XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA CHO NÔNG SẢN VIỆT
CÂU CHUYỆN CỦA CÂY MÍA
TTC AGRIS

Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước và tổ chức, cơ hội để mang lại giá trị cao cho các mặt hàng nông sản Việt Nam rất lớn. Tuy là quốc gia có các mặt hàng nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô, không nhiều các đơn vị xây dựng được thương hiệu, tên tuổi trên thị trường nước ngoài.
Trong bối cảnh đó, việc Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, HoSE: SBT) đã xây dựng được thương hiệu, chiếm lĩnh 46% thị phần nội địa và mở rộng 50+ thị trường xuất khẩu toàn cầu, có quy trình khép kín từ nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ là một thành tích đáng ghi nhận.
TỐI ƯU HỆ SINH THÁI SẢN PHẨM ĐA DẠNG TỪ CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY TRỒNG
Với tầm nhìn chiến lược phát triển Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp nhằm định hướng thị trường, sản phẩm, thúc đẩy tư duy kinh tế nông nghiệp tuần hoàn vượt ra khỏi giá trị thuần túy của cây trồng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS – bà Đặng Huỳnh Ức My - dẫn dắt TTC AgriS dồn toàn lực cho việc gia tăng chuỗi giá trị cây trồng thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cung cấp các giải pháp dinh dưỡng có nguồn gốc tự nhiên với định hướng phát triển ngành nông nghiệp theo hướng xanh và bền vững.
“Tận dụng các thế mạnh về chuỗi giá trị cây trồng vốn có, chúng tôi đặt trọng tâm cho sứ mệnh kích hoạt nguồn dinh dưỡng thiên nhiên thông qua Nền tảng dinh dưỡng - Nền tảng truy xuất nguồn gốc - Nền tảng trao đổi chia sẻ, tiên phong khai mở dẫn dắt nền kinh tế nông nghiệp bền vững, với sứ mệnh dẫn đầu các xu hướng xanh, hướng đến Net Zero vào năm 2035" - bà Ức My từng chia sẻ.
Từ năm 2013, TTC AgriS phát triển Công ty TNHH Nghiên cứu, Ứng dụng Mía đường Thành Thành Công (SRDC) nhằm nghiên cứu, xây dựng ngân hàng giống mía, thực hiện các chương trình giống sạch và cung ứng nguồn giống đạt chuẩn, nghiên cứu các kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng nguyên liệu.
Phát triển vùng nguyên liệu bền vững từ “sức khỏe đất” cũng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu, trong đó trọng tâm là cải thiện độ phì, quản lý dinh dưỡng đầu vào, khuyến nghị bón phân phù hợp, luân canh cây họ đậu, bổ sung hữu cơ cải tạo đất và các giải pháp thích ứng với thay đổi khí hậu khác.
Một trong những thành công trong canh tác bền vững có thể kể đến là việc dùng thiên địch để diệt sâu đục thân cho cây mía.
Sâu đục thân mía là đối tượng gây hại nguy hiểm và thường xuyên, có thể làm giảm từ 10-30% năng suất trên cây mía. Trường hợp nghiêm trọng hơn, sự bùng phát của nó có thể gây thất thu hoàn toàn.
Kiểm soát sâu đục thân mía bằng thuốc hóa học thường rất khó khăn và tốn kém nhưng hiệu quả không cao. Bên cạnh đó, việc phun thuốc sẽ ảnh hưởng đến môi trường, độc hại cho con người và vật nuôi, làm giảm sự đa dạng sinh học.

Ong mắt đỏ trưởng thành chỉ dài khoảng 1mm. Đây là loài sinh trưởng bằng cách ký sinh lên trứng những côn trùng có hại.
Ong mắt đỏ trưởng thành chỉ dài khoảng 1mm. Đây là loài sinh trưởng bằng cách ký sinh lên trứng những côn trùng có hại.
Kể từ năm 2018, sau quá trình nghiên cứu, SRDC đã sản xuất và áp dụng phương pháp thiên địch thả ong mắt đỏ trên diện rộng cho hơn 6.000ha mía mỗi năm và được đăng ký thương hiệu độc quyền với tên gọi Ong ABI.
Đến nay, các diện tích vùng nguyên liệu đã sử dụng Ong ABI qua nhiều năm đều đạt được kết quả tích cực, tình hình kiểm soát sâu hại rất hiệu quả, tỷ lệ sâu hại chỉ xuất hiện khoảng 1-2%, không có tình trạng bùng phát dịch hại trên hầu hết khu vực có sử dụng Ong ABI.

Từ các kết quả này, TTC AgriS đã mở nhiều lớp tập huấn cho người nông dân và cán bộ nông vụ, cán bộ kỹ thuật để tuyên truyền về giải pháp này nhằm nâng cao nhận thức về biện pháp sinh học để có thể mở rộng phạm vi sử dụng trong tương lai.
Ngoài ra, đơn vị đã cải tiến phương pháp nhân nuôi ngài gạo để lấy trứng nhân nuôi ong ABI, phương pháp tồn trữ, phương pháp cho ký sinh và phương pháp thả ong trên ruộng. Từ đó, có thể sản xuất được số lượng rất lớn ong ký sinh cho diện tích lên đến 40.000ha với chi phí cạnh tranh so với việc sử dụng thuốc trừ sâu.
Cùng với sử dụng ong mắt đỏ, trong các ruộng mía, cứ cách 100m lại có một trụ bẫy đèn thiêu thân. Buổi sáng, mỗi trụ đèn có hàng cân sâu rầy, đó chính là nguồn thức ăn cho cá.
Riêng đối với cây mía, TTC AgriS cũng đã nghiên cứu thành công chế phẩm bón lá đặc biệt, bổ sung đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng đa trung vi lượng, vi sinh vật có lợi, phù hợp với từng giai đoạn sinh lý của cây mía giúp gia tăng hiệu suất sử dụng phân bón, kích thích mía phát triển tăng tốc qua từng giai đoạn sinh trưởng, đồng thời tăng sức đề kháng, chống chịu với sâu, bệnh hại. Đặc biệt, các sản phẩm chất lượng cao này có thể áp dụng công nghệ máy bay không người lái (drone) giúp tăng hiệu quả trên cánh đồng lớn, tiết giảm chi phí vận hành.
Để đối mặt với diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp, tình trạng hạn hán và mưa kéo dài, TTC AgriS đã mạnh dạn đầu tư và phát triển về cơ giới hóa với các thiết bị cày sâu, máy kéo có công suất lớn từ 90HP đến 245HP, có khả năng cày sâu tối thiểu 40cm trên nhiều loại địa hình khác nhau,... Việc cày sâu có tác dụng khá lớn giúp cây mía vượt qua thay đổi thời tiết, làm nền móng vững chắc cho cây đứng vững, sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng tốt.

Tới thời điểm hiện nay, sản phẩm của TTC AgriS không chỉ dừng lại ở cây mía mà còn mở rộng thêm các loại nông sản khác hướng đến cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn organic.
Trong định hướng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, TTC AgriS đã và đang từng bước hoàn thiện, nâng cao năng lực hoạt động và phát huy vai trò đầu tàu của SRDC thông qua việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ các nhà khoa học cũng như trực tiếp phát triển các mô hình Demo Farm tại các vùng nguyên liệu. Thông qua mô hình này, SRDC nhanh chóng tiếp cận các đối tượng trồng mía để chuyển giao, hướng dẫn kỹ thuật cũng như các phương pháp quản lý sản xuất nông nghiệp một cách phù hợp và thực tiễn nhất.
Trong niên độ 2022-2023, SRDC đã tiếp tục triển khai chương trình giống 3 cấp, sử dụng công nghệ nuôi cấy mô và nhân giống mía một mắt mầm để sản xuất nguồn mía giống sạch bệnh, thuần chủng đạt 326ha, với 13 giống mía được phục tráng và cung ứng cho các vùng nguyên liệu.
Bên cạnh đó, SRDC đã nghiên cứu và ứng dụng mô hình xen canh, luân canh cây đậu xanh, cây sục sạc cải tạo đất trồng mía, mô hình thâm canh mía gốc năng suất cao bằng phân hữu cơ vi sinh,… nhằm tiết kiệm chi phí và tăng thêm thu nhập. Mô hình đã được nhận rộng cho vùng nguyên liệu tại Campuchia và Lào. Đây cũng là xu thế nông nghiệp xanh mà TTC AgriS đang theo đuổi nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường, thiên địch và cân bằng sinh thái.
Để nâng tầm giá trị và phát huy được lợi thế vốn có của cây mía, TTC AgriS tập trung vào giải quyết 3 vấn đề cốt lõi một cách có hệ thống và phù hợp với đặc tính của từng vùng nguyên liệu, bao gồm: Quỹ đất sản xuất nông nghiệp, Các nguồn lực/ dịch vụ sản xuất nông nghiệp và Quản trị sản xuất nông nghiệp bằng hệ thống công nghệ thông tin.

GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN “CÁNH ĐỒNG LỚN” CHO CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY TRỒNG
Hưởng ứng chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp đường của Nhà nước vào cuối năm 1980, từ đơn vị thương mại, công ty đã chuyển sang sản xuất với điều kiện tiên quyết phải sở hữu vùng nguyên liệu.
Dựa trên cánh đồng mẫu lớn, tăng tỷ lệ cơ giới hóa, với lãnh đạo TTC AgriS, đó là vấn đề căn bản, tác động 80% thành công cho mỗi nhà máy sản xuất và hiệu quả sẽ vượt trội sao cho “mọi thành phần cấu tạo của cây trồng đều có thể dùng được” bằng việc thực hiện chu trình sản xuất khép kín.
Câu chuyện cánh đồng lớn từ lâu đã là một thách thức đối với nông nghiệp nước ta do tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Nếu không có vùng nguyên liệu đủ rộng, doanh nghiệp sẽ khó có thể mở rộng sản xuất quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa hiện sở hữu vùng nguyên liệu tại 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc với tổng diện tích hơn 71.000ha.
Với những nỗ lực không ngừng, hiện nay TTC AgriS đã sở hữu vùng nguyên liệu tại 4 quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc với tổng diện tích hơn 71.000ha. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu tới 2025 sẽ nâng tổng diện tích vùng nguyên liệu toàn cầu đạt gần 90.000ha.
Việc đầu tư và phát triển các vùng nguyên liệu lớn có ý nghĩa chiến lược trong việc bảo đảm sản lượng mía thu hoạch cung cấp cho nhà máy, tối ưu công suất dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đẩy mạnh cơ giới hóa trong canh tác mía đã giúp TTC AgriS tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí. Các thiết bị có khả năng cày sâu tối thiểu 40cm trên nhiều loại địa hình khác nhau, làm nền móng vững chắc cho cây đứng vững, sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng tốt.
Đẩy mạnh cơ giới hóa trong canh tác mía đã giúp TTC AgriS tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí. Các thiết bị có khả năng cày sâu tối thiểu 40cm trên nhiều loại địa hình khác nhau, làm nền móng vững chắc cho cây đứng vững, sinh trưởng và hấp thụ dinh dưỡng tốt.
Ngoài các vùng nguyên liệu thuộc sở hữu, TTC AgriS đã triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư chi phí thuê đất, giúp người nông dân tích lũy các diện tích lớn, tăng quy mô canh tác, hình thành cánh đồng lớn dễ dàng cho việc cơ giới hóa. TTC AgriS đã triển khai chính sách đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm đạt hiệu quả canh tác và năng suất thu hoạch cao theo hình thức trả chậm, thời gian trả chậm có thể kéo dài lên đến 6 vụ mùa thu hoạch.
Không chỉ đồng hành hỗ trợ người nông dân ở khâu đầu vào, TTC AgriS còn thực hiện bao tiêu toàn bộ sản lượng mía nguyên liệu đầu ra, tạo sự an tâm xuyên suốt cho người trồng mía.
Hiện nay, ngày càng có nhiều nông dân là đối tác của TTC AgriS sở hữu quy mô canh tác hàng chục đến hàng ngàn hecta, quản lý các máy móc thiết bị nông nghiệp có giá trị lớn. Quy mô canh tác lớn hơn đòi hỏi người nông dân phải tích lũy kinh nghiệm và học hỏi những điều mới để quản lý hiệu quả, nâng tầm năng lực và kỹ năng để trở thành các Doanh nông thế hệ mới.

Hệ thống tưới mía hiện đại, tiết kiệm nước của TTC AgriS
Hệ thống tưới mía hiện đại, tiết kiệm nước của TTC AgriS
Đặc thù các vùng nguyên liệu mía của TTC AgriS có diện tích rất lớn, trải dài ở nhiều khu vực khác nhau, vì vậy TTC AgriS luôn ưu tiên ứng dụng công nghệ cao vào công tác quản lý, chú trọng đến việc quy hoạch đồng ruộng thông minh, các lô thửa đều được quy hoạch chuẩn chỉnh, tính toán, đo lường và định vị GPS.
Đơn vị cũng đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng và vận hành các hệ thống tưới mía hiện đại, tiết kiệm nước tại các vùng nguyên liệu, đẩy mạnh việc sản xuất và cung ứng sản phẩm phân vi sinh cho người nông dân.

Mía của TTC AgriS được phun phân bón lá bằng drone, giúp tăng chất lượng hấp thụ phân bón, giảm chi phí, giảm phụ thuộc vào công lao động và loại bỏ yếu tố bất lợi do thời tiết.
Mía của TTC AgriS được phun phân bón lá bằng drone, giúp tăng chất lượng hấp thụ phân bón, giảm chi phí, giảm phụ thuộc vào công lao động và loại bỏ yếu tố bất lợi do thời tiết.
Thiết bị bay không người lái (UAV) đã được áp dụng rộng rãi trong các quy trình canh tác và quản lý của nông nghiệp tại các vùng nguyên liệu. Các thiết bị bay (flycam) cũng được sử dụng để thu thập các thông tin về cao độ, bình đồ và định hình các hướng tiêu thoát nước của lô mía, đánh giá hiện trạng sinh trưởng của lô mía, tình hình ngập úng, sâu bệnh,… để kịp thời có phương án xử lý dứt điểm. Bên cạnh đó, sử dụng các máy bay không người lái cỡ lớn (drone) trên các vùng nguyên liệu để sạ sục sạc, sạ đậu, phun phân bón lá,… đã trở thành một công đoạn không thể thiếu trong quy trình sản xuất nông nghiệp của TTC AgriS.
Theo số liệu cập nhật đến hết ngày 30/6/2023, đã có hơn 18.000ha mía của TTC AgriS được phun phân bón lá bằng drone, giúp tăng chất lượng hấp thụ phân bón, giảm chi phí, giảm phụ thuộc vào công lao động và loại bỏ yếu tố bất lợi do thời tiết.
ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA
Tham gia chương trình Thương hiệu Quốc gia từ năm 2008, công ty đã 8 lần được vinh danh. Các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia của công ty là các sản phẩm mang nhãn hiệu: Đường Biên Hòa, đường MIMOSA, đường TSU.
Việc TTC AgriS được vinh danh Thương hiệu Quốc gia đã khẳng định uy tín, chất lượng của một trong những doanh nghiệp mía đường hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là sự công nhận, đánh giá cao của Chính phủ về các đóng góp của TTC AgriS trong việc tạo ra sản phẩm tốt phục vụ người tiêu dùng, song song với sứ mệnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Thương hiệu TTC AgriS cũng đã 4 năm liên tiếp đứng trong top 50 của 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Brand Finance - Mibrand Vietnam tổ chức. Trong lễ công bố năm nay, TTC AgriS chính thức nhận chứng nhận giá trị thương hiệu năm 2023 với định giá thương hiệu (Brand Value - BV) 117,12 triệu USD, chỉ số sức mạnh thương hiệu (Brand Strength Index - BSI) đạt 64,73, xếp hạng AA-.
Hơn nửa thế kỷ trước, vào năm 1969, thương hiệu Đường Biên Hòa đã chính thức ra đời. Trong hơn 50 năm qua, thương hiệu "Đường Biên Hòa" đã trở nên quen thuộc với hàng triệu người tiêu dùng Việt.
Hiện nay, doanh nghiệp vẫn giữ vững vị trí "anh cả" trong ngành với 46% thị phần ở thị trường nội địa. Công ty liên tục nắm bắt xu hướng tiêu dùng của thị trường để linh hoạt thay đổi, không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để không chỉ giữ vững thương hiệu trong ngành đường Việt Nam mà còn sẵn sàng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

TTC AgriS sở hữu hơn 88 dòng sản phẩm Đường
TTC AgriS sở hữu hơn 88 dòng sản phẩm Đường
Tính riêng các sản phẩm đường, TTC AgriS sở hữu hơn 88 dòng sản phẩm Đường (trong đó có 6 sản phẩm đường organic đạt chuẩn EU và USDA), 19 sản phẩm Cạnh đường và Sau đường, 8 sản phẩm nước uống từ mía và nước tinh khiết. Các sản phẩm này không chỉ phục vụ tiêu dùng trong nước mà đã được xuất khẩu tới hơn 29 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó bao gồm cả những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Singapore,…
Ngoài ra, danh mục sản phẩm của công ty cũng mở rộng ngày càng đa dạng với 47 sản phẩm từ dừa (Cocoxim, Momcooks,…) và 21 sản phẩm khác (điện mặt trời, chuối già Nam Mỹ Smiley, chuối Dole xuất khẩu,…).

Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa nhận chứng nhận sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022
Bà Huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa nhận chứng nhận sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2022
Kết thúc Niên độ 2022-2023, TTC AgriS đạt được kết quả khả quan khi Doanh thu thuần lần đầu tiên vượt mốc tỷ USD, đạt 24.743 tỷ đồng (~1 tỷ USD), tăng 35% so với cùng kỳ, hoàn thành 145% kế hoạch năm.
Sản lượng tiêu thụ đường năm thứ 4 liên tiếp đạt hơn 1 triệu tấn, trong đó, kênh Xuất khẩu tăng trưởng mạnh khi sản lượng bán hàng tăng 72%, kênh Công nghiệp B2B tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của TTC AgriS ghi nhận 2.721 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ.
Bên cạnh kết quả kinh doanh tốt, quy mô của TTC AgriS cũng được mở rộng với tổng tài sản tại thời điểm 30/6/2023 đạt gần 30.000 tỷ đồng (~1,2 tỷ USD), tăng 8% so với đầu niên độ.
Hiện tại, TTC AgriS sở hữu nhiều chứng nhận quốc tế quan trọng như: Chứng nhận ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, ISO/IEC 17025, Chứng nhận FSSC 22000 phiên bản 5.1, Chứng nhận An toàn thực phẩm tại Trung Đông do HCA cấp, Chứng nhận Kosher, tham gia các Chứng nhận hệ thống Sedex, URSA, SGP, Chứng nhận của Cục Quản lý thực phẩm, dược phẩm Mỹ (FDA), Chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), EU và China do tổ chức Control Union cấp, Chứng nhận về Fair Choice và Fair Trade. Đây là một trong những chứng nhận và là dấu mốc quan trọng giúp Công ty định hình chỗ đứng trong thị trường và có thể đưa sản phẩm của mình sang những thị trường cao cấp với những tiêu chuẩn chất lượng khắt khe nhất là Hoa Kỳ và EU.
Đặc biệt trong niên độ vừa qua, TTC AgriS cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Bonsucro chứng nhận đạt đủ các tiêu chuẩn của tổ chức này về quy trình sản xuất nguyên liệu mía, các sản phẩm đường và mật. Chứng nhận này không chỉ là bước đệm quan trọng để TTC AgriS mở rộng quy mô, xây dựng thương hiệu tiến đến thị trường rộng lớn hơn, mà còn là bảo chứng về chất lượng và giá trị sản phẩm, giúp nâng cao vị thế và uy tín của công ty.

TTC AgriS là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận từ Bonsucro - tổ chức uy tín thế giới cung cấp hệ thống quy chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy sản xuất, chế biến và thương mại mía bền vững trên toàn cầu
TTC AgriS là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt được chứng nhận từ Bonsucro - tổ chức uy tín thế giới cung cấp hệ thống quy chuẩn quốc tế nhằm thúc đẩy sản xuất, chế biến và thương mại mía bền vững trên toàn cầu
Theo bà Đặng Huỳnh Ức My - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị TTC AgriS, với nền tảng Mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp, TTC AgriS đặt sứ mệnh tiên phong củng cố nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững quốc gia thông qua việc gia tăng chuỗi giá trị kinh tế xanh tuần hoàn. Trong đó, triết lý kinh doanh Giải pháp - Công nghệ - Bền vững là nền tảng cốt lõi và được phát triển theo mục tiêu chiến lược tại từng quốc gia.
Theo đó, chiến lược thị trường tại các nền kinh tế lớn trong khu vực được xây dựng với mục tiêu then chốt là kiểm soát việc đối lưu hàng hóa và bảo đảm nguồn cung nội địa, nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên sàn giao dịch quốc tế; đồng thời mở rộng hệ sinh thái chia sẻ sản phẩm dịch vụ trong việc đa dạng các nguồn năng lượng tự nhiên và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Sự hiện diện tại Singapore và Úc – hai quốc gia chiến lược trong lộ trình phát triển toàn cầu của TTC AgriS bao gồm Công nghệ thực phẩm (Foodtech) và Nông nghiệp số (Agtech), quy tụ các chuyên gia đầu ngành cùng thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nâng cao vị thế của TTC AgriS trên thị trường hàng hóa và thực phẩm toàn cầu.

Tận dụng các thế mạnh về chuỗi giá trị cây trồng vốn có, TTC AgriS đặt trọng tâm cho sứ mệnh kích hoạt nguồn dinh dưỡng thiên nhiên thông qua Nền tảng dinh dưỡng - Nền tảng truy xuất nguồn gốc - Nền tảng trao đổi chia sẻ, nhằm nâng tầm nông nghiệp bền vững.
Đặc biệt, Trung tâm kinh doanh tích hợp với triết lý lấy khách hàng là trọng tâm, cùng các hub nghiên cứu ứng dụng và công nghệ được đặt ở Việt Nam – Singapore – Úc sẽ khai thác tối đa giá trị dinh dưỡng và bảo toàn dinh dưỡng từ nguồn gốc thực vật. Từ đó góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng và gia tăng chuỗi liên kết đa phương.
Song song đó, TTC AgriS hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững nhằm cân bằng hệ sinh thái và môi trường thông qua việc gia tăng các khoản đầu tư nghiên cứu thúc đẩy tư duy kinh tế tuần hoàn ở từng công đoạn, chia sẻ tri thức và trách nhiệm với các bên liên quan, bao gồm tái sử dụng nguyên vật liệu, nước thải và lưu trữ năng lượng, giảm tiêu hao trong quá trình sản xuất cũng như đẩy mạnh canh tác hữu cơ và sản phẩm hữu cơ. Hơn nữa, nền tảng trao đổi công nghệ và truy xuất nguồn gốc canh tác sẽ giúp TTC AgriS tạo lập sân chơi cho các chuyên gia chia sẻ trao đổi tri thức nhằm tham gia sâu hơn vào lĩnh vực chế biến thực phẩm - tiên phong bảo đảm uy tín dinh dưỡng, hướng đến mục tiêu Net Zero vào 2035, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và chia sẻ thành quả với các bên liên quan.






Ngày xuất bản: 30/12/2023
Chỉ đạo: NGỌC THANH-VIỆT ANH
Thực hiện: KHÁNH GIANG-BẢO MINH
Ảnh: TTC AgriS