Tạo động lực phát triển

Vùng Thủ đô

Phối cảnh nút giao đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô với cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ.

Phối cảnh nút giao đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô với cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ.

Với quy mô đầu tư 85.813 tỷ đồng, kéo dài 112,8km, đi qua ba tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội là dự án quan trọng quốc gia, được Chính phủ, Quốc hội rất quan tâm, tạo mọi điều kiện triển khai thực hiện, đồng thời cũng đòi hỏi rất cao về tiến độ thực hiện.

Xác định tầm quan trọng của dự án cũng như lường trước những vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình triển khai, cả hệ thống chính trị của Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã vào cuộc với tinh thần chủ động, rốt ráo. Đến nay công tác triển khai dự án đã đạt kết quả tích cực, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Bài 1: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Sau khi Quốc hội khóa XV thông qua chủ trương xây dựng dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô, thành phố Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh đã xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện dự án giữa ba địa phương; tổ chức ký cam kết tiến độ và giao ước thi đua trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để thực hiện dự án. Nhờ đó, dự án được triển khai với tiến độ hết sức khẩn trương với quyết tâm bàn giao 70% mặt bằng để khởi công dự án vào tháng 6/2023.

Vùng Thủ đô là một trong những vùng trọng điểm về kinh tế-xã hội, chính trị của cả nước, nhưng hệ thống hạ tầng giao thông nội vùng và kết nối Vùng Thủ đô với vùng khác trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, cấp thiết phải mở rộng, tăng cường tính kết nối liên vùng để khai thác tối đa tiềm năng phát triển.

Đáp ứng nhu cầu phát triển

Cầu Nhật Tân góp phần tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Ảnh: Duy Linh

Cầu Nhật Tân góp phần tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Ảnh: Duy Linh

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông khung của Vùng Thủ đô với Hà Nội là hạt nhân trung tâm, hiện bảy tuyến cao tốc, tạo nên bốn hành lang kinh tế quan trọng của khu vực phía bắc nước ta gồm: Lào Cai-Hà Nội-Quảng Ninh; Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; Lạng Sơn-Bắc Giang-Hà Nội; Hà Nội- Thái Nguyên, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Vùng Thủ đô nói riêng và các tỉnh, thành phố phía bắc nói chung.

Tuy nhiên, hiện nay, cả bảy tuyến cao tốc kết nối bốn hành lang kinh tế phía bắc đều lấy Thủ đô làm tâm, hướng vào Vành đai 3 Hà Nội. Nhu cầu vận tải liên tỉnh từ các tỉnh phía nam đi các tỉnh phía bắc, phía tây và ngược lại, khi quá cảnh Hà Nội chủ yếu đều thông qua tuyến đường Vành đai 3. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải trên đường Vành đai 3 do mật độ lưu lượng giao thông cao gấp khoảng 2,5 lần so với thiết kế của tuyến đường, hình thành những “điểm nghẽn” trong chuỗi lưu thông của cả Vùng Thủ đô.

Chuyên gia quản lý đô thị Phan Trường Thành nêu rõ, Hà Nội đang chịu áp lực rất lớn khi đảm nhiệm vai trò phân bổ, trung chuyển các luồng phương tiện lưu thông trong Vùng Thủ đô, khi hạ tầng giao thông khung của vùng đang thiếu những mảnh ghép có tính quyết định. Thực tế đó đòi hỏi Chính phủ và các địa phương phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô (gọi tắt là đường Vành đai 4), bởi tuyến giao thông này sẽ kết nối cả bảy tuyến cao tốc hướng tâm về Hà Nội, đáp ứng yêu cẩu phát triển của cả vùng trong hiện tại và tương lai.

Khi hoàn thành đường Vành đai 4, thì sân bay Nội Bài-cửa ngõ hàng không quốc tế sẽ được kết nối trực tiếp đến các tỉnh, thành, giảm thiểu chi phí logistic cho doanh nghiệp, giảm áp lực giao thông cho các cửa ngõ Thủ đô.

Cán bộ Ban quản lý dự án huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) rà soát, đối chiếu tên chủ sử dụng đất nông nghiệp tại thôn La Miệt, xã Yên Giả nằm trong diện thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. (Ảnh Duy Linh)

Lãnh đạo huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) rà soát chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp của thôn La Miệt, xã Yên Giả nằm trong diện thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô . (Ảnh Duy Linh)

Lãnh đạo huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) rà soát chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp của thôn La Miệt, xã Yên Giả nằm trong diện thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô . (Ảnh Duy Linh)

Cán bộ Ban quản lý dự án huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) rà soát, đối chiếu tên chủ sử dụng đất nông nghiệp tại thôn La Miệt, xã Yên Giả nằm trong diện thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. (Ảnh Duy Linh)

Lãnh đạo huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) rà soát chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp của thôn La Miệt, xã Yên Giả nằm trong diện thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô . (Ảnh Duy Linh)

Lãnh đạo huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) rà soát chủ sử dụng diện tích đất nông nghiệp của thôn La Miệt, xã Yên Giả nằm trong diện thu hồi để triển khai dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô . (Ảnh Duy Linh)

Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCR) của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2018, xếp hạng thứ 67/141 nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam chỉ đứng thứ 7/12 quốc gia, nhất là các chỉ số về kết cấu hạ tầng đường bộ còn thấp . Do vậy, việc đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh không chỉ của thành phố Hà Nội, mà còn của các tỉnh, thành phố liên quan trong Vùng Thủ đô và của cả nước nói chung.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: Việc đầu tư tuyến đường Vành đai 4 trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, không chỉ khắc phục tình trạng quá tải về giao thông, mà quan trọng hơn là mở rộng không gian, khai thác hiệu quả hàng nghìn hec-ta đất phía tây đường Vành đai 4; phát triển các khu đô thị, công nghiệp hai bên tuyến đường trên địa phận tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội, từ đó góp phần cơ cấu lại kinh tế, thu hút đầu tư các địa phương, tăng khả năng liên kết, giao thương hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô, cũng như Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng sông Hồng.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng nêu rõ, dự án đường Vành đai 4 khi hoàn thành sẽ góp phần xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của từng địa phương, trong đó có tỉnh Bắc Ninh, thực hiện quy hoạch vùng tỉnh, đẩy nhanh lộ trình nâng cấp các đô thị và quá trình đô thị hóa, phấn đấu cơ bản đạt các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương.

Triển khai khẩn trương, nhịp nhàng

Theo tính toán, để thực hiện dự án Vành đai 4 cần thu hồi 1.341 ha đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Bắc Ninh. Khối lượng công việc lớn như vậy đòi hỏi cả ba địa phương thực hiện quyết liệt, nhịp nhàng mới thành công.

Ba địa phương thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô và ban hành kế hoạch cụ thể với phương châm rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ để các cơ quan chủ quản xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu và phối hợp chặt chẽ với nhau để triển khai đồng bộ, nhịp nhàng.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hưng Yên cùng chủ tịch ủy ban nhân dân 15 quận, huyện, thành phố có dự án đi qua đã ký giao ước thi đua thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án. Lãnh đạo ba địa phương thống nhất: Tháng 6/2023, phấn đấu bàn giao 70% mặt bằng để khởi công công trình. Tháng 12/2023, cơ bản bàn giao mặt bằng toàn tuyến; hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2027.

Là Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu: "Các công việc triển khai thực hiện dự án phải làm cùng một lúc và phải quyết tâm làm bằng được.

Cắm mốc giới tuyến đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô đoạn qua địa bàn xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Duy Linh.

Cắm mốc giới tuyến đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô đoạn qua địa bàn xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Duy Linh.

Từng đồng chí phải làm hết lòng, hết sức, làm thật nghiêm, thật tốt ngay từ đầu để làm gương, để nhân dân ủng hộ". Quán triệt tinh thần quyết liệt ấy, các đồng chí từ Thường trực Thành ủy đến Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đều vào cuộc rốt ráo, xuống từng địa bàn để đôn đốc, kiểm tra, gỡ vướng ngay cho cơ sở. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh còn yêu cầu các cấp, các ngành khi phát hành các văn bản gửi các cơ quan, đơn vị liên quan phải đóng dấu hỏa tốc; nếu nhận được các hồ sơ, văn bản liên quan tới Dự án đường Vành đai 4 thì xử lý, giải quyết trong thời gian từ 24 đến 48 giờ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lưu ý các địa phương, đơn vị “tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án Vành đai 4 phải tính theo ngày, chứ không phải tính theo tuần”.

Tại huyện Thường Tín (Hà Nội), từ huyện tới xã, cùng với việc thành lập Ban Chỉ đạo, các tổ công tác cũng được vận hành ngay bằng việc tăng cường của cán bộ “tinh nhuệ”. Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trực tiếp xuống các thôn để thông tin, đối thoại và vận động người dân.

Qua đó, không ít kiến nghị chính đáng của người dân được lãnh đạo huyện nắm bắt và đề xuất thành phố giải quyết ngay. Như tại xã Vân Tảo có hơn 100 hộ dân thuộc diện tái định cư, lúc đầu, địa điểm bố trí tái định cư khá xa nơi sản xuất của các hộ dân. Sau khi các hộ này có ý kiến, huyện đề xuất thành phố và ngày 3/11/2022, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chấp thuận địa điểm tái định cư mới.

“Cách làm chủ động, linh hoạt này khiến người dân rất tin tưởng, đồng thuận và đến nay không có khiếu kiện nào về việc triển khai dự án”, Trưởng phòng Tài nguyên môi trường huyện Thường Tín Phạm Văn Tập cho biết. Đến ngày 30/6/2023, huyện Thường Tín sẽ bảo đảm bàn giao ít nhất 70% mặt bằng, diện tích còn lại sẽ bàn giao nốt trước ngày 30/12/2023.

Cắm mốc giới tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua địa bàn xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Duy Linh.

Cắm mốc giới tuyến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua địa bàn xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Ảnh: Duy Linh.

Cũng với cách làm tương tự, tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tuyên truyền vận động để người dân trong diện giải phóng mặt bằng đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự án. Phó Bí thư phụ trách Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) Sái Khoa Anh cho biết: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4 đi qua 5 thôn của xã với 102 hộ dân có đất thổ cư nằm trong diện giải phóng mặt bằng.

Khu đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai, Hà Nội nằm trong chỉ giới dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đã được các hộ dân kê khai, chính quyền xã xác nhận, hiện đã được huyện Thanh Oai gửi thông báo về phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.

Khu đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Thuỳ, huyện Thanh Oai, Hà Nội nằm trong chỉ giới dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đã được các hộ dân kê khai, chính quyền xã xác nhận, hiện đã được huyện Thanh Oai gửi thông báo về phương án đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân.

Thời gian đầu, một số người dân trong xã còn băn khoăn về hướng tuyến đi qua thôn Hoằng, cũng như phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tuy nhiên, khi được tuyên truyền về lợi ích của dự án, làm rõ phương án hỗ trợ, đền bù, tái định cư, thì các hộ dân đã hiểu rõ và đồng thuận cao. Hiện nay, xã đã xây dựng phương án bố trí hai khu tái định cư rộng hơn 4ha tại thôn Hoằng; các hộ dân bị giải tỏa đều hài lòng do khu tái định cư ở vị trí thuận lợi, được thiết kế cơ sở hạ tầng khá tốt.

Bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động, chính sự gương mẫu của các cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về giải phóng mặt bằng đã tạo hiệu ứng lan tỏa cho người dân noi theo. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Yên Giả, huyện Quế Võ (Bắc Ninh) Nguyễn Văn Hân cho biết, gia đình anh có hơn 3.000m2 đất trang trại trồng bưởi, nuôi cá đang vào mùa thu hoạch, nằm trong diện thu hồi để thi công dự án đường Vành đai 4, song anh vận động gia đình sẵn sàng bàn giao mặt bằng cho dự án, tạo hiệu ứng tích cực cho hơn 100 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng trong xã.

Xã Văn Bình (huyện Thường Tín, Hà Nội) có gần 3.800 ngôi mộ phải di chuyển do nằm trong chỉ giới đường Vành đai 4, Bí thư Đảng uỷ xã Nguyễn Chí Tình cho biết, lúc đầu một số gia đình chưa đồng thuận di dời mộ chí, nhất là những khu mộ của cả dòng họ. Với tinh thần cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện trước, gia đình đồng chí Bí thư Huyện uỷ và Bí thư Đảng uỷ xã gương mẫu tổ chức di dời khu mộ của cả dòng họ, tạo hiệu ứng sâu rộng ở địa phương, nhiều gia đình tự nguyện di chuyển mộ chí dù chưa nhận được kinh phí hỗ trợ.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội khảo sát thực địa và nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội khảo sát thực địa và nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.

Item 1 of 1

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội khảo sát thực địa và nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội khảo sát thực địa và nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn qua tỉnh Bắc Ninh.

Ngày xuất bản: 4/12/2022
Tổ chức xuất bản: KIỀU HƯƠNG
Nội dung: KIỀU HƯƠNG, QUỐC TOẢN, PHẠM HÀ, PHAN THÁI SƠN, HÀ HỒNG HÀ, VŨ DUY LINH
Trình bày: PHAN ANH, DUY LONG