỌC BÍCH, PHAN ANH
Ảnh: TTXVN, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Báo GRANMA, CUBADEBATE, REUTERS, VGP, VOV.