Có mấy loại thị trường carbon?

Có 2 loại thị trường carbon phổ biến: thị trường carbon bắt buộc (compliance carbon market) và thị trường carbon tự nguyện (voluntary carbon market).

Thị trường carbon bắt buộc là thị trường mà trong đó việc mua bán tín chỉ carbon dựa trên cam kết của các quốc gia trong Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

Thị trường này mang tính bắt buộc và chủ yếu dành cho các dự án trong Cơ chế phát triển sạch (CDM), Cơ chế phát triển bền vững (SDM) hoặc Cơ chế đồng thực hiện (JI).

Dấu chân carbon là tổng lượng mức độ của khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người và cũng là vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Dấu chân carbon là tổng lượng mức độ của khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người và cũng là vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Thị trường carbon tự nguyện là thị trường dựa trên cơ sở hợp tác thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Bên mua tín chỉ tham gia vào các giao dịch trên cơ sở tự nguyện để đáp ứng các chính sách về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp và giảm dấu chân carbon (carbon footprint).

Dấu chân carbon là tổng lượng mức độ của khí thải nhà kính xuất phát từ quá trình sản xuất, sử dụng các sản phẩm công nghiệp hoặc dịch vụ của con người và cũng là vòng đời cuối cùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Nguồn cung tín chỉ carbon tự nguyện hiện nay chủ yếu đến từ các tổ chức tư nhân phát triển các dự án carbon, hoặc các chính phủ triển khai các chương trình được chứng nhận đạt tiêu chuẩn carbon về giảm thiểu và/hoặc loại bỏ phát thải.

Trong khi đó, nhu cầu tín chỉ carbon đến từ các cá nhân muốn bù đắp dấu chân carbon của họ, các tập đoàn với mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững, và một số chủ thể khác muốn mua bán tín chỉ carbon ở mức giá cao hơn để kiếm lợi nhuận.