Ngày 15/4/1954: Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra trên khu vực Đồi C. (Ảnh: TTXVN)

Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra trên khu vực Đồi C. (Ảnh: TTXVN)

Tại Phân khu nam, 16 giờ ngày 15/4, một chiếc máy bay C.119 bay đến lượn mấy vòng rồi thả xuống một loạt dù, trong đó có một chiếc dù đỏ rơi gần trận địa của ta. Xẩm tối, chiến sĩ ta ra lấy dù, thấy có một chiếc hòm. Nó được đưa Sở Chỉ huy Trung đoàn 57. Trong hòm toàn những gói quà gồm thuốc lá, rượu, xúc xích, jăm-bông, áo may ô, lưỡi dao cạo râu, và một lá thư màu hồng sực mùi nước hoa của vợ Đờ Cát-xtơ-ri gửi cho chồng nhân dịp được thăng quân hàm cấp tướng. Đơn vị xin ý kiến Bộ Chỉ huy mặt trận cách xử lý với lá thư. Chủ nhiệm Chính trị Lê Liêm nói nên chuyển lại cho Đờ Cát-xtơ-ri. Ta thông báo trên bộ đàm. Chỉ một giờ sau, đúng theo quy ước, một tên lính Pháp mang cờ trắng tói địa điểm hẹn, nhận lá thư đem về Mường Thanh.

Chung quanh cụm cứ điểm Hồng Cúm, các chiến sĩ súng trường, súng máy, sơn pháo, các cỡ súng cối lớn nhỏ sẵn sàng chờ địch xuất hiện. Sau nhiều lần bị ta đánh lừa, ban ngày quân địch không dám đi lại, không dám nhô đầu lên khỏi chiến hào. Bộ đội ta chui qua hàng rào cắm cờ, chờ những tên bò ra nhổ cờ là nổ súng. Địch bỏ mặc những lá cờ tiếp tục tung bay trong cứ điểm. Mỗi lần đi thu nhặt dù, địch phải tổ chức như một trận đánh có xe tăng đi kèm và pháo bắn hiệp đồng.

Trên hướng cánh đồng Mường Thanh, đêm 15/4, chiến hào của Trung đoàn 88 ở phía tây và chiến hào Trung đoàn 141 ở phía đông đều vượt qua 5 lần rào tiến vào sân bay. Trận đánh quan trọng tiêu diệt Trung tâm đề kháng bảo vệ sân bay Mường Thanh đã bắt đầu không có hỏa pháo chuẩn bị, không có dấu hiệu nào báo trước.

Nhận thấy sân bay Mường Thanh có nguy cơ bị cắt làm đôi, và Cứ điểm 105 (Huguette 6) ở đầu bắc sân bay sắp bị tiêu diệt, một nửa sân bay Mường Thanh, chiếm 1/5 diện tích tập đoàn cứ điểm, sẽ lọt vào tay ta, Đờ Cát-xtơ-ri ra lệnh Lăng-gơ-le lập tức tiến hành giải tỏa sân bay, trước hết là tiếp tế cho Cứ điểm 105 ở xa đã bị bao vây chặt chẽ. Sau đó, Lăng-gơ-le huy động ba tiểu đoàn dù số 1, số 2 và số 6 mở cuộc hành binh giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105. Lúc đó, binh lính lê dương ở cứ điểm này không chỉ thiếu đạn dược, mà còn thiếu cả nước uống.

Rạng sáng 15/4, đoàn quân của địch đi giải tỏa thì chạm đường hào của Trung đoàn 141 trên sân bay, cuộc chiến đấu diễn ra suốt bốn giờ liền mới mở được đường mang đồ tiếp tế đến cho Cứ điểm 105. Lúc xuất phát có 35 người gánh nước, khi tới đồn chỉ còn 7 người và 5 thùng nước. Lính trong đồn đành phải chia nhau dè sẻn, mỗi ngày mỗi người chỉ được phân phát một ca nước trong lúc trời rất nóng nực.

Bị quân ta tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, các chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào đang dùng súng trường bắn tỉa. (Ảnh: TTXVN)

Bị quân ta tấn công, địch ở các vị trí khu đồi C chạy toán loạn, các chiến sĩ xung kích của ta ở dưới các giao thông hào đang dùng súng trường bắn tỉa. (Ảnh: TTXVN)

Kế hoạch cuộc hành quân mang mật danh “Condor” tiếp tục bị hoãn lần thứ 2. Cônhi đưa ra lý do vì Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cần được ưu tiên tiếp tế hơn, chưa kể ở vùng châu thổ Bắc Bộ tình hình quân sự cũng rất khó khăn và đang phải chi viện thêm 3 tiểu đoàn nhảy dù đến đó. Cùng từ ngày 15/4, với sự gia tăng cường độ hoạt động của không quân chi viện cho Điện Biên Phủ đã sử dụng hết tất cả phương tiện có được, nên cuộc hành quân “Codor” không thể thực hiện được nữa.

Tại các Chiến trường phối hợp:

Ngày 15/4/1954, tại Hải Dương, Đại đội 923 huyện Kinh Môn đánh vị trí Chùa Hang, diệt và bắt 35 tên địch.[1]

Cảnh đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nguồn: Erwan Bergot, Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm, người dịch: Lê Kim, Nxb CAND và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, Hà Nội, 2003

Cảnh đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nguồn: Erwan Bergot, Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm, người dịch: Lê Kim, Nxb CAND và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, Hà Nội, 2003

Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch. Các vị trí của địch bị trúng đạn pháo đang bốc cháy. (Ảnh: TTXVN)

Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch. Các vị trí của địch bị trúng đạn pháo đang bốc cháy. (Ảnh: TTXVN)

Đào hào là một trong những bí quyết để những cánh quân của ta thắt chặt vòng vậy, tấn công địch bất ngờ và nhanh chóng. Những câu chuyện đào hào được kể lại trong cuốn “Ký sự Chiến thắng Điện Biên Phủ”, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Trần Độ chủ biên.

“Đêm 15/4/1954, các chiến sĩ trung đoàn Đầm Hà đem theo cuốc, xẻng tiến vào sân bay. Đại đội trưởng Bang dẫn đầu cùng các chiến quân báo vượt một đường hào rất rộng, vốn là rãnh thoát nước nằm dọc sân bay, cũng là đường hào địch dạng đề cơ động bộ đội.

Sáng hôm sau, mãi đến lúc màn sương sớm đã tan đi, địch mới phát hiện được việc làm của ta. Nhưng đường hào đã đào vào đến hàng rào thứ tư. Chúng đưa xe tăng và bộ binh ra đánh chiếm lại trận địa, nhưng bộ đội phòng ngự của ta đã đánh bật chúng trả lại. Cuộc chiến đấu diễn ra suốt ngày.

Đêm hôm ấy, địch bắn rất dữ vào đầu hào ta ở lớp rào thứ tư. Các chiến sĩ lên đào trận địa mấy lần đều bị thương vong. Tiểu đoàn phó Nguyễn Văn Thuần tìm mọi cách để khắc phục khó khăn tiếp tục đẩy chiến hào lên phía trước. Anh kiên quyết tung bộ đội vào sâu hẳn bên trong, rồi từ trong đó đào ngược ra.

Khi địch phát hiện được việc làm này thì đầu hào của ta đã nối liền với con hào của địch chạy dọc theo sân bay và các chiến sĩ Đầm Hà đã nhìn thấy bóng các chiến sĩ đơn vị bạn thấp thoáng ở phía tây, sau xác 2 chiếc máy bay địch.

Thế là từ nay trên sơ đồ tác chiến tại mặt trận xuất hiện một vị trí mới: Ngã tư Đầm Hà. Ngã tư Đầm Hà được nhắc tới nhiều lần trong báo cáo tác chiến hằng ngày. Đó chính là nơi đường hào của đơn vị Đầm Hà đào vào cắt đường hào của địch ở sân bay. Ta và địch giằng co quyết liệt ngã tư này. Đối với địch, để mất ngã tư này tức là bỏ mặc cho sân bay bị cắt đứt. Đối với ta, không chiếm lấy ngã tư này là không thực hiện được nhiệm vụ cắt đứt sân bay”.

Ngày xuất bản: 15/4/2024
Nội dung: Đại úy, ThS Nguyễn Ngọc Toán - Viện Lịch sử quân sự, NGỌC BÁCH
Trình bày: ANH NGỌC
Ảnh: TTXVN

56 ngày đêm của Chiến dịch

ĐIỆN BIÊN PHỦ

13/3

Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn

14/3

Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ, ta tiến công cứ điểm Đồi Độc Lập

15/3

Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

16/3

Pháp nhận ra những nhược điểm khó khắc phục của “con nhím Điện Biên Phủ”

17/3

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

18/3

Tiến hành xây dựng trận địa tiến công, đào chiến hào chuẩn bị cho Đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ

19/3

Đờ Cát-xtơ-ri thông báo việc mất Điện Biên Phủ là khó tránh khỏi

20/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội xây dựng trận địa

21/3

Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công

22/3

Mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và máu của chiến sĩ Điện Biên

23/3

Quân và dân đồng bằng bắc bộ phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ

24/3

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

25/3

Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề ra nhiệm vụ cho đợt tiến công thứ hai

26/3

Đẩy lùi được các cuộc tiến công bịt hào của địch

27/3

Sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị tê liệt

28/3

Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

29/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

30/3

Đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

31/3

Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

01/4

Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

02/4

Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

03/4

Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

04/04

Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

05/04

De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

06/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch triệu tập cán bộ dự hội nghị sơ kết đợt 2

07/04

Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương đề nghị gặp Navarre để bàn cụ thể kế hoạch ném bom xuống Điện Biên Phủ

08/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2; Pháp đề xuất gây mưa nhân tạo để chặn đường tiếp tế hậu cần của ta

09/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

10/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

11/04

Đồi C1 bị chia làm đôi, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa

12/04

Máy bay Pháp bị bắn rơi đã “cung cấp” thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

13/04

Bộ Tổng Tham mưu ra các chỉ thị xây dựng công sự phòng ngự, đánh lấn và huấn luyện tân binh

14/04

Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

15/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

16/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

17/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

18/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

19/04

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

20/04

Quân ta tiếp tục bao vây chia cắt sân bay địch

21/04

Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

22/04

Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

23/04

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

24/04

Địch mở đợt phản kích hòng chiếm lại cứ điểm 206 và khu vực sân bay

25/04

Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

26/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

27/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

28/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

29/04

Quân ta sẵn sàng bươc vào đợt tiến công thứ 3

30/04

Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954

01/05

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

02/05

Quân ta khép chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

03/05

Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ

04/05

Nhiệm vụ chuẩn bị điểm hỏa ở đồi A1 đã hoàn thành

05/05

Quân pháp chi viện nhỏ giọt cho Điện Biên Phủ

06/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2

07/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2