Nhận lời mời của Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm cấp nhà nước tới Campuchia từ ngày 21 đến 22/12/2021. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, diễn ra trong bối cảnh quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục có những bước phát triển quan trọng.

Chuyến thăm nhằm triển khai đường lối đối ngoại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với các nước láng giềng hữu nghị truyền thống. Đây cũng là một trong những hoạt động khởi đầu chuỗi sự kiện chào mừng Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam và kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (24/6/1967-24/6/2022).

ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP
HỘI NHẬP VÀ NĂNG ĐỘNG


Dưới sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni và dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Hoàng gia, Campuchia đạt nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trong sự nghiệp xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, phát triển phồn vinh, có vai trò và vị thế ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới.

Từ năm 1993, Campuchia chuyển sang nền kinh tế thị trường. Sau gần 3 thập niên phát triển, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế và đầu tư nước ngoài, kinh tế đất nước Chùa Tháp từng bước thay đổi. Từ năm 2012, GDP của Campuchia đạt tăng trưởng trung bình trên 7%/năm. GDP của Campuchia trong các năm 2017, 2018 và 2019 lần lượt là 7,1%, 7,3% và 7,1%. Do tác động nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế của Campuchia giảm 3,1% trong năm 2020 và đang có những tín hiệu phục hồi tích cực.

Cơ cấu kinh tế của Campuchia gồm các lĩnh vực trụ cột là nông nghiệp, dệt may, du lịch và xây dựng, trong đó công nghiệp dệt may, da giày chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu. Campuchia đang tích cực triển khai Chiến lược Tứ giác giai đoạn 4, tập trung cải cách toàn diện kinh tế-xã hội, tăng cường hội nhập, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050.

Báo cáo cập nhật tháng 12 vừa qua của Ngân hàng Thế giới (WB) về kinh tế Campuchia chỉ ra rằng, các động lực tăng trưởng truyền thống, đặc biệt như dệt may, sản phẩm du lịch, giày dép và công nghiệp lắp ráp xe đạp, cũng như nông nghiệp đang đóng vai trò “trụ đỡ” cho tiến trình hồi phục kinh tế của Campuchia. WB dự báo, nền kinh tế Campuchia có thể đạt mức tăng trưởng 2,2% trong năm 2021, trong bối cảnh Campuchia chọn phương cách chung sống an toàn với Covid-19 khi phần lớn dân số đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 và Chính phủ Campuchia từng bước khôi phục các hoạt động kinh tế, trong khi thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ sức khỏe người dân.

Về đối ngoại, theo Hiến pháp, Campuchia thực hiện chính sách trung lập, không liên kết, không xâm lược hoặc can thiệp công việc nội bộ nước khác. Campuchia gia nhập Liên hợp quốc (10/1955), là thành viên thứ 10 của ASEAN (4/1999), thành viên thứ 148 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (9/2003); gia nhập Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 hồi tháng 10/2004, tại Hà Nội. Campuchia cũng là thành viên trong nhiều cơ chế hợp tác khu vực, như Ủy hội Mekong quốc tế (MRC); Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV); Hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV); Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS); Chiến lược hợp tác phát triển kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS)...

Hiện nay, Campuchia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 174 nước, có cơ quan đại diện ở 63 nước, có quan hệ thương mại với khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, chú trọng quan hệ với nước lớn, các nước tài trợ, nước láng giềng và tiếp tục đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế.

LÀM SÂU SẮC HƠN QUAN HỆ

LÁNG GIỀNG HỮU NGHỊ

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng, cùng uống chung dòng nước Mekong; nhân dân hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống. Thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967, trải qua những bước thăng trầm trong hơn nửa thế kỷ, quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển ngày càng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực, trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển lâu dài.

Hợp tác chính trị


Quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Campuchia được duy trì, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực. Hai nước duy trì thường xuyên trao đổi đoàn, các cuộc tiếp xúc cấp cao và các cấp. Trong bối cảnh dịch Covid-19, lãnh đạo hai bên vẫn tiến hành nhiều cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến và cả tiếp xúc trực tiếp, góp phần duy trì đà hợp tác giữa hai nước. Tại các cuộc tiếp xúc và trao đổi, lãnh đạo hai nước đều khẳng định quyết tâm hợp tác chặt chẽ nhằm không ngừng củng cố quan hệ Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài trong thời gian tới.

Với nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp, các lĩnh vực hợp tác khác cũng được hai bên tiếp tục thúc đẩy, đi vào thực chất hơn.

An ninh-quốc phòng


Hai nước phối hợp giữ vững ổn định chính trị, an ninh và phát triển ở mỗi nước, tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế và kế hoạch hợp tác; bảo đảm tuyến biên giới ổn định. Bên cạnh đó, hai nước cũng đạt được những thành quả quan trọng trong công tác phân giới, cắm mốc biên giới. Hai bên đã ký kết Hiệp ước bổ sung năm 2019 và Nghị định thư ghi nhận thành quả phân giới, cắm mốc đất liền đạt 84%; đàm phán tiến tới ký kết Hiệp định quy chế biên giới thay thế Hiệp định quy chế năm 1983; đặt nền tảng cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen chứng kiến Lễ ký Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, năm 2019. (Ảnh: TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen chứng kiến Lễ ký Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia, năm 2019. (Ảnh: TTXVN)

Kinh tế, thương mại và đầu tư


Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước được đẩy mạnh, thu được nhiều thành quả tích cực. Về thương mại, 10 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia đạt 7,873 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia đạt 3,931 tỷ USD và Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam đạt 3,942 tỷ USD. Về đầu tư, Việt Nam nằm trong tốp 5 nước đầu tư lớn nhất tại Campuchia. Đến nay, Việt Nam có 188 dự án đầu tư còn hiệu lực ở Campuchia với tổng vốn đăng ký đạt 2,846 tỷ USD.

Tại Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật diễn ra mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn đã khẳng định, hai bên sẽ nỗ lực phối hợp tăng cường kết nối giữa hai nền kinh tế, giữ vững đà tăng trưởng thương mại, đầu tư song phương, xem xét tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước.

Hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19


Trên tinh thần láng giềng hữu nghị và truyền thống sẻ chia, tương trợ, nhất là những lúc khó khăn, Việt Nam và Campuchia phối hợp và hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19, góp phần thiết thực vào nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh lây lan và thúc đẩy phục hồi tại mỗi nước. Đảng và Chính phủ đã hỗ trợ khẩn cấp cho Campuchia các khoản tiền mặt và nhiều vật tư, thiết bị y tế kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Các bộ, ngành, đoàn thể và địa phương của Việt Nam cũng có nhiều hình thức hỗ trợ trực tiếp các đối tác Campuchia, góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa hai nước. Chính phủ, Hội chữ thập đỏ Campuchia, Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam cũng tặng Việt Nam vaccine ngừa Covid-19, khẩu trang y tế, máy tạo oxy…

“Sự hỗ trợ của Việt Nam thời gian qua không chỉ là nghĩa cử nhân đạo cao đẹp, là sự đơm hoa kết trái của mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và láng giềng tốt đẹp giữa hai nước mà còn mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Campuchia, góp phần quan trọng giúp Chính phủ và nhân dân Campuchia sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth

Hợp tác giáo dục-đào tạo,
phát triển nguồn nhân lực


Đây là lĩnh vực được hai bên quan tâm thúc đẩy, phục vụ mục tiêu phát triển của mỗi nước; đồng thời góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước. Trong bối cảnh dịch bệnh, Chính phủ hai nước phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để sinh viên hai nước trở lại học tập, trong đó miễn phí cách ly và tiêm phòng.

Hợp tác giữa các địa phương


Hợp tác giữa các địa phương và các tổ chức nhân dân tiếp tục được đẩy mạnh. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương, nhất là vùng giáp biên giới, tiếp tục được mở rộng, nhất là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại các khu vực biên giới hai nước. Quan hệ giữa các hội hữu nghị của hai nước ngày càng gắn bó, có nhiều hoạt động thiết thực, trở thành cầu nối thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân hai nước. Bên cạnh đó, hai nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ cho cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia, giúp củng cố địa vị pháp lý cho bà con, sớm ổn định cuộc sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Campuchia.

Về hợp tác đa phương


Hai nước phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là trong khuôn khổ hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên hợp quốc, ASEM…, góp phần bảo đảm hòa bình, ổn định và hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Trong năm 2021, Việt Nam đã tích cực phối hợp Campuchia tổ chức thành công Hội nghị cấp cao GMS lần thứ 7 và Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 13. Các cơ chế hợp tác khu vực và tiểu vùng, như GMS, ACMECS, CLV…, cũng góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Giữ vững sự đoàn kết, thống nhất và duy trì hợp tác trong ASEAN, Việt Nam và Campuchia cùng các nước thành viên nỗ lực thúc đẩy xây dựng Cộng đồng, ứng phó và phục hồi sau đại dịch, đồng thời củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội tại khu vực. Việt Nam cam kết hỗ trợ Campuchia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022, xây dựng một cộng đồng đồng đều, vững mạnh và bao trùm.

Quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ góp phần thúc đẩy liên kết, hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, cùng nhau đóng góp vào các mục tiêu chung của ASEAN, đưa nền kinh tế và xã hội ASEAN trở lại tăng trưởng và phát triển bền vững.
Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng

Chính phủ Hoàng gia Campuchia gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh thiết bị và vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 ngày 19/7/2021. (Ảnh: TTXVN) 

Chính phủ Hoàng gia Campuchia gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh thiết bị và vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 ngày 19/7/2021. (Ảnh: TTXVN) 

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tượng trưng vật tư y tế của Chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth ngày 20/5/2021. (Ảnh: TTXVN)

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tượng trưng vật tư y tế của Chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth ngày 20/5/2021. (Ảnh: TTXVN)

Item 1 of 4

Chính phủ Hoàng gia Campuchia gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh thiết bị và vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 ngày 19/7/2021. (Ảnh: TTXVN) 

Chính phủ Hoàng gia Campuchia gửi tặng Thành phố Hồ Chí Minh thiết bị và vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 ngày 19/7/2021. (Ảnh: TTXVN) 

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Các tiết mục văn nghệ chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017)

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tượng trưng vật tư y tế của Chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth ngày 20/5/2021. (Ảnh: TTXVN)

Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trao tượng trưng vật tư y tế của Chính phủ Việt Nam cho Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chay Navuth ngày 20/5/2021. (Ảnh: TTXVN)

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khởi động Năm hữu nghị Việt Nam-Campuchia 2022. Việc Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp nhà nước tới Campuchia góp phần củng cố tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác nhiều mặt, đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn. Chuyến thăm cũng thể hiện sự ủng hộ của Việt Nam trong bối cảnh Campuchia đang tích cực chuẩn bị cho nhiều sự kiện quan trọng, như đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022, tổ chức bầu cử Quốc hội năm 2023…


Chỉ đạo nội dung: Chu Hồng Thắng, Ngọc Thanh
Tổ chức thực hiện: Xuân Bách
Nội dung: Sơn Ninh, Đinh Trường, Minh Anh
Trình bày: Minh Thu, Ngọc Bích
Ảnh: TTXVN