Ngày 17/3/1954:

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

Ngày 17/3/1954, quân ta tiến công, bao vây, bức hàng Cụm cứ điểm Bản Kéo, liên tục đánh bại các đợt phản kích của địch. “Cánh cửa thép” phía bắc Điện Biên Phủ của quân Pháp bị đập tan, đợt tiến công đầu tiên của Chiến dịch kết thúc thắng lợi.

Trận Bản Kéo:

Nhiệm vụ bức hàng Bản Kéo được giao cho Trung đoàn 36. Tuy nhiên, sáng ngày 17/3/1954, lính Thái ở đồn Bản Kéo xôn xao vì có tin bộ đội ta sắp tiến công. 

Buổi trưa, từng đám binh lính Thái kéo tới gặp viên Đại úy đồn trưởng, nêu hai yêu sách: “Một là, phải phát hết khẩu phần lương thực. Hai là, giải tán đồn cho binh lính về quê hương làm ăn”.

Clác-săm kinh hoàng điện cho Mường Thanh: “Chúng tôi buộc phải bỏ vị trí rút về khu trung tâm đây”.

Biết không thể giữ nổi Bản Kéo, Đờ Cát ra lệnh cho Đại úy Clác-săm đưa tiểu đoàn ngụy Thái lui về Mường Thanh. Nhưng vừa ra khỏi đồn, binh lính không còn nghe theo lời chỉ huy, ào ào chạy về phía khu rừng, đang vang lên những tiếng loa: “Hỡi các bạn binh sĩ Thái, hãy bỏ hàng ngũ địch, quay về với kháng chiến, quay về với gia đình!...”. 

Địch dùng pháo bắn cản đường và cho xe tăng đuổi theo ngăn chặn. Nhưng ngay cả súng đạn lúc này cũng không thể ngăn cản họ trở về với chính nghĩa. Ta kịp thời dùng pháo bắn hiểm hộ số hàng binh nói trên chạy vào trú ẩn ở những vị trí an toàn trong rừng. Xe tăng địch phải quay đầu tháo chạy về Mường Thanh. Bộ đội đón được 241 tên ra hàng, riêng bọn chỉ huy Thái và Pháp bỏ chạy vào trung tâm.

Trung đoàn 36 không cần nổ súng vẫn chiếm được Bản Kéo, thừa thắng tiến vào chiếm các ngọn đồi ở phía bắc sân bay. Chiến thắng Bản Kéo một lần nữa khẳng định ý nghĩa của chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; sự chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động kết hợp với tác chiến của bộ đội ta. 

Kết thúc đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ:

Trong 5 ngày (13-17/3/1954), với 2 trận đánh lớn then chốt (Him Lam, Độc Lập) quân và dân ta đập tan hệ thống phòng ngự của địch trên các hướng bắc và đông bắc, xóa sổ phân khu bắc và một bộ phận của phân khu trung tâm, tiêu diệt gọn hai tiểu đoàn tinh nhuệ bậc nhất của địch, làm tan rã một tiểu đoàn khác, mở thông đường xuống vùng lòng chảo, mở cửa vào phân khu trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến dịch tiếp tục phát triển.

Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng có bộ binh, pháo mặt đất, pháo cao xạ tham gia, tiến đánh những cụm cứ điểm được xây dựng kiên cố nằm trong tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch trên chiến trường Đông Dương. Đó là điều thực dân Pháp không thể ngờ tới. Pháo binh, cao xạ của ta tuy số lượng và đạn chưa nhiều nhưng được bố trí và sử dụng hợp lý, có tác dụng to lớn cả trong chi viện cho bộ binh tiến công và trong chế áp pháo binh địch, khống chế sân bay. Một bộ phận quan trọng pháo địch đã bị phá hủy, nhiều kho tàng bị bắn cháy. Hầu hết các máy bay chiến đấu của địch trên các sân bay trong vùng lòng chảo Điện Biên Phủ bị tiêu diệt bởi hỏa lực pháo binh của Việt Minh.

Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch. Các vị trí của địch bị trúng đạn pháo đang bốc cháy.

Các đơn vị pháo binh của ta tiếp tục pháo kích vào các vị trí của địch. Các vị trí của địch bị trúng đạn pháo đang bốc cháy.

Từ chỗ lúc đầu chủ quan, đánh giá thấp khả năng chiến đấu của chủ lực Việt Minh, chờ đợi một cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt, đến chỗ bị một đòn phủ đầu bất ngờ quá đau, địch rơi vào hoảng loạn.

Một cuộc khủng hoảng về tinh thần lan rộng trong cả chỉ huy và binh lính Pháp. Trung tá Ken-lơ, bị cách chức. Trung tá Pi-rốt, chỉ huy trưởng pháo binh tự sát bằng một quả lựu đạn ngay trong hầm chỉ huy.

Bản thân Đờ Cát cũng rất mệt mỏi, lo âu, vội vã điện khẩn cấp về Hà Nội yêu cầu tăng viện gấp rút cho Điện Biên Phủ để bổ sung vào chỗ đã bị tiêu hao.

Từ Thủ tướng Pháp Lanien đến Nava, Cô-nhi đều chuyển sang thái độ bi quan. Nava than phiền: Tổn thất của chúng ta là nặng nề và chúng ta đã tiêu phí một số rất lớn vũ khí; dự trữ của chúng ta đã bị xuống rất thấp, cần phải nhiều thời gian mới bổ sung được. Cô-nhi thú nhận với một số nhà báo: Điện Biên Phủ quả là một cái bẫy, nhưng không phải là cái bẫy với Việt Minh nữa, mà đã thành một cái bẫy đối với chúng ta.

Tại Sở Chỉ huy Mường Phăng, ngày 17/3/1954, Bộ Chỉ huy chiến dịch tổ chức Sơ kết đợt 1 chiến dịch.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị đang tấn công sân bay Mường Thanh.

Các đơn vị xung kích của ta dưới sự chỉ huy của anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị đang tấn công sân bay Mường Thanh.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch.

Tháng 12/1953, tại chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chiến lược tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

Tháng 12/1953, tại chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên), Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở mặt trận có tính chiến lược tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quân viễn chinh tinh nhuệ Pháp ở Điện Biên Phủ. (Ảnh: TTXVN)

Báo cáo kết luận tại Hội nghị sơ kết đợt 1 chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 17/3/1954

Nội dung: ThS Nguyễn Ngọc Toán – Viện Lịch sử quân sự, Mai Thu Ngọc
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: TTXVN, Nhân Dân

56 ngày đêm của Chiến dịch

ĐIỆN BIÊN PHỦ

13/3

Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn

14/3

Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ, ta tiến công cứ điểm Đồi Độc Lập

15/3

Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

16/3

Pháp nhận ra những nhược điểm khó khắc phục của “con nhím Điện Biên Phủ”

17/3

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

18/3

Tiến hành xây dựng trận địa tiến công, đào chiến hào chuẩn bị cho Đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ

19/3

Đờ Cát-xtơ-ri thông báo việc mất Điện Biên Phủ là khó tránh khỏi

20/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội xây dựng trận địa

21/3

Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công

22/3

Mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và máu của chiến sĩ Điện Biên

23/3

Quân và dân đồng bằng bắc bộ phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ

24/3

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

25/3

Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề ra nhiệm vụ cho đợt tiến công thứ hai

26/3

Đẩy lùi được các cuộc tiến công bịt hào của địch

27/3

Sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị tê liệt

28/3

Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

29/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

30/3

Đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

31/3

Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

01/4

Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

02/4

Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

03/4

Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

04/04

Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

05/04

De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

06/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch triệu tập cán bộ dự hội nghị sơ kết đợt 2

07/04

Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương đề nghị gặp Navarre để bàn cụ thể kế hoạch ném bom xuống Điện Biên Phủ

08/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2; Pháp đề xuất gây mưa nhân tạo để chặn đường tiếp tế hậu cần của ta

09/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

10/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

11/04

Đồi C1 bị chia làm đôi, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa

12/04

Máy bay Pháp bị bắn rơi đã “cung cấp” thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

13/04

Bộ Tổng Tham mưu ra các chỉ thị xây dựng công sự phòng ngự, đánh lấn và huấn luyện tân binh

14/04

Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

15/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

16/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

17/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

18/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

19/04

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

20/04

Quân ta tiếp tục bao vây chia cắt sân bay địch

21/04

Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

22/04

Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

23/04

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

24/04

Địch mở đợt phản kích hòng chiếm lại cứ điểm 206 và khu vực sân bay

25/04

Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

26/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

27/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

28/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

29/04

Quân ta sẵn sàng bươc vào đợt tiến công thứ 3

30/04

Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954

01/05

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

02/05

Quân ta khép chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

03/05

Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ

04/05

Nhiệm vụ chuẩn bị điểm hỏa ở đồi A1 đã hoàn thành

05/05

Quân pháp chi viện nhỏ giọt cho Điện Biên Phủ

06/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2

07/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2