Thế giới đã thay đổi thế nào sau 1 năm xung đột ở Ukraine?

Năng lượng là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xung đột Nga-Ukraine. (Ảnh: DPA)

Năng lượng là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi xung đột Nga-Ukraine. (Ảnh: DPA)

Tròn 1 năm trôi qua kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cuộc xung đột đã phá vỡ cấu trúc an ninh ở châu Âu, vẽ lại mối quan hệ giữa các quốc gia và gây tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế toàn cầu chỉ vừa mới phục hồi sau đại dịch Covid-19.

Cuộc xung đột làm thay đổi châu Âu

Trước hết, cuộc xung đột đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang mới. Nga huy động hàng trăm nghìn quân và đặt mục tiêu mở rộng quân số từ 1 triệu lên 1,5 triệu quân. Mỹ tăng cường sản xuất vũ khí để lấp đầy các kho dự trữ đã được chuyển đến Ukraine. Pháp có kế hoạch tăng chi tiêu quân sự lên thêm khoảng 1/3 mức hiện tại vào năm 2030, trong khi Đức đã từ bỏ lệnh cấm gửi vũ khí đến các khu vực xung đột để chuyển giao tên lửa và xe tăng cho Ukraine.

Một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), chẳng hạn như Đức, đã xúc tiến bổ sung thêm 100 tỷ euro vào chi tiêu quốc phòng cho năm 2022, đồng thời tăng ngân sách quốc phòng lên trên 2% GDP từ năm 2024.

Hàng chục tỷ USD viện trợ quân sự và vũ khí đã được EU, Anh và Mỹ đổ vào Ukraine, cùng hàng chục tỷ USD viện trợ tài chính cũng đã được cung cấp để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia Đông Âu bị tàn phá bởi chiến sự. Bên cạnh đó, Mỹ và các nước đồng minh châu Âu cũng hỗ trợ Ukraine dưới hình thức áp đặt các lệnh trừng phạt Nga.

Viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine bao gồm từ đạn dược đến hệ thống phòng không tiên tiến và cả hệ thống phóng tên lửa HIMARS. Ukraine cũng đã vận động hành lang thành công để các nước trên cung cấp xe tăng tiên tiến cho quốc gia Đông Âu.

Theo các quan chức Ukraine, nước này sẽ cần 38 tỷ USD trong năm 2023 này để trang trải thâm hụt ngân sách và thêm 17 tỷ USD để sửa chữa khẩn cấp cơ sở hạ tầng năng lượng, cũng như để trang trải chi phí cho hoạt động rà phá bom mìn.

Tiếp đến, xung đột tại Ukraine đã khiến Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng sức ảnh hưởng về phía đông. Liên minh quân sự này được thành lập năm 1949 với 12 nước thành viên ban đầu là: Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh và Mỹ. Từ đó đến nay, NATO đã phát triển và mở rộng lên 30 nước thành viên. Sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra, ngoài Ukraine, thêm 2 nước châu Âu là Phần Lan và Thụy Điển sau gần 70 năm trung lập cũng đã nộp đơn xin gia nhập NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Quá trình mở rộng của NATO.

Khủng hoảng năng lượng châu Âu, kéo theo ảnh hưởng đến kinh tế thế giới

Tác động kinh tế của cuộc xung đột tại Ukraine có thể được nhìn thấy rõ qua cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu, đẩy giá dầu thế giới tăng cao. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới, nhà cung cấp dầu thô lớn thứ hai và là nhà xuất khẩu than lớn thứ ba toàn cầu. Trước khi xung đột nổ ra, các quốc gia EU đã nhập khẩu gần một nửa lượng khí đốt tự nhiên và 1/3 lượng dầu từ Nga. Tính riêng năm 2020, dầu mỏ, khí đốt và than đá của Nga chiếm 1/4 mức tiêu thụ năng lượng của EU.

Nhưng ngay sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, EU đã tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Ngay trong tháng 3/2022, Ủy ban châu Âu đã lên kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2030, cũng như cắt giảm mạnh 2/3 việc sử dụng khí đốt của Nga vào cuối năm 2022.

Cuộc chiến ở Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đã gây ra 1 cú sốc về giá năng lượng ở quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1970. Nhu cầu tăng vọt đối với các nguồn năng lượng không phải từ Nga đã khiến giá cả tăng chóng mặt.

Việc phương Tây áp lệnh trừng phạt Nga, và Moskva đáp trả bằng cách siết nguồn cung năng lượng khiến giá xăng tại Mỹ hồi giữa năm ngoái liên tiếp lên cao nhất lịch sử. Trong khi đó, Đức có thời điểm phải mua khí đốt với giá gấp 14 lần năm 2021.

Ngoài ra, xung đột ở Ukraine cũng dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và năng lượng, dẫn đến giá thực phẩm tăng mạnh ở nhiều nước. Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), đo lường sự thay đổi giá hàng tháng đối với rổ hàng hóa lương thực, liên tục lên mức cao nhất mọi thời đại trong năm 2022.

Nga và Ukraine là những quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, với hơn 30 nước phụ thuộc vào nguồn cung lúa mỳ và dầu hướng dương của 2 nước này, vốn chiếm tới 30% lượng lúa mỳ và 78% lượng dầu hướng dương giao dịch toàn cầu.

FAO cảnh báo rằng sự gián đoạn đối với chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối ngũ cốc và hạt có dầu, cũng như các hạn chế đối với xuất khẩu từ Nga, sẽ có tác động đáng kể đến an ninh lương thực. Khoảng 8 đến 13 triệu người trên toàn thế giới có thể bị suy dinh dưỡng nếu xuất khẩu lương thực từ Ukraine và Nga bị dừng vĩnh viễn bởi ảnh hưởng xung đột.

Đầu năm 2023, FAO cho biết do giá năng lượng và phân bón tăng cao bắt nguồn từ cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine, giá lương thực toàn cầu vào năm 2022 cao hơn 14,3% so với 1 năm trước đó. Cuộc xung đột kéo dài đã đẩy giá ngũ cốc lên mức cao chưa từng có. Vào năm 2022, các chỉ số phụ trợ của FAO cho thấy giá ngũ cốc tăng 17,9% so với năm 2021, giá dầu thực vật tăng 13,9%, giá sữa tăng 19,6%, giá thịt tăng 10,4% và giá đường tăng 4,7%.

Giá lương thực thế giới đã tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 và sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. Đường màu xanh hiển thị chỉ số giá lương thực của FAO, đường màu cam hiển thị chỉ số giá ngũ cốc. (Nguồn: Reuters)

Giá lương thực thế giới đã tăng mạnh trong đại dịch Covid-19 và sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine. Đường màu xanh hiển thị chỉ số giá lương thực của FAO, đường màu cam hiển thị chỉ số giá ngũ cốc. (Nguồn: Reuters)

Trong khi đó, lạm phát - thước đo chính có ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế - đã tăng hơn gấp đôi trên toàn thế giới kể từ tháng 3/2021 đến thời điểm nổ ra xung đột ở Ukraine, theo Tổ chức Lao động quốc tế.

Gián đoạn về nguồn cung do xung đột Nga-Ukraine đã đẩy lạm phát năm 2022 lên mức cao hơn so với dự kiến. Theo số liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), lạm phát toàn cầu năm 2022 là 8,8%, tăng cao so với mức 4,7% năm 2021.

Hồi tháng 6/2022, lạm phát tại Mỹ là 9,1% - mức cao nhất kể từ năm 1982. Tại châu Âu, theo Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), lạm phát tháng 10/2022 ở châu lục này đạt mức 2 con số và lập kỷ lục mới ở mức 10,7%, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1997. Có 11/19 nước khu vực đồng euro ghi nhận lạm phát ở mức 2 con số (11%-22%), cao nhất là Estonia (22,4%), Litva (22%) và Latvia (21,8%). Tại Đức, lạm phát đã tăng cao nhất trong hơn 50 năm khi lập mức kỷ lục 11,6% trong tháng 10/2022, chủ yếu do giá năng lượng và thực phẩm tăng.

Chỉ số lạm phát của một số sản phẩm và lĩnh vực tại 88 quốc gia IMF theo dõi (đơn vị %).

Chỉ số lạm phát của một số sản phẩm và lĩnh vực tại 88 quốc gia IMF theo dõi (đơn vị %).

Lạm phát lập đỉnh khiến hàng loạt nền kinh tế phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Để ứng phó với lạm phát, hơn 90 ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trong năm 2022, với hơn 200 lượt tăng lãi suất, mức cao nhất trong 50 năm.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã 7 lần tăng lãi suất với các mức tăng khá cao từ 0,5-0,75% và đưa lãi suất cơ bản của Mỹ lên 4,25-4,5%, mức cao nhất từ năm 2007. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng đã 4 lần tăng lãi suất trong năm 2022 với các mức tăng mạnh, đưa lãi suất chủ chốt từ mức 0,5% (tháng 7/2022) lên 2% (có hiệu lực từ ngày 27/10/2022).

Những nước tăng lãi suất nhiều nhất tập trung ở châu Mỹ và châu Âu. Mức tăng tính theo điểm cơ bản với 100 điểm cơ bản bằng 1%. (Nguồn: Bloomberg)

Những nước tăng lãi suất nhiều nhất tập trung ở châu Mỹ và châu Âu. Mức tăng tính theo điểm cơ bản với 100 điểm cơ bản bằng 1%. (Nguồn: Bloomberg)

Làn sóng thắt chặt chính sách đã khiến nhiều định chế tài chính lên tiếng cảnh báo về nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Thế giới (WB) hồi tháng 9/2022 cho rằng kinh tế thế giới có nguy cơ suy thoái khi lãi suất tăng cao.

Tại Mỹ, lạm phát cao nhất 4 thập kỷ khiến đầu tàu kinh tế thế giới tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp nửa đầu năm 2022. GDP của Nga cũng giảm trong quý II và III do lạm phát và ảnh hưởng từ hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây. Đổi lại, châu Âu cũng bị đẩy đến bờ vực suy thoái khi Nga giảm nguồn cung năng lượng để trả đũa các biện pháp trừng phạt.

Tháng 10/2022, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh. Theo IMF, tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 vẫn ở mức 3,2% (thấp hơn nhiều so với mức 6% của năm 2021) và sẽ giảm xuống 2,7% vào năm 2023 (thấp hơn mức dự báo 2,9% IMF đưa ra vào tháng 7/2022).

Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 (đơn vị %) của các tổ chức quốc tế. (Nguồn: IMF, Fitch Ratings, OECD và EU)

Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 (đơn vị %) của các tổ chức quốc tế. (Nguồn: IMF, Fitch Ratings, OECD và EU)

Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai

Theo Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), gần 1 năm sau khi bùng phát xung đột tại Ukraine, một số cộng đồng tại quốc gia Đông Âu này đang đứng trước nguy cơ lối sống và nơi họ từng sinh sống bị phá hủy hoàn toàn. Khoảng 5,3 triệu người đang phải sơ tán trong nước, và hơn 8 triệu người khác đang lánh nạn ở các quốc gia lân cận.

Đến giữa tháng 3/2022, khi số người rời khỏi Ukraine sang các nước khác lánh nạn vượt mốc 3 triệu, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo rằng cứ mỗi giây trôi qua, lại có gần 1 em bé tại Ukraine trở thành người tị nạn.

Người tị nạn Ukraine tại 1 trạm trung chuyển tạm thời ở Przemysl, Ba Lan, ngày 8/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine vượt biên đến trạm kiểm soát biên giới ở Kroscienko, Ba Lan, ngày 17/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Hàng triệu người Ukraine đã rời đất nước đi lánh nạn chỉ trong 5 tuần kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine tại 1 trạm trung chuyển tạm thời ở Przemysl, Ba Lan, ngày 8/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine vượt biên đến trạm kiểm soát biên giới ở Kroscienko, Ba Lan, ngày 17/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Hàng triệu người Ukraine đã rời đất nước đi lánh nạn chỉ trong 5 tuần kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Chỉ 3 ngày sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2/2022, hơn 500 nghìn người Ukraine đã rời đất nước di tản sang các quốc gia láng giềng.

Đến ngày 8/3/2022, chỉ sau 2 tuần giao tranh, hơn 2 triệu người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đã rời Ukraine bằng xe buýt, tàu hỏa hoặc đi bộ.

Chỉ 1 tuần sau đó, mốc 3 triệu người tị nạn Ukraine rời đất nước đã nhanh chóng bị xô đổ vào ngày 15/3/2022.

Đây là cuộc khủng hoảng tị nạn có tốc độ gia tăng nhanh nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi

Những người tị nạn đến từ Ukraine thuộc quy chế bảo vệ tạm thời do EU ban hành vào tháng 3/2022. Theo quy chế này, người tị nạn đến từ Ukraine và gia đình sẽ được cấp phép cư trú cũng như quyền đi làm và học tập trong năm đầu tiên, được gia hạn 6 tháng một lần với tổng thời gian 2 năm.

Theo cơ quan thống kê Eurostat của EU, quy chế bảo vệ tạm thời hiện được áp dụng với khoảng 4 triệu người Ukraine, trong đó chỉ có 2% nộp đơn xin tị nạn. Ước tính khoảng 28 nghìn người Ukraine đã nộp đơn xin tị nạn vào EU trong năm 2022, cũng là con số cao nhất từng ghi nhận.

Tính đến ngày 3/10/2022, gần 2,9 triệu người tị nạn đến từ Ukraine được ghi nhận tại Nga. Ước tính, gần 1,6 triệu người khác đã sang Ba Lan lánh nạn tính đến ngày 14/2/2023. Từ khi xung đột bùng phát tại Ukraine, tổng cộng hơn 8 triệu người tị nạn đến từ nước này đã được ghi nhận tại các quốc gia châu Âu. Phần lớn người tị nạn đã di tản thông qua biên giới giữa Ukraine và Ba Lan.

Người Ukraine sơ tán bằng đường bộ qua biên giới với Hungary tại Beregsurany, Hungary, ngày 24/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người Ukraine sơ tán bằng đường bộ qua biên giới với Hungary tại Beregsurany, Hungary, ngày 24/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine nghỉ ngơi tại một khu trại tạm thời ở ga tàu hỏa Przemysl, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine nghỉ ngơi tại một khu trại tạm thời ở ga tàu hỏa Przemysl, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Trẻ em Ukraine lên xe buýt đi sơ tán khỏi Lviv, Ukraine, ngày 13/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Trẻ em Ukraine lên xe buýt đi sơ tán khỏi Lviv, Ukraine, ngày 13/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Một gia đình người Ukraine sơ tán sang trạm kiểm soát biên giới ở Medyka, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Một gia đình người Ukraine sơ tán sang trạm kiểm soát biên giới ở Medyka, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Item 1 of 4

Người Ukraine sơ tán bằng đường bộ qua biên giới với Hungary tại Beregsurany, Hungary, ngày 24/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người Ukraine sơ tán bằng đường bộ qua biên giới với Hungary tại Beregsurany, Hungary, ngày 24/2/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine nghỉ ngơi tại một khu trại tạm thời ở ga tàu hỏa Przemysl, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Người tị nạn Ukraine nghỉ ngơi tại một khu trại tạm thời ở ga tàu hỏa Przemysl, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Trẻ em Ukraine lên xe buýt đi sơ tán khỏi Lviv, Ukraine, ngày 13/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Trẻ em Ukraine lên xe buýt đi sơ tán khỏi Lviv, Ukraine, ngày 13/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Một gia đình người Ukraine sơ tán sang trạm kiểm soát biên giới ở Medyka, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

Một gia đình người Ukraine sơ tán sang trạm kiểm soát biên giới ở Medyka, Ba Lan, ngày 2/3/2022. (Ảnh: REUTERS)

>>> Đọc thêm: Một năm xung đột ở Ukraine và các cột mốc đáng chú ý

Ngày xuất bản: 24/2/2023
Nội dung: TRUNG HƯNG, HOÀNG HÀ
Trình bày: TRUNG HƯNG
Đồ họa: BÔNG MAI, HOÀNG HÀ, TRUNG HƯNG
Nguồn tin và dữ liệu: UN, Reuters, IMF, DW, AP, eeas.europa.eu