Ngày 14/4/1954:
Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

Ngày 14/4/1954, ta tấn công 1 vị trí ở phía bắc sân bay Mường Thanh và tiêu diệt 1 đại đội địch đóng giữ ở đây. Ảnh: TTXVN

Ngày 14/4/1954, ta tấn công 1 vị trí ở phía bắc sân bay Mường Thanh và tiêu diệt 1 đại đội địch đóng giữ ở đây. Ảnh: TTXVN

Trên cánh đồng Mường Thanh, sáng ngày 14/4, toán địch đầu tiên đi tuần trên sân bay, chợt nhận thấy đường hào ở phía tây đã cắt đứt liên lạc giữa Huguette 1 (cứ điểm 206) và Huguette 6 (cứ điểm 105) với khu trung tâm. Một mũi hào khác đâm thẳng vào sân bay Mường Thanh. Không chỉ có vậy, Huguette 1 còn báo cáo mặt tây cứ điểm đã bị chiến hào của ta bao vây. Buổi trưa, những đơn vị dù 6 và 8 thử mở đường tới Huguette 1, nhưng bị chặn lại trước những bãi mìn mới rải và những loạt đạn súng cối.

Giao thông hào của ta đã cắt đôi sân bay Mường Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ xung kích tiêu diệt địch. Ảnh: TTXVN

Giao thông hào của ta đã cắt đôi sân bay Mường Thanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến sĩ xung kích tiêu diệt địch. Ảnh: TTXVN

13 giờ 30, Đờ Cát-xtơ-ri điện cho Cônhi: “1. Số phận của G.O.N.O sẽ được định đoạt trước ngày 10/5 (...). 2. Trận địa phát triển đe dọa Huguette 1 và Huguette 6. Mưu toan giải tỏa Huguette 1 tiến hành sáng nay vấp phải nhiều bãi mìn giữa Huguette 1, Huguette 3, Huguette 5 và hỏa lực súng cối và pháo binh. Sẽ tiếp tục khi trời tối đồng thời với việc sửa chữa đường băng”.

Theo kế hoạch, hai trung đoàn của Đại đoàn 308 và hai trung đoàn của Đại đoàn 312 đã được triển khai chung quanh phía bắc sân bay. Cứ điểm 206 bảo vệ phía tây sân bay đã bị chiến hào của Trung đoàn 36 cắt rời khỏi Mường Thanh. Cứ điểm 105 ở phía bắc sân bay cũng bị chiến hào của Trung đoàn 165 bao vây. Hai mũi chiến hào của Đại đoàn 308 và 312 đang nhanh chóng đâm thẳng vào giữa sân bay.

Nhìn chung, sau đợt tiến công vào các điểm cao phía đông, chiến trường nhiều lúc gần như yên tĩnh. Cái yên tĩnh này sẽ không đáng sợ với quân địch đang mong thời gian nhanh chóng trôi qua cho tới mùa mưa nếu không có vô vàn những tiếng cuốc đào đất bất kể đêm ngày rậm rịch chung quanh, mỗi lúc càng rõ. Tiếng cuốc chính là tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ báo tử con nhím Điện Biên Phủ. Bộ Chỉ huy Pháp cũng rất sợ tiếng cuốc này, nên đã thả dù xuống Mường Thanh một số máy phát hiện tiếng đào đất. Nhưng binh lính ở đây không cần tới chúng vì không có máy họ vẫn nghe rất rõ những tiếng cuốc. Họ chỉ cần cái gì có thể ngăn những người đào đất tiếp tục công việc của mình. Suốt ngày đêm, từng giờ, những chiến hào nổi, chiến hào ngầm của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị đang tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: TTXVN

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị đang tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: TTXVN

Chiều 14/4, trong lúc những chiếc xe vận tải của địch được đưa tới Épecvier để thu dù, nhận đồ tiếp tế thì chiếc xe jeep cuối cùng sau khi nhận số lương thực để chở đi phân phối cho các nơi thì một loạt đạn đại bác của ta rót đúng khu vực. Nhiều thứ lương thực, trong đó có 5.080 suất ăn chiến đấu, 300kg phomát, 700kg chè, 450kg muối, 110 thanh sôcôla... đều bốc cháy. Ngày hôm đó, chỉ huy tập đoàn cứ điểm Pháp công bố dự kiến từ ngày 29 tháng 4, khẩu phần của mỗi người sẽ bị giảm xuống một nửa.

Ngày 14/4, Nava điện cho Êly đề nghị Mỹ dùng từ 15 đến 20 máy bay B-29 ném bom xuống đường 41 quãng giữa sông Hồng và Tuần Giáo. Tình hình bế tắc ở Điện Biên Phủ buộc Nava phải trao đổi với Êly một “hành động hạn chế” của không quân chiến lược Mỹ. Nhưng Êly trả lời; "Rátpho không chấp nhận giải pháp này". Trong khi chờ đợi, Êly gợi ý Nava về khả năng cho Pháp sử dụng 15 máy bay B-29 của Mỹ, nhưng phải do phi công Pháp ở Đông Dương trực tiếp điều khiển. Đến lượt Nava cũng phải khước từ, vì phi công Pháp không sử dụng được những máy bay lớn hơn máy bay B-26 mà người Mỹ đã cung cấp.

Tại Paris, Mỹ tính đến khả năng ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ, Ngoại trưởng Mỹ Đa-lét đã hỏi Bi-đôn về khả năng Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Bi-đôn đã phân tích rõ: Nếu ném bom xuống vùng Điện Biên Phủ, người phòng ngự cũng như người tiến công đều hứng chịu hậu quả như nhau. Nếu đánh vào tuyến giao thông bắt nguồn từ Trung Hoa, sẽ có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh toàn bộ. Trong cả hai trường hợp, quân đồn trú ở Điện Biên Phủ, còn xa mới được cứu nguy, mà sẽ lâm vào tình trạng nghiêm trọng hơn.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị đang tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: TTXVN

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị đang tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: TTXVN

Trên chiến trường phối hợp:

Đêm 14/4/1954, Đại đội 29 Tiểu đoàn 58 của tỉnh Hưng Yên tiến sang Văn Giang, dùng chiến thuật mật tập diệt vị trí Chùa Đàm, tiêu diệt gọn 1 đại đội địch, thu toàn bộ vũ khí. !

Tại Tứ Kỳ, Hải Dương, đêm 14/4, bộ đội huyện dùng nội ứng đánh vị trí Đại Lộ lần thứ hai, bắt 30 tên. Trên đường 20, Đại đội 75 tổ chức phục kích đoạn Phủ Vạc đi Kẻ Sặt, diệt và bắt 1 trung đội địch; 1 đại đội tỉnh phối hợp với Trung đoàn 42 chủ lực Liên khu 3 tập kích ở làng Sãi diệt 2 đại đội địch đang trí quân trong làng, bắt 50 tên. !

Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị (đầu bên phải) đang cùng các chiến sĩ tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: TTXVN

Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị (đầu bên phải) đang cùng các chiến sĩ tấn công sân bay Mường Thanh. Ảnh: TTXVN

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, nhiệm vụ cứu thương và quân y không chỉ nặng nề mà còn vô cùng vất vả trong điều kiện tất cả mọi thứ đều thiếu thốn. Trong cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại”, NXB Khoa học xã hội (2014), PGS. TS. Ngô Đăng Trì (Khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn), Đại học Quốc gia Hà Nội" viết:

"Cứu chữa và chuyển thương binh: Nhiệm vụ quân y trong chiến dịch Điện Biên Phủ rất nặng nề và có nhiều vấn đề mới khác hẳn các chiến dịch trước. Do chiến dịch đánh lâu, chiến đấu ác liệt nên tổng số thương binh về điều trị tại các đội điều trị của Cục lên tới 10.130 (cộng thêm số bệnh binh tới 4.189)…

Lực lượng quân y sử dụng cũng lớn hơn so với các chiến dịch trước; trước sau sử dụng tới 11 đội điều trị; ngoài 3 đội điều trị của 3 đại đoàn bộ binh, quân y chiến dịch đã triển khai đội điều trị của đại đoàn công pháo (351) và 2 đội điều trị của Cục cùng với tuyến đại đoàn. Còn 5 đội điều trị của Cục thì bố trí ở tuyến sau, tổ chức thành các bệnh viện mặt trận (3 ở tuyến hậu cần hỏa tuyến, 1 ở tuyến Tuần Giáo, 1 ở tuyến Sơn La).

Do nhu cầu của tác chiến liên tục, nếu không chuyền nhanh, chuyền liên tục thì thương binh sẽ bị ùn ở hỏa tuyến nên ta đã đề ra phương châm chuyền nhanh, vừa đánh vừa chuyển thương binh, không kể ngày đêm chuyền liên tục, thường xuyên… Trong đợt đầu, 34,4% thương binh về quân y trung đoàn trước 6 giờ; sang đợt 2, do cơ sở quân y không nhích lên, ở xa trận địa quá nên tỷ lệ rút xuống còn 21%; sang đợt 3 do chấn chỉnh lại, nên tới 63% thương binh về tới tuyển trung đoàn trước 6 giờ.

Ngày xuất bản: 14/4/2024
Nội dung: Đại úy, ThS NGUYỄN NGỌC TOÁN – Viện Lịch sử quân sự, NGỌC BÁCH
Trình bày: VŨ ANH TUẤN
Ảnh: TTXVN

56 ngày đêm của Chiến dịch

ĐIỆN BIÊN PHỦ

13/3

Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn

14/3

Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ, ta tiến công cứ điểm Đồi Độc Lập

15/3

Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

16/3

Pháp nhận ra những nhược điểm khó khắc phục của “con nhím Điện Biên Phủ”

17/3

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

18/3

Tiến hành xây dựng trận địa tiến công, đào chiến hào chuẩn bị cho Đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ

19/3

Đờ Cát-xtơ-ri thông báo việc mất Điện Biên Phủ là khó tránh khỏi

20/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội xây dựng trận địa

21/3

Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công

22/3

Mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và máu của chiến sĩ Điện Biên

23/3

Quân và dân đồng bằng bắc bộ phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ

24/3

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

25/3

Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề ra nhiệm vụ cho đợt tiến công thứ hai

26/3

Đẩy lùi được các cuộc tiến công bịt hào của địch

27/3

Sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị tê liệt

28/3

Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

29/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

30/3

Đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

31/3

Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

01/4

Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

02/4

Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

03/4

Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

04/04

Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

05/04

De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

06/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch triệu tập cán bộ dự hội nghị sơ kết đợt 2

07/04

Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương đề nghị gặp Navarre để bàn cụ thể kế hoạch ném bom xuống Điện Biên Phủ

08/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2; Pháp đề xuất gây mưa nhân tạo để chặn đường tiếp tế hậu cần của ta

09/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

10/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

11/04

Đồi C1 bị chia làm đôi, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa

12/04

Máy bay Pháp bị bắn rơi đã “cung cấp” thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

13/04

Bộ Tổng Tham mưu ra các chỉ thị xây dựng công sự phòng ngự, đánh lấn và huấn luyện tân binh

14/04

Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

15/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

16/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

17/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

18/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

19/04

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

20/04

Quân ta tiếp tục bao vây chia cắt sân bay địch

21/04

Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

22/04

Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

23/04

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

24/04

Địch mở đợt phản kích hòng chiếm lại cứ điểm 206 và khu vực sân bay

25/04

Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

26/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

27/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

28/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

29/04

Quân ta sẵn sàng bươc vào đợt tiến công thứ 3

30/04

Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954

01/05

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

02/05

Quân ta khép chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

03/05

Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ

04/05

Nhiệm vụ chuẩn bị điểm hỏa ở đồi A1 đã hoàn thành

05/05

Quân pháp chi viện nhỏ giọt cho Điện Biên Phủ

06/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2

07/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2