Các thị trường carbon lớn trên thế giới

Một thí dụ về thị trường carbon bắt buộc đó là hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính (ETS). Hoạt động theo nguyên tắc “cap-and-trade" (hạn mức và thương mại), các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này – hoặc các quốc gia, như trong trường hợp ETS của Liên minh châu Âu (EU) – được chính phủ cấp giấy phép phát thải/môi trường hoặc quyền phát thải (cộng dồn lại thành tổng mức tối đa, hay số lượng giới hạn). Trong trường hợp vượt quá mức phát thải cho phép, các doanh nghiệp gây ô nhiễm bắt buộc phải mua giấy phép từ những chủ thể khác có sẵn giấy phép để bán.

Trong trường hợp vượt quá mức phát thải cho phép, các doanh nghiệp gây ô nhiễm bắt buộc phải mua giấy phép từ những chủ thể khác có sẵn giấy phép để bán.

Trong trường hợp vượt quá mức phát thải cho phép, các doanh nghiệp gây ô nhiễm bắt buộc phải mua giấy phép từ những chủ thể khác có sẵn giấy phép để bán.

Thị trường giao dịch khí thải quốc tế đầu tiên thuộc sở hữu của Liên minh châu Âu (EU) và đã đi vào hoạt động từ năm 2005. Đây là công cụ của Liên minh châu Âu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện các cam kết đã ký trong Nghị định thư Kyoto trước đây và nay là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Thị trường này chiếm khoảng 45% tổng lượng khí thải châu Âu và khoảng 3/4 thị trường carbon toàn cầu.

Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060.

Trung Quốc bắt đầu đề cập xây dựng thị trường carbon trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 và sau đó đã tiến hành thí điểm diện rộng tại các khu vực, thành phố với các mức độ kinh tế đa dạng khác nhau. Ngày 16/7/2021, thị trường giao dịch trao đổi carbon Trung Quốc đã chính thức vận hành nhằm đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Ước tính khoảng 1/7 lượng khí thải carbon toàn cầu từ đốt nhiên liệu hóa thạch được trao đổi trên thị trường này.

Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động quản lý và bảo tồn rừng.

Tín chỉ carbon rừng được tạo ra từ các hoạt động quản lý và bảo tồn rừng.

Ngoài EU và Trung Quốc, nhiều thị trường ETS cấp quốc gia và địa phương hiện cũng đã đi vào vận hành hoặc đang trong quá trình phát triển.

Cơ chế phát triển sạch (CDM) - cơ chế hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto năm 1997 - là một thí dụ điển hình khác về thị trường carbon bắt buộc quốc tế. Theo cơ chế CDM, các dự án giảm phát thải ở các nước đang phát triển tạo ra tín chỉ carbon, sau đó được các nước công nghiệp phát triển sử dụng để đáp ứng một phần mục tiêu giảm phát thải của họ.