Xuân đã về, không khí xuân mơn man, len lỏi từng ngõ phố, xóm thôn, bản làng. Khắp nơi trên dải đất hình chữ S đang chuẩn bị đón một mùa xuân mới đầm ấm, an vui với những niềm tin và hy vọng mới.

Mời bạn đọc cùng Báo Nhân Dân du xuân tới mọi miền Tổ quốc, cùng nhau tận hưởng không khí xuân, những phong tục, tập quán đặc trưng của đồng bào trên khắp nẻo đường đất Việt.

Xuân về cưới lại vợ mình

Tết này, bản Sín Chải của người Hà Nhì, ở xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) ửng hồng màu hoa đào trong làn sương trắng mỏng buông ngang những ngôi nhà trình tường bằng đất, mái lợp cỏ gianh dày hàng mét, lun phun những đám rêu xanh qua mưa nắng thời gian, đẹp như bức tranh thủy mặc. Năm nay, người Hà Nhì ăn tết “Khô già già” truyền thống to và vui hơn, vì được mùa ngô lúa, nhà nào cũng treo tràn trên gác; thảo quả sấy khô xếp cao áp mái nhà, tỏa hương thơm ngào ngạt.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Thanh tao thủy tiên đón Tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa Tết là hoa thủy tiên lại được nhắc đến. Không chỉ là một trong những thú chơi hoa cổ điển của người Hà Nội, mà thủy tiên còn gợi nhớ những ký ức từ xa xưa, khi mà cái ăn, cái mặc, cái chơi cũng được nâng lên thành nghệ thuật.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Mùa làm bánh Tết của người Mông Nghệ An

Người Mông ở Nghệ An cư trú ở ba huyện rẻo cao dọc biên giới Việt-Lào, gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương và Quế Phong. Cứ vào dịp giáp Tết Nguyên đán, các bản làng người Mông lại rộn lên âm thanh đập bánh quen thuộc. Nếu như người Kinh có bánh chưng, bánh dày để ăn và thờ cúng ngày Tết, thì chiếc bánh dẻo làm bằng nếp thơm từ nương rẫy của người Mông cũng có nhiều nét đặc sắc về văn hóa ẩm thực.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Tết ở vạn chài

Ởmỗi vùng miền của Tổ quốc, Tết Nguyên đán cổ truyền có những bản sắc riêng biệt. Vùng núi cao, đồng bằng hay miền biển gắn cùng dòng chảy văn hóa xa xưa đến hiện đại mang đậm dấu ấn, hơi thở đời sống nhân dân. Tết về, những vạn chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, đình làng, lăng vạn thờ tự thần Nam Hải, những bậc tiền hiền có công mở cõi, gìn giữ vùng biển bao la qua trăm năm.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Bản hòa tấu bên dòng Đa Nhim

Tây Nguyên vào xuân, nắng khẽ khàng như điệu Đămtơra của người Chu Ru bên dòng Đa Nhim êm đềm. Mùa xuân, đến với buôn làng người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng, để được thổn thức trong bản hòa tấu của thanh âm truyền thống và những điệu dân vũ, trong hội đoàn viên Tơigum Pơtom bên ngọn lửa thiêng đại ngàn.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Tết người Hoa giữa lòng thành phố

Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 500.000 người Việt gốc Hoa sinh sống rải rác ở các quận, huyện nhưng tập trung đông nhất ở quận 5, quận 6 và quận 11. Qua nhiều thế hệ, cộng đồng người Hoa vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống rất riêng của mình, nhất là trong những ngày Tết Nguyên đán.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Mùa Xuân rộn ràng cùng sân khấu Dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ

Năm nay, vựa lúa, trái cây vùng đồng bằng sông Cửu Long trúng mùa, được giá. Những ngày này, đồng bào Khmer Nam Bộ trong từng phum, sóc tưng bừng chuẩn bị đón Tết, rộn rã niềm vui khi được thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Mời bạn đọc xem tiếp...

Ngày xuất bản: 09/02/2024
Tổ chức sản xuất: HỒNG MINH
Nội dung: QUỐC HỒNG, TUYẾT LOAN, THÀNH CHÂU, ĐÔNG HUYỀN, MAI VĂN BẢO, BẠCH DƯƠNG, MINH KHỞI
Trình bày: BÔNG MAI, DƯƠNG DƯƠNG