Năm 2022, Việt Nam đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; trở thành điểm sáng "trong bức tranh xám màu" của kinh tế toàn cầu. Năm 2023 được dự báo sẽ khó khăn hơn khi kinh tế toàn cầu suy giảm.

Chuyên đề "Dự báo năm 2023" gồm chuỗi bài phỏng vấn lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và chuyên gia các lĩnh vực, nhằm nhận diện thách thức, cơ hội, đồng thời gợi mở các giải pháp để Việt Nam tiếp tục vượt khó, bứt phá.

Tình hình thế giới năm 2022 có nhiều biến động và diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, các hoạt động đối ngoại của Việt Nam vẫn được triển khai khẩn trương và sôi động. Nhân dịp đón Xuân Quý Mão 2023, Nhân Dân điện tử đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, để nhìn lại nền đối ngoại Việt Nam năm vừa qua, từ đó phân tích những thách thức và cơ hội của đối ngoại trong 12 tháng tiếp theo.

Phóng viên: Thưa Đại sứ, từ góc độ của một nhà ngoại giao, ông sẽ dùng những nét chính nào để khái quát bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2022?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Trong năm 2022, thế giới tiếp tục trải qua những biến động lớn, với những diễn biến nhanh, phức tạp và ngoài dự báo thông thường. Có thể điểm lại một số nét chính để thấy bức tranh toàn cảnh của năm vừa qua.

Đầu tiên, không thể không nhắc đến cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát từ tháng 2/2022. Thứ hai, cạnh tranh giữa các nước lớn ngày càng gia tăng. Thứ ba, kinh tế toàn cầu suy thoái, lạm phát đi đôi với đứt gãy các chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn cung, giá dầu leo thang... Ngoài ra, các thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là dịch bệnh, biến đổi khí hậu và thiên tai, tiếp tục nổi lên gay gắt.

Có thể nói rằng, thế giới không những đứng trước những biến động mới mà còn đối mặt với những tác động cộng dồn của hơn 2 năm đại dịch bùng phát, của cả một giai đoạn cạnh tranh giữa các nước lớn. Điều này đã ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, Việt Nam không là ngoại lệ.

Tuy nhiên, cần thấy rằng, năm 2022 đã mang đến không ít cơ hội cho nền đối ngoại. Đó là dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, thế giới dần mở cửa trở lại; cộng đồng quốc tế vẫn hướng về ủng hộ hòa bình, luật pháp quốc tế và hợp tác để xử lý các vấn đề quốc tế.

>>> 10 Sự kiện quốc tế nổi bật năm 2022
>>> [Ảnh] Thế giới trong 12 tháng đầy biến động

Binh sĩ Ukraine đưa em bé sơ sinh đi qua cây cầu đã bị phá hủy ở ngoại ô thủ đô Kiev, ngày 3/3/2022. (Ảnh: CNN)

Binh sĩ Ukraine đưa em bé sơ sinh đi qua cây cầu đã bị phá hủy ở ngoại ô thủ đô Kiev, ngày 3/3/2022. (Ảnh: CNN)

Một bệnh nhân mắc Covid-19 nằm trong vòng tay của các con trước khi ông được đặt nội khí quản tại một bệnh viện ở Mission Viejo, bang California, Mỹ. Trong tháng 1/2022, số ca nhập viện tại Mỹ gia tăng được cho là có liên quan đến biến thể Omicron. (Ảnh: Reuters)

Một bệnh nhân mắc Covid-19 nằm trong vòng tay của các con trước khi ông được đặt nội khí quản tại một bệnh viện ở Mission Viejo, bang California, Mỹ. Trong tháng 1/2022, số ca nhập viện tại Mỹ gia tăng được cho là có liên quan đến biến thể Omicron. (Ảnh: Reuters)

Ngày 16/3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%. Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất cơ bản kể từ năm 2018 và là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020. Trong ảnh: Người phụ nữ đang mua sắm tại 1 siêu thị ở bang New York. (Ảnh: Reuters)

Ngày 16/3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%. Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất cơ bản kể từ năm 2018 và là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020. Trong ảnh: Người phụ nữ đang mua sắm tại 1 siêu thị ở bang New York. (Ảnh: Reuters)

Người biểu tình Sri Lanka xông vào bên trong dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, ngày 11/7/2022. Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. (Ảnh: AP)

Người biểu tình Sri Lanka xông vào bên trong dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, ngày 11/7/2022. Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. (Ảnh: AP)

Item 1 of 4

Binh sĩ Ukraine đưa em bé sơ sinh đi qua cây cầu đã bị phá hủy ở ngoại ô thủ đô Kiev, ngày 3/3/2022. (Ảnh: CNN)

Binh sĩ Ukraine đưa em bé sơ sinh đi qua cây cầu đã bị phá hủy ở ngoại ô thủ đô Kiev, ngày 3/3/2022. (Ảnh: CNN)

Một bệnh nhân mắc Covid-19 nằm trong vòng tay của các con trước khi ông được đặt nội khí quản tại một bệnh viện ở Mission Viejo, bang California, Mỹ. Trong tháng 1/2022, số ca nhập viện tại Mỹ gia tăng được cho là có liên quan đến biến thể Omicron. (Ảnh: Reuters)

Một bệnh nhân mắc Covid-19 nằm trong vòng tay của các con trước khi ông được đặt nội khí quản tại một bệnh viện ở Mission Viejo, bang California, Mỹ. Trong tháng 1/2022, số ca nhập viện tại Mỹ gia tăng được cho là có liên quan đến biến thể Omicron. (Ảnh: Reuters)

Ngày 16/3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%. Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất cơ bản kể từ năm 2018 và là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020. Trong ảnh: Người phụ nữ đang mua sắm tại 1 siêu thị ở bang New York. (Ảnh: Reuters)

Ngày 16/3/2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất cơ bản lên 0,25-0,5%. Đây là lần đầu tiên FED tăng lãi suất cơ bản kể từ năm 2018 và là lần điều chỉnh đầu tiên kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát đầu năm 2020. Trong ảnh: Người phụ nữ đang mua sắm tại 1 siêu thị ở bang New York. (Ảnh: Reuters)

Người biểu tình Sri Lanka xông vào bên trong dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, ngày 11/7/2022. Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. (Ảnh: AP)

Người biểu tình Sri Lanka xông vào bên trong dinh thự của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa, ngày 11/7/2022. Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. (Ảnh: AP)

Phóng viên: Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động khôn lường như vậy, ông đánh giá nền đối ngoại Việt Nam đã có những điểm sáng đáng chú ý nào trong năm vừa qua?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Việc Việt Nam kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 đã tạo đà phát triển cho nền đối ngoại trong năm qua. Nhờ đó, chúng ta đã triển khai đồng loạt và khẩn trương các hoạt động đối ngoại với tất cả các nước lớn và hầu hết là đối tác chủ chốt.

Đáng chú ý là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao của các quốc gia tại các khu vực khác nhau cũng đã đến Việt Nam như Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Australia, New Zealand, Đức, Nigeria... Ngoài ra, còn có các cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị cấp cao đa phương khu vực và thế giới.

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra từ ngày 30/10-1/11/2022. (Ảnh: TTXVN)

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn ra từ ngày 30/10-1/11/2022. (Ảnh: TTXVN)

Hoạt động đối ngoại đã được đẩy mạnh toàn diện với tất cả các nước lớn và hầu hết các đối tác chủ chốt, thể hiện qua gần 70 hoạt động đối ngoại cấp cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trong đó có 14 chuyến thăm của ta đến 17 nước; tham dự 5 hội nghị quốc tế đa phương; hàng trăm cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo, nguyên thủ các nước trên thế giới; tiếp đón 19 đoàn lãnh đạo cấp cao của các nước đến thăm Việt Nam.

Điểm thứ hai tôi muốn nhấn mạnh là tất cả các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong năm qua, đặc biệt là hoạt động đối ngoại cấp cao, đã tập trung vào nhiệm vụ trọng yếu của đất nước, đó là huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế-xã hội. Tất cả các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta không chỉ tạo ra quan hệ chính trị tốt đẹp mà còn tranh thủ được các nguồn lực để phục vụ phục hồi kinh tế, nhất là khôi phục và bảo đảm tính bền vững của các chuỗi cung ứng.

Việt Nam đã kết hợp các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương một cách rất hiệu quả. Bên cạnh những chuyến thăm song phương, Việt Nam cũng triển khai nhiều hoạt động đa phương khác. Đó là chuyến thăm của Tổng Thư ký Liên hợp quốc đến Việt Nam, đó là Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc, APEC, ASEAN và nhiều diễn đàn khác trong bối cảnh thế giới phải xử lý nhiều vấn đề gai góc về chính trị, kinh tế cũng như các thách thức an ninh phi truyền thống.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vẫy tay chào các bạn trẻ, sinh viên tại Học viện Ngoại giao. (Ảnh: Duy Linh)

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres vẫy tay chào các bạn trẻ, sinh viên tại Học viện Ngoại giao. (Ảnh: Duy Linh)

Điểm sáng thứ ba là Việt Nam đã vận dụng một cách hiệu quả, sáng tạo và linh hoạt phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" và “Việt Nam không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải”, từ đó có lập trường phù hợp đối với những vấn đề quốc tế phức tạp.

Tóm lại, nếu như trọng tâm của đối ngoại Việt Nam trong 2 năm 2020 và 2021 là thích ứng với dịch bệnh thì bước sang năm 2022, nền đối ngoại của chúng ta đã chuyển hướng sang chủ động và tiên phong phục vụ những mục tiêu ưu tiên của đất nước.

Phóng viên: Ông nhận định như thế nào về những thách thức và cơ hội của nền đối ngoại Việt Nam? Liệu rằng các yếu tố chính tác động tới cục diện thế giới năm vừa qua sẽ tiếp tục hiện hữu và ảnh hưởng mạnh mẽ đến bức tranh toàn cảnh thế giới năm nay?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Thách thức vẫn sẽ là mặt nổi trội trong bức tranh khu vực và thế giới năm nay. Những yếu tố chính tác động bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2022 có xu hướng tiếp tục hiện hữu.

Cạnh tranh giữa các nước lớn tiếp tục gia tăng; cuộc khủng hoảng Ukraine được dự báo sẽ diễn biến theo nhiều chiều hướng, nhiều kịch bản khác nhau nhưng nhìn chung là tiếp tục phức tạp và ảnh hưởng không chỉ đến châu Âu mà còn đến thế giới. Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục giải quyết các bài toán về kiểm soát lạm phát, tăng lãi suất, nối lại và bảo đảm tính bền vững của các chuỗi cung ứng...

Trong một thế giới với nhiều biến động như vậy, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, cũng sẽ đối mặt với các diễn biến phức tạp, nhưng với mức độ ít hơn.

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Tôi cho rằng, châu Á-Thái Bình Dương sẽ có nhiều thuận lợi hơn so với các khu vực khác vì khu vực này đang phát triển năng động và là động lực tăng trưởng của thế giới. Việt Nam được đánh giá là môi trường có sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI chất lượng cao, các doanh nghiệp quốc tế lớn đang tìm kiếm cơ hội đầu tư nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, do vậy đất nước chúng ta đang trở thành một trong những “ứng cử viên” sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này.

Bối cảnh này đã đặt ra cho nền đối ngoại của Việt Nam một số bài toán như sau. Một là, duy trì độc lập, tự chủ và đa dạng hóa quan hệ nhằm thúc đẩy môi trường hòa bình và phát triển. Hai là, ứng xử phù hợp để tận dụng những thuận lợi trong môi trường quốc tế, đồng thời đóng góp có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Ba là, đẩy mạnh giao lưu quốc tế trong bối cảnh nhiều quốc gia đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh và mở cửa trở lại.

Phóng viên: Ông cho rằng ngành đối ngoại Việt Nam cần làm những gì trong thời gian tới để thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng?

Đại sứ Phạm Quang Vinh: Đại hội XIII và phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc năm 2021 đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của đối ngoại trong thời kỳ mới là: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”.

Để thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, tôi cho rằng nền đối ngoại, trên cơ sở bề dày thành tựu đã đạt được suốt nhiều thập kỷ qua, cần tập trung một số ưu tiên trong năm 2023.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII. (Ảnh: TTXVN)

Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh đến “vai trò tiên phong” của đối ngoại. “Tiên phong” là quá trình ngành đối ngoại tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho an ninh và phát triển của Việt Nam, đồng thời phát hiện từ sớm, từ xa những thách thức cũng như cơ hội nhằm huy động các nguồn lực bên ngoài. Từ đó, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, nhất là các vấn đề tác động trực tiếp, lâu dài đến an ninh, phát triển của đất nước và các vấn đề cấp bách trước mắt là phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Chúng ta cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài có chất lượng cao, trong đó có nguồn lực công nghệ, để phục vụ phát triển bền vững, đẩy mạnh chuyển đối số, xanh và sạch...

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đối tác lớn của khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng gia tăng, bài toán đặt ra cho đối ngoại Việt Nam là chúng ta nên xử lý câu chuyện “không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải” như thế nào? Để thực hiện phương châm này, chắc chắn các hoạt động đối ngoại phải giữ vững nguyên tắc bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Chúng ta tin tưởng rằng, trên tinh thần chỉ đạo của Đại hội XIII và của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc, nền đối ngoại Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái những thành tựu to lớn để phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông! Nhân dịp chuẩn bị đón chào năm mới Quý Mão 2023, kính chúc ông luôn dồi dào sức khỏe!

Ngày xuất bản: Ngày 19/01/2023
Chỉ đạo thực hiện: VIỆT ANH
Nội dung và trình bày: HOÀNG HÀ
Nguồn ảnh: Báo Nhân Dân, TTXVN, REUTERS, CNN VÀ AP.