Thế đứng Tây Nguyên

Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với gần 600 nghìn héc-ta cà-phê, sản lượng bình quân đạt 1,3 triệu tấn hằng năm; 72 nghìn héc-ta hồ tiêu sản lượng mỗi năm đạt từ 121 nghìn tấn; cao su, điều, rau, hoa cũng phát triển mạnh. GDP bình quân đầu người xấp xỉ 40 triệu đồng…

Thu hoạch cafe arabica

Thu hoạch cafe arabica

Từ ngày nước nhà thống nhất, đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thực sự được giải phóng bởi đêm trường đói nghèo, lạc hậu; được làm công dân của một nước độc lập; được phát triển bình đẳng giữa cộng đồng các dân tộc anh em.

Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều nghị quyết, tổ chức nhiều chương trình và đầu tư những nguồn lực lớn để phát triển Tây Nguyên.

Đặc biệt, từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Quyết định số 168 của Thủ tướng Chính phủ về “phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng vùng Tây Nguyên” và các chương trình giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào thì nguồn lực tập trung đầu tư vào địa bàn chiến lược này ngày càng cao.

Thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay

Thành phố Buôn Ma Thuột hôm nay

Trên vùng đất 5 tỉnh phía tây Tổ quốc (Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông), diện tích tự nhiên trên 55km2, kho tàng tài nguyên thiên nhiên giàu có, ngôi nhà chung của hơn 5 triệu người của 47 dân tộc anh em, khắp các buôn làng, phố thị cuộc sống ngày càng khởi sắc.

Những công trình hạ tầng, phúc lợi ngày càng được xây dựng nhiều hơn.

Tây Nguyên trong ký ức là miền thẳm xa, heo hút. Bởi lẽ đó, trong nhiều năm qua, Nhà nước phát huy mọi nguồn lực nhằm phát triển giao thông tại vùng.

Ngày nay, đường bộ toàn mạng lưới có độ dài gần 40 nghìn km đã kết nối các tỉnh Tây Nguyên, mở rộng cơ hội giao thương với các trung tâm lớn cả nước và các nước trong khu vực.

Trong đó, các quốc lộ chạy qua Tây Nguyên có tổng độ dài 2517km; các liên tỉnh lộ gần 2035km và hệ thống giao thông liên cửa khẩu đã nối liền Tây Nguyên với các nước láng giềng.

Đường Hồ Chí Minh cùng đường hành lang đông-tây xuyên qua vùng đã làm thay đổi diện mạo những buôn làng từng là vùng sâu vùng xa.

Nhộn nhịp những chuyến bay đi đến Cảng hàng không Liên Khương

Nhộn nhịp những chuyến bay đi đến Cảng hàng không Liên Khương

Hàng không phát triển nhanh với 3 sân bay: Liên Khương, Buôn Ma Thuột và Pleiku.

Dự án khôi phục đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm và mở tuyến đường sắt mới phục vụ cho các nhà máy Alumin Nhân Cơ, Tân Rai đang được tính toán.

Gần đây, một loạt các dự án đường cao tốc nối liền Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông, miền tây Nam Bộ; với các tỉnh miền trung và phía bắc đang được khởi động…

Thành phố Kon Tum - tỉnh Kon Tum hôm nay

Thành phố Kon Tum - tỉnh Kon Tum hôm nay

Giao thông tiện lợi, chuỗi các đô thị Tây Nguyên nối liền vào nhau, những thành phố trong khu vực trở thành những đầu tàu kinh tế-xã hội toàn vùng. Mỗi thành phố có những lợi thế và bản sắc riêng. Buôn Ma Thuột, đồng bằng giữa miền cao nguyên đất đỏ, là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk. Đà Lạt, một trung tâm du lịch, vùng chuyên canh rau và hoa lớn nhất nước. Pleiku, quê hương của hồ tiêu, cao su, nơi khởi nguồn của nhiều doanh nghiệp lớn ngành chế biến nông, lâm sản.

Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với gần 600 nghìn héc-ta cà-phê, sản lượng bình quân đạt 1,3 triệu tấn hằng năm; 72 nghìn héc-ta hồ tiêu sản lượng mỗi năm đạt từ 121 nghìn tấn; cao su, điều, rau, hoa cũng phát triển mạnh. GDP bình quân đầu người xấp xỉ 40 triệu đồng…

Đại biểu tham quan các gian hàng tham gia Hội chợ thương mại Festival hoa Đà Lạt và nông sản thanh niên toàn quốc.

Đại biểu tham quan các gian hàng tham gia Hội chợ thương mại Festival hoa Đà Lạt và nông sản thanh niên toàn quốc.

Ngày xưa, với tập quán du canh du cư, cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số đói nghèo, cơ cực. Từ ngày thống nhất, Đảng và Nhà nước tổ chức cho người dân định canh định cư, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, tiếp cận thành công kinh tế thị trường nên trên vùng đất này đã xuất hiện nhiều tỷ phú người dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, hiệu quả đã tiếp thêm sinh khí và mang lại bộ mặt tươi mới cho Tây Nguyên. Đời sống người dân khởi sắc; điện, đường, trường học, cơ sở y tế và nhiều công trình hạ tầng, phúc lợi khác mọc lên nhiều hơn trên những vùng đất từng lạc hậu, đói nghèo.

Tây Nguyên hiện là một trong những vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước

Tây Nguyên hiện là một trong những vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất cả nước

Ở Tây Nguyên, sau 10 năm triển khai chương trình, Lâm Đồng là tỉnh đạt kết quả cao nhất với 7 đơn vị cấp huyện, thành được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới và 107/111 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Con số 51 nghìn tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Đắk Lắk, trong đó có gần 5 nghìn tỷ huy động từ doanh nghiệp và nhân dân đã nói lên hiệu quả của chương trình.

Một doanh nghiệp thu mua, chế biến cấp đông sầu riêng trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Một doanh nghiệp thu mua, chế biến cấp đông sầu riêng trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Tại Gia Lai, đến thời điểm này đã có 60/184 xã và 1 thị xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Có thể nói, cùng với việc quy hoạch, triển khai đầu tư phát triển các đô thị, các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực thực thi các giải pháp để nâng cao tốc độ phát triển nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách thu nhập và điều kiện thụ hưởng các lợi ích an sinh.

Cùng với việc mở mang các khu, điểm, cụm công nghiệp, các dự án lớn, việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới đến tất cả các huyện, xã, buôn, làng đã góp phần cải thiện hạ tầng, nâng cao nhận thức và giúp đồng bào đẩy lùi nghèo đói, hướng đến sự no đủ giàu có.

Cô giáo và các cháu học sinh mầm non người dân tộc Kơ Ho (huyện Đam Rông, Lâm Đồng)

Cô giáo và các cháu học sinh mầm non người dân tộc Kơ Ho (huyện Đam Rông, Lâm Đồng)

Đồng thời, với việc bản sắc văn hóa được bảo tồn, đồng bào các dân tộc thiểu số còn được hưởng những chính sách ưu đãi về giáo dục, y tế và các chính sách an sinh xã hội khác.

Có thể khẳng định rằng, phong trào xây dựng nông thôn mới cũng đã mang lại những thay đổi to lớn cho về một Tây Nguyên ngày càng thêm văn minh, hiện đại…

Bên tượng đài Bác Hồ ở TP Plâycu - Gia Lai

Bên tượng đài Bác Hồ ở TP Plâycu - Gia Lai

Ngày xưa, thời còn giặc Pháp, giặc Mỹ thì bom cày, đạn xới, đồng bào bỏ buôn làng trốn vào rừng sâu. Người dân nghèo khổ, bệnh tật, dốt nát lắm, không biết tìm cái lối mà đi. Có Đảng, có Bác chỉ cho dân đánh giặc, từ ngày hòa bình lại chăm lo đầu tư, dẫn dắt đồng bào mình làm ăn, xây dựng cuộc sống mới ngày càng ấm nó, giàu có…
Già làng Ha Đời, người Cơ Ho ở xã Đạ Sar (Lạc Dương, Lâm Đồng)

Du lịch trải nghiệm văn hóa truyền thống Tây Nguyên

Du lịch trải nghiệm văn hóa truyền thống Tây Nguyên

Khách quốc tế đến với Tây Nguyên

Khách quốc tế đến với Tây Nguyên

Item 1 of 2

Du lịch trải nghiệm văn hóa truyền thống Tây Nguyên

Du lịch trải nghiệm văn hóa truyền thống Tây Nguyên

Khách quốc tế đến với Tây Nguyên

Khách quốc tế đến với Tây Nguyên

Ngày xuất bản: 08/11/2022
Tổ chức thực hiện: Uông Thái Biểu-Hồng Minh
Nội dung: Uông Thái Biểu
Ảnh: Văn Bảo-Công Lý-Phan Hòa-Phúc Thắng-Văn Yên-Thanh Lộc, Lý Hoàng Long
Trình bày: Diệu Thu-Phương Nam