Kể từ khi được thành lập năm 1989 đến nay, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ngày càng khẳng định vai trò là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác và phát triển ở khu vực.

Nhằm đem lại sự thịnh vượng và tăng trưởng bền vững cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương, APEC nỗ lực thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, mở, tăng tốc hội nhập kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế-kỹ thuật, bảo đảm an ninh người dân và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bền vững.

Hướng tới Tầm nhìn APEC đến năm 2040, 21 nền kinh tế thành viên đang nỗ lực xây dựng một cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai.

MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Quá trình APEC trở thành diễn đàn gồm 21 thành viên diễn ra như thế nào?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia, khu vực ngày càng tăng tính phụ thuộc lẫn nhau nhau, dẫn đến nhu cầu đẩy mạnh và mở rộng hợp tác...

>>>Xem chi tiết

Mục tiêu Bogor có ý nghĩa như thế nào với quá trình phát triển của APEC?

Tại cuộc họp ở Bogor (Indonesia) năm 1994, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã thông qua Mục tiêu Bogor. Đây là dấu mốc quan trọng trong lịch sử...

>>>Xem chi tiết

Tầm nhìn APEC đến năm 2040 đặt ra mục tiêu gì với cộng đồng châu Á-Thái Bình Dương?

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC năm 2020 ở Putrajaya (Malaysia), các nhà lãnh đạo các nền kinh tế...

>>>Xem chi tiết

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG

APEC hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào?

APEC hoạt động theo nguyên tắc đồng thuận, tự nguyện và không ràng buộc. APEC không có hiến chương hay điều lệ. APEC dùng khái niệm “nền kinh tế”; lãnh đạo cấp cao của các thành viên được gọi chung là các nhà lãnh đạo kinh tế...

>>>Xem chi tiết

Những hoạt động chính của APEC từ khi thành lập đến nay là gì?

Từ năm 1989 đến 1992, các nền kinh tế APEC tiến hành các cuộc đối thoại không chính thức giữa các quan chức cấp cao và các bộ trưởng. Nhằm đưa ra tầm nhìn chiến lược và định hướng hợp tác trong khu vực, cơ chế...

>>>Xem chi tiết

THÀNH TỰU NỔI BẬT

Trong quá trình thực hiện Mục tiêu Bogor, APEC đạt được những thành tựu quan trọng nào?

Trong giai đoạn triển khai các Mục tiêu Bogor (1994-2019), APEC đã đạt nhiều thành tựu nổi bật và thực chất trên cả ba trụ cột hợp tác chính là tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa...

>>>Xem chi tiết

Tầm nhìn APEC đến năm 2040 được triển khai như thế nào?

Kể từ khi thành lập năm 1989, qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định là cơ chế liên kết kinh tế khu vực hàng đầu, khởi xướng và đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư...

>>>Xem chi tiết

Ngày xuất bản: 16/11/2022
Tổ chức thực hiện: CHU HỒNG THẮNG - PHẠM TRƯỜNG SƠN
Nội dung: SƠN NINH - MINH ANH
Trình bày: HOÀNG HÀ
Nguồn tư liệu: Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, apec.org