Tạo hành lang pháp lý, nhanh chóng đưa vào thực tiễn để "gỡ khó" về đấu thầu, mua sắm

Gỡ "nút thắt" cho các bệnh viện đấu thầu, mua sắm

Trong thời gian qua, để khắc phục khó khăn, vướng mắc trong công tác mua sắm, đấu thầu và tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế Quốc hội đã ban hành Luật Đấu thầu năm 2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu;

Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu về công tác mua thuốc, vật tư y tế, thiết bị y tế để các đơn vị áp dụng như: Thông tư số 04/2024/TT-BYT ngày 20/4/2024 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; Thông tư số 05/2024/TT-BYT ngày 14/5/2024 quy định danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá; Thông tư số 07/2024/TT-BYT ngày 17/5/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.

Hệ thống văn bản pháp luật khá đầy đủ đã tạo sự thông thoáng về cơ chế, chính sách trong đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Tuy nhiên, không ít cơ sở y tế vẫn còn những băn khoăn. Tuyến bài "Gỡ "nút thắt" cho các bệnh viện đấu thầu, mua sắm" sẽ phản ánh câu chuyện vì sao vẫn xảy ra tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế; sự vào cuộc kịp thời ban hành các văn bản pháp luật sát thực tiễn của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế và ghi nhận những điểm sáng, mô hình hay trong đấu thầu, mua sắm tại một số bệnh viện lớn.

Để ứng phó kịp thời với thực trạng khó khăn của các cơ sở y tế trong đấu thầu, mua sắm, Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật với những quy định kịp thời “cởi trói” cho các cơ sở y tế. Các văn bản đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, giải quyết được những nút thắt khó nhất cho ngành trong việc cung ứng đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế cho công tác khám, chữa bệnh.

GỠ KHÓ về pháp lý trong quản lý và mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế

Thực trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế lan rộng tới các cơ sở y tế trong cả nước, gây ra bức xúc trong dư luận vì người bệnh phải chờ đợi rất lâu mới được hẹn mổ hoặc phải ra ngoài mua thuốc, vật tư do bệnh viện không có nguồn cung. Trước thực tiễn này từ sau đại dịch Covid-19, Bộ Y tế đã có rất nhiều cuộc họp để tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành các văn bản kịp thời để tháo gỡ ngay lập tức cho các cơ sở y tế.

Do đó, ngay trong năm 2023, về quản lý và mua sắm trang thiết bị y tế, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế (Sửa đổi Nghị định số 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế) và tiếp tục ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế nhằm giải quyết các tồn tại, hạn chế liên quan tới lĩnh vực trang thiết bị y tế, từng bước hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực trang thiết bị y tế.

Đặc biệt, một văn bản được các cơ sở y tế đánh giá là “điểm sáng” của Chính phủ chính là việc ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế tháo gỡ được một số vướng mắc cho cơ sở y tế như giải quyết cho phép thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người bệnh bằng các trang thiết bị do công ty trúng thầu hóa chất cho các cơ sở y tế mượn để thực hiện xét nghiệm điều trị cho người bệnh; Giải quyết cơ bản về xây dựng giá gói thầu khi đấu thầu mua sắm thiết bị y tế…

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có công điện số 778/CĐ-TTg ngày 05/9/2022, Công điện số 72/CĐ-TTg ngày 25/02/2023 về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.

Để tăng cường công tác quản lý về giá, đấu thầu và mua sắm, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi) và được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XV; trong đó có một Chương quy định về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế; bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc, bao quát các tình huống, trường hợp trong thực tiễn.

Ngày 27/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

Theo thẩm quyền của mình, Bộ Y tế cũng đã ban hành Thông tư số 03/2024/TT-BYT ngày 16/4/2024 về Danh mục thuốc có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp; Thông tư số 04/2024/TT-BYT ngày 20/4/2024 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc.

Bộ Y tế liên tiếp tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong đấu thầu, mua sắm.

Bộ Y tế liên tiếp tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong đấu thầu, mua sắm.

Để siết chặt quản lý, Bộ Y tế đã ban hành các văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị sản xuất, nhập khẩu và cung ứng trang thiết bị y tế nghiêm cấm việc tăng giá tùy tiện đầu cơ, tích trữ và thực hiện đúng quy định về quản lý giá thuốc, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị Covid-19; nghiêm túc thực hiện việc kê khai, cập nhật công khai giá trang thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 về quản lý trang thiết bị y tế; chịu trách nhiệm về giá công bố và các thông tin chính xác, đầy đủ liên quan đến hàng hóa theo quy định...

Bộ Y tế ban hành Thông tư số 06/2023/TTBYT ngày 12/3/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019. Trong đó, hướng dẫn thực hiện đấu thầu thuốc, dược liệu, vị thuốc cổ truyền trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, phù hợp với lộ trình và quy định của Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; sửa đổi, bổ sung quy định xây dựng giá gói thầu theo hướng xây dựng giá kế hoạch theo một trong các thông tin, tài liệu: giá trúng thầu được công bố trong vòng 12 tháng, báo giá, hóa đơn bán hàng; phân cấp cho các cơ quan đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; quy định rõ hơn trách nhiệm của các đơn vị mua sắm tập trung trong việc gửi văn bản thông báo tiến độ, tình hình thực hiện đấu thầu tập trung, đàm phán giá để các cơ sở y tế chủ động trong tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh của đơn vị.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, các quy định về đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, các quy định về đấu thầu thuốc, vật tư, thiết bị y tế đã được ban hành đầy đủ, thống nhất và đồng bộ.

Thông tư cũng bổ sung nội dung quy định tài liệu kèm theo văn bản đăng ký nhu cầu mua thuốc tập trung cấp địa phương để tạo sự rõ ràng, thuận lợi và thống nhất trong tổ chức thực hiện; cập nhật, bổ sung các dạng bào chế vào phụ lục quy định dạng bào chế trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu; bổ sung quy định cho phép mua sắm theo cơ số (đóng gói theo cơ số gồm nhiều mặt hàng thuốc) để phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống dịch.

Đặc biệt, Luật Đấu thầu sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 được cho là một văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp được tất cả những quy định tháo gỡ điểm nghẽn đã được ban hành trước đó. Thời gian sau, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi thành Luật Đấu thầu; Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2024/TT-BYT ngày 17/5/2024 Quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập đã giúp cho các cơ sở tiến hành mua sắm thuận lợi hơn, hướng tới mua thuốc có chất lượng.

Gần đây nhất, ngày 18/10, Bộ Y tế ban hành Thông tư đưa ra 5 điều kiện để người bệnh BHYT tự mua thuốc ngoài trong quá trình điều trị được thanh toán. Dù còn phải có thêm những hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên, đây cũng được coi là nỗ lực của Bộ Y tế bảo đảm cho người bệnh có thẻ BHYT không thiệt thòi khi thiếu thuốc điều trị trong khi khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế công lập.

Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc, trang thiết bị y được ban hành rất nhanh với những nội dung được cho là tháo gỡ điểm nghẽn nhất trong đấu thầu là không cần 3 bảng báo giá cho một mặt hàng. Sau này, Nghị quyết 30 được luật hóa trong Luật Đấu thầu sửa đổi 2023 giúp cho chúng tôi được “cởi trói” trong công tác đấu thầu, mua sắm.

Thạc sĩ Trần Thị Trà Giang, Trưởng Đơn vị quản lý đấu thầu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Để tăng cường công tác quản lý về giá, đấu thầu và mua sắm, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng Luật Đấu thầu (sửa đổi) và được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XV; trong đó có một Chương quy định về đấu thầu thuốc, thiết bị y tế; bổ sung các quy định nhằm tháo gỡ vướng mắc, bao quát các tình huống, trường hợp trong thực tiễn.

Phấn khởi vì được “CỞI TRÓI” đấu thầu

Thạc sĩ Trần Thị Trà Giang, Trưởng Đơn vị Quản lý đấu thầu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, các văn bản được ban hành liên tiếp, đúng thời điểm của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế thể hiện sự quan tâm rất sát thực tế của các cấp.

Trong đó, văn bản được đánh giá là “cởi mở” nhất đúng thời điểm nóng của vướng mắc trong công tác đấu thầu, chính là Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023. "Nghị quyết 30 được ban hành rất nhanh với những nội dung được cho là tháo gỡ điểm nghẽn nhất trong đấu thầu là không cần 3 bảng báo giá cho một mặt hàng.

Công tác đấu thầu mua sắm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh diễn ra thuận lợi hơn sau khi Chính phủ có Nghị quyết số 30/NQ-CP.

Công tác đấu thầu mua sắm tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh diễn ra thuận lợi hơn sau khi Chính phủ có Nghị quyết số 30/NQ-CP.

Sau này, Nghị quyết 30 được luật hóa trong Luật Đấu thầu 2023, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 và các Thông tư hướng dẫn giúp cho chúng tôi được “cởi trói” trong công tác đấu thầu, mua sắm. Điều 16 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 đã mở ra hướng cho các bệnh viện nhiều phương pháp lấy giá. Riêng với thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế,… cho phép cơ sở y tế có thể lấy báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn để có thể lựa chọn được danh mục hàng hóa đáp ứng được nhu cầu phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Đây là một ưu tiên rất lớn cho ngành y và là điểm sáng nhất trong các văn bản pháp luật mới ban hành”, bà Giang nói thêm.

Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 được ban hành rất nhanh với những nội dung được cho là tháo gỡ điểm nghẽn nhất trong đấu thầu là không cần 3 bảng báo giá cho một mặt hàng. Sau này, Nghị quyết 30 được luật hóa trong Luật Đấu thầu 2023, Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 và các Thông tư hướng dẫn giúp cho chúng tôi được “cởi trói” trong công tác đấu thầu, mua sắm.

Thạc sĩ Trần Thị Trà Giang, Trưởng Đơn vị Quản lý đấu thầu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Theo thông tin của đại diện Bộ Kế hoạch đầu tư, dự thảo sửa đổi Luật Đấu thầu sắp tới sẽ được ban hành có quy định cho phép các danh mục thuốc phục vụ hoạt động nhà thuốc tại các cơ sở y tế được áp dụng mua sắm trực tiếp nhiều lần thay vì một lần như hiện nay. So với quy định hiện hành, mỗi sản phẩm trúng thầu trong bệnh viện chỉ được mua sắm trực tiếp một lần, có thể cũng gặp khó khăn cho việc cung ứng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trao đổi với báo chí về công tác đấu thầu, mua sắm tại bệnh viện.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trao đổi với báo chí về công tác đấu thầu, mua sắm tại bệnh viện.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh bày tỏ quan điểm, các quy định của văn bản pháp luật không thể phủ sát 100% thực tiễn. Hơn một năm qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản đặc biệt hỗ trợ tháo gỡ cho các cơ sở y tế rơi vào tình trạng khó đấu thầu, mua sắm sau dịch Covid-19 và đến đầu năm 2024 đã gỡ gần như hoàn toàn những vướng mắc này. “Kết quả là câu trả lời xác đáng nhất cho những nỗ lực và thành quả của cơ quan chủ quản xây dựng hành lang pháp lý”, ông Minh Anh nói.

Với Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Hữu Quang, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk, sự vào cuộc của Chính phủ, Bộ Y tế rất kịp thời và rất sát thực tiễn. “Nhờ sự thấu hiểu của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế kịp thời ban hành các Luật, Thông tư, Nghị định sát thực tiễn nên khi các văn bản này vừa mới ra đời đã nhanh chóng đi vào cuộc sống”, ông Quang bày tỏ.

Hiện, Sở Y tế Đắk Lắk đã xây dựng danh mục khung thuốc đấu thầu trình UBND tỉnh và trước tiên đấu thầu một năm cho năm 2025. Sau khi chỉnh sửa, hoàn thiện những gì còn thiếu sót, tỉnh sẽ tiến hành đấu thầu thuốc tập trung địa phương 2-3 năm một lần.

“Nhờ sự thấu hiểu của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Y tế kịp thời ban hành các Luật, Thông tư, Nghị định sát thực tiễn nên khi các văn bản này vừa mới ra đời đã nhanh chóng đi vào cuộc sống".
------------------------
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Hữu Quang, Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk

Item 1 of 3

Sau một thời gian gặp khó khăn do thiếu hành lang pháp lý, đến thời điểm này, ông Bùi Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: "Chúng tôi đã thật sự được tháo gỡ mọi khó khăn về đấu thầu, mua sắm".

Về thuốc, Ninh Thuận hiện đang đấu thầu tập trung tại địa phương và đang thẩm định để trình UBND tỉnh. Với thuốc đấu thầu tập trung Trung ương, tỉnh đang thực hiện theo quy trình Bộ Y tế hướng dẫn. Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản đề nghị các đơn vị được giao xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu bám sát Thông tư 07/2024/TT-BYT và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/2/2024 Quy định Chi tiết một số điều và biện pháp thi thành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu để lấy giá đấu thầu, chọn lựa sản phẩm tốt. Với đơn vị tài chính hạn hẹp, Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận hướng dẫn phương án lựa chọn sản phẩm vừa túi tiền. Với những thuốc các đơn vị cần thiết phải có ngay, Sở Y tế hướng dẫn để tổ chức những gói nhỏ, giải quyết kịp thời.

Nhiều cơ sở y tế đã giải quyết được những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, mua sắm.

Nhiều cơ sở y tế đã giải quyết được những vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, mua sắm.

Về vật tư, trang thiết bị y tế, Sở Y tế Ninh Thuận đang tham mưu cho UBND tỉnh phân cấp theo Luật Đầu tư công. Với gói thầu của đơn vị tự quyết định, Sở hướng dẫn các đơn vị căn cứ vào Thông tư 27 và Nghị định 24 để thực hiện đấu thầu qua mạng quốc gia để thuận lợi. Những gói thầu lớn, Sở Y tế tỉnh tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, hướng dẫn cho đơn vị tự thầu.

Với Luật Đấu thầu 2023, Nghị định 24, Chính phủ đã có những nhìn nhận rất sát thực tiễn để có hướng xử lý. Trong khi chưa xác định được về công nghệ, Chính phủ đã gỡ khó cho địa phương trong thực hiện đấu thầu một giai đoạn một túi một hồ sơ cho nhanh, còn nếu tiến hành phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ chưa bảo đảm quy định chính xác và kéo dài thời gian.

Cũng đồng quan điểm này, ông Lê Ngọc Danh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh khẳng định, Luật Đấu thầu 2023 giải quyết được nhiều khó khăn, đặc biệt với cơ sở có năng lực đấu thầu hạn chế hoặc số lượng danh mục thuốc ít. Khoản 3, Điều 53 của Luật cho phép cơ sở y tế cùng với nhau đấu gộp để lựa chọn được nhà thầu cung ứng thuốc. Ngoài ra, trong trường hợp không gộp được nhu cầu của các cơ sở y tế, thì các bệnh viện báo cáo Sở Y tế, Bộ Y tế đứng ra đấu thầu để cuối cùng có thuốc cho cơ sở công lập, phục vụ người bệnh có thẻ BHYT.

Người bệnh chờ phát thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.

Người bệnh chờ phát thuốc tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh.

Với Thông tư 22/2024/TT-BYT quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh của Bộ Y tế mới ban hành ngày 18/10/2024, ông Danh đánh giá, văn bản đã “bịt lỗ hở” cho bệnh viện trong công tác mua sắm có giai đoạn chuyển tiếp, với mục tiêu cuối cùng hướng tới đáp ứng yêu cầu cao nhất của người bệnh có BHYT. Điều này đã đáp ứng thực tiễn trong một số trường hợp có giai đoạn bệnh viện không đủ thuốc, gián đoạn cung ứng giữa 2 gói thầu hoặc trường hợp người bệnh đến cao hơn thực tế, hoặc có bệnh phát sinh không nằm trong danh mục thuốc thì việc chi trả cho người bệnh BHYT có thuốc điều trị là sát thực tiễn, phù hợp với chi trả của BHXH.

Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga, Trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh cho biết, khi Luật Đấu thầu sửa đổi năm 2023, bệnh viện dự kiến khoảng thời gian vài tháng sau sẽ có những Nghị định, Thông tư mới hướng dẫn về đấu thầu nên đã nhanh chóng chuẩn bị các tình huống, tranh thủ đấu thầu thuốc cho năm 2024.

Khi Bộ Y tế có Thông tư hướng dẫn triển khai Luật Đấu thầu 2023, bệnh viện có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện tổ chức mua sắm thuốc với nhiều hình thức khác, đặc biệt là với đấu thầu rộng rãi và mua sắm trực tiếp. Nhờ đó, bệnh viện đã thực hiện được gói thầu lớn nhất. Với những thuốc chống dịch, cấp cứu, thuốc không lựa chọn được nhà thầu, khi có Thông tư Thông tư 07/2024/TT-BYT của Bộ Y tế áp dụng mua sắm trực tiếp, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh đã mua được những thuốc quan trọng, đáp ứng đúng quy định Luật Đấu thầu 2023 và Thông tư 07/2024/TT-BYT trong khi chờ đấu thầu rộng rãi.

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh bảo đảm cung ứng đủ thuốc thông thường cho công tác khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Nhi đồng 1 TP Hồ Chí Minh bảo đảm cung ứng đủ thuốc thông thường cho công tác khám, chữa bệnh.

Từ ngày 17/5/2024, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí Minh đã thực hiện một số gói thầu chủ yếu trong nhà thuốc bệnh viện; chuẩn bị gói thầu lớn nhất cho nội trú bảo hiểm y tế và ngoại trú bảo hiểm y tế; thực hiện được 3 gói thầu mua sắm trực tiếp thuốc cung ứng cho bệnh nhân dịch vụ tại nhà thuốc. Hiện tại, bệnh viện cũng đã thực hiện 2 gói thầu đấu thầu rộng rãi qua mạng cung ứng phục vụ cho bệnh nhân dịch vụ tại nhà thuốc trị giá 170 tỷ đồng.

Các vấn đề chưa hiểu rõ về Nghị định, Thông tư để hướng dẫn triển khai Luật Đấu thầu 2023 từ các bệnh viện đã được Sở Y tế, Bộ Y tế giải đáp thắc mắc kịp thời để các bệnh viện mạnh dạn triển khai dựa trên năng lực của mình.

“Với người làm công tác cơ sở và tham gia vào đấu thầu mua sắm thuốc nhiều năm qua, tôi thấy với văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về mua sắm, cụ thể về đấu thầu đã có có đầy đủ hành lang pháp lý. Mỗi bệnh viện tùy theo tình hình khám-chữa bệnh, tùy theo danh mục thuốc, vật tư sẽ vận dụng linh hoạt các hình thức đấu thầu để bảo đảm cung ứng đầy đủ, mang lại hiệu quả kinh tế cho cơ quan quản lý, bệnh viện và người dân”, Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Bích Nga nói.

Ngày xuất bản: 25/10/2024
Tổ chức thực hiện: HỒNG MINH
Nội dung: THẢO LÊ - THIÊN LAM
Trình bày: THIÊN LAM
Ảnh: THIÊN LAM - BỆNH VIỆN CUNG CẤP

Thời điểm này, chúng tôi đã thật sự được tháo gỡ mọi khó khăn về đấu thầu, mua sắm.

Ông Bùi Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Thuận