Ngày 24/3/1954:

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

Xác máy bay bị quân ta bắn rơi và phá hủy nằm ngổn ngang trên chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Xác máy bay bị quân ta bắn rơi và phá hủy nằm ngổn ngang trên chiến trường Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Theo đúng kế hoạch, bộ đội đào giao thông hào đã tiến vào những trung tâm đề kháng mục tiêu của ta trong đợt tiến công thứ 2. Ở phía đông, giao thông hào đã vào gần các cao điểm E, D1, C1, A1. Ở phía tây, một mũi chiến hào chỉ còn cách hàng rào dây thép gai cứ điểm 106, thuộc cụm cứ điểm trực tiếp bảo vệ sân bay Mường Thanh 50m.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xung kích, các chiến sĩ cao xạ pháo đang đánh trả quyết liệt máy bay địch ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xung kích, các chiến sĩ cao xạ pháo đang đánh trả quyết liệt máy bay địch ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Lúc này, vòng vây trận địa chiến hào hình thành đã khiến quân Pháp không còn khả năng rút lui cũng như khó đưa thêm một số lớn quân tăng viện. Quân địch đứng trước sự thất bại chắc chắn, vì sớm muộn con đường tiếp tế bằng máy bay cũng bị cắt đứt. Trận địa chiến hào của ta đã phá vỡ cấu trúc cơ bản của tập đoàn cứ điểm, tách hoàn toàn phân khu Hồng Cúm (Isabelle) khỏi khu trung tâm. Bắt đầu từ đây, Đờ Cát-xtơ-ri không thể trông chờ sự cứu viện của những tiểu đoàn đóng ở phía nam cánh đồng Mường Thanh được nữa.

Phía địch:

Máy bay vận tải C-119 của Mỹ do phi công Pháp lái bắt đầu chuyển sang ném bom napan xuống các vị trí quân ta ở chung quanh Điện Biên Phủ.

Cảnh lính Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 23/3/1954 khi chiến dịch Điện Biên Phủ đẫm máu kéo dài 55 ngày đêm bắt đầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Cảnh lính Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 23/3/1954 khi chiến dịch Điện Biên Phủ đẫm máu kéo dài 55 ngày đêm bắt đầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 đụng độ với lực lượng ta ở khu vực giữa cụm cứ điểm nam sân bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm (Claudine) trên dãy đồi phía đông với Hồng Cúm thuộc phân khu Nam. 7 giờ 30 phút, Trung tá Kele, thuộc Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải lên máy bay về Hà Nội để điều trị vấn đề về thần kinh.

Máy bay B26 của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ bị lực lượng pháo phòng không 37mm của quân ta bắn rơi. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Máy bay B26 của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ bị lực lượng pháo phòng không 37mm của quân ta bắn rơi. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Những sĩ quan chỉ huy không quân Pháp trong tình trạng hoang mang tột độ, đại tá Nico, chỉ huy không quân vận tải ở Hà Nội điện than phiền với tướng Logrin, Tư lệnh không lực Viễn Đông rằng tuy các máy bay ở Điện Biên Phủ đã bay cao nhưng vẫn bị cao xạ Việt Minh bắn rơi.

Trên các chiến trường phối hợp:

Cùng với tin vui thắng trận từng ngày ở chiến trường Điện Biên Phủ, ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi trên các mặt trận, góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân cả nước, chia lửa với chiến trường chính Điện Biên Phủ.

Tại Bình Định, bộ đội địa phương và du kích đào hầm “độn thổ” ngay bên lề đường chờ địch đến mới nổ mìn, xông ra diệt địch. Một bộ phận đặc công đào hầm bí mật, nằm lại trong vùng địch khi chúng tràn qua quân địch đánh chiếm Bình Định ta diệt và bắt 800 tên.

Trên Đường số 5, quân ta phục kích đánh 2 đại đội thuộc GM3, một trung đội công binh địch đang mở đường, diệt 85 tên bắt 65 tên, phá hủy 2 xe tăng, 3 xe thiết giáp, 13 xe vận tải.

Đoàn xe đạp thồ trên đường vào chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Đoàn xe đạp thồ trên đường vào chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

ThS NGUYỄN THỊ THẢOViện Lịch sử quân sự.
Ảnh: nhandan.vn, TTXVN
Trình bày: VŨ HẢI