Ngày 15/3/1954: Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

Quang cảnh chung khu đồi Độc lập, lá cờ quyết chiến quyết thắng, phần thưởng cao quý của Hồ Chủ Tịch đang được các chiến sĩ xung kích phất cao trên nóc hầm chỉ huy địch sau khi ta tiêu diệt hoàn toàn vị trí này ngày 14/3/1954.

Quang cảnh chung khu đồi Độc lập, lá cờ quyết chiến quyết thắng, phần thưởng cao quý của Hồ Chủ Tịch đang được các chiến sĩ xung kích phất cao trên nóc hầm chỉ huy địch sau khi ta tiêu diệt hoàn toàn vị trí này ngày 14/3/1954.

2 giờ sáng, ngày 15/3/1954, Trung đoàn 165/Đại đoàn 312 và Trung đoàn 88/Đại đoàn 308 tiến công Cụm cứ điểm Độc Lập. Đến 6 giờ 30, ta chiếm lĩnh trận địa, tiêu diệt Tiểu đoàn Bắc Phi tăng cường, diệt hơn 400 tên, bắt sống gần 200 tên. Trung tá Pirốt (Piroth), Chỉ huy pháo binh Tập đoàn cứ điểm tự sát vì không diệt được pháo đối phương như đã hứa với Nava.

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Các vị trí của địch trên đồi Him Lam bị trúng đạn pháo của ta đang bốc cháy, các vị trí trên đồi này đã bị tiêu diệt ngay trong ngày 13/3, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Diễn biến chiến sự tại cứ điểm đồi Độc Lập

Diễn biến chiến sự tại cứ điểm đồi Độc Lập

Tại Đồi Độc Lập:

Cụm cứ điểm đồi Độc Lập (trung tâm đề kháng Gabriel) là một trong hai trung tâm đề kháng của Phân khu Bắc, nằm trên đồi Độc Lập, dài khoảng 500m, rộng 200m, cách trung tâm Mường Thanh 4km về phía bắc. Đây là cụm cứ điểm duy nhất có hai tuyến phòng ngự hoàn chỉnh.

Trận địa phòng ngự được xây dựng vững chắc, có hệ thống công sự phụ, chung quanh có nhiều lớp hàng rào vật cản, nhất là ở phía bắc và phía nam. Để bảo vệ cụm cứ điểm này, Pháp huy động lực lượng gồm: Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 7 Angiêri (5/7RTA), đại đội lính người Thái và trận địa cối 120mm (4 khẩu). Pháp bố trí đạn dược dự trữ đủ chiến đấu trong 4 ngày; cụm cứ điểm luôn nhận được sự yểm trợ của pháo binh và không quân của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khi cần.

Về phía ta, nhiệm vụ tiến công cứ điểm đồi Độc Lập được giao cho Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) và Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308), được tăng cường 2 đại đội sơn pháo 75mm cùng 2 đại đội cối 120mm vừa đánh Him Lam xong. Chỉ huy trưởng trận đánh là Đại đoàn trưởng Đại đoàn 308 - Vương Thừa Vũ.

Nhiệm vụ cụ thể như sau: Trung đoàn 165 tiến công trên hướng chủ yếu, đột phá từ hướng đông nam; Trung đoàn 88 tiến công trên hướng thứ yếu, đột phá từ hướng đông bắc, đồng thời mở một hướng vu hồi từ phía tây và tổ chức lực lượng chặn viện từ Mường Thanh ra; ngoài ra, Bộ Chỉ huy Chiến dịch còn tổ chức pháo binh bắn vào cụm cứ điểm và kiềm chế pháo địch, đồng thời tổ chức một phân đội bộ binh và một đại đội trợ chiến của Tiểu đoàn 255 (Trung đoàn 174) hoạt động nghi binh tại khu vực Đồi A1.

Các hoạt động nghi binh, xung kích mở hàng rào cụm cứ điểm đồi Độc Lập đã diễn ra từ chiều ngày 14/3/1954. Đến 2 giờ ngày 15/3, các sơn pháo 75mm và cối 120mm vào được vị trí. Các chiến sĩ bộ binh phối hợp cùng lực lượng pháo binh khiêng vác chủ động đào sẵn công sự vào bố trí trận địa ngắm bắn trực tiếp ngay sát hàng rào cứ điểm địch. Việc chuẩn bị chiến đấu của pháo binh diễn ra mau lẹ.

Đúng 3 giờ 30 phút ngày 15/3, bộ đội nổ súng. 

Trên hướng chủ yếu, Trung đoàn 165 đột phá thuận lợi, sau 40 phút, Tiểu đoàn 115 đã mở thông cửa mở, một mũi thọc sâu được hai tù binh dẫn đường, nhanh chóng tiêu diệt trận địa cối 120mm, tạo điều kiện cho lực lượng xung kích đánh sâu vào cứ điểm, diệt khu thông tin, uy hiếp Sở Chỉ huy của địch. 

Trên hướng thứ yếu, Trung đoàn 88 vào chiến đấu chậm hơn do mở cửa mở chưa đúng hướng. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, pháo địch ở Mường Thanh bắn dữ dội nhằm gây sát thương và chia cắt đội hình tiến công của quân ta. Sau đó, 2 mũi xung kích của trung đoàn 165 và 88 cùng phối hợp tiêu diệt địch. Bộ đội giành giật với địch từng ụ súng, từng căn hầm, từng đoạn chiến hào. Đến 6 giờ 30 phút ngày 15/3, ta hoàn toàn làm chủ đồi Độc Lập.

Tính chung trong trận Đồi Độc Lập, ta diệt gần 500 địch, bắt 200 tù binh trong đó có 2 tiểu đoàn trưởng (chỉ huy cũ và mới) của cụm cứ điểm.

Trong lúc trận đánh đang diễn ra ác liệt, vào lúc 4 giờ sáng ngày 15/3, Đờ Cát triệu tập cuộc hội ý cấp tốc tại Sở Chỉ huy bàn cách cứu vãn tình hình. Lăng-gơ-le đề nghị dùng Tiểu đoàn dù ngụy số 5 (biên chế bổ sung một đại đội của Tiểu đoàn dù số 1 và 1 đại đội xe tăng) tiến hành phản kích. 5 giờ 30 phút, xe tăng dẫn đầu cuộc phản kích với những đơn vị dù bám theo sau. Khi quân địch tới sườn phía nam đồi Độc Lập thì trời sáng rõ. Cuộc chiến đấu trong đồn đã kết thúc. Một số binh lính Bắc Phi sống sót chạy ra, nhảy lên bám vào xe tăng. Đại đội 213 Trung đoàn 88 làm nhiệm vụ chặn viện, lập tức quét đại liên vào quân địch. Đến 7 giờ 30 phút, toàn bộ xe tăng và quân dù phản kích quay đầu tháo chạy về Mường Thanh, bỏ lại 1 xe tăng bị bắn hỏng cùng nhiều binh lính bị chết, bị thương. Trận đánh địch phản kích kết thúc thắng lợi. 

Tính chung trong trận Đồi Độc Lập, ta diệt gần 500 địch, bắt 200 tù binh trong đó có 2 tiểu đoàn trưởng (chỉ huy cũ và mới) của cụm cứ điểm.

Các đơn vị bộ binh cơ giới đang khẩn trương đưa bộ đội vào Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Các loại vũ khí hiện đại và phương tiện chiến tranh có nhiều thứ mang nhãn hiệu Mỹ bị quân ta phá hủy và thu được tại mặt trận Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

***

Tại Bản Kéo:

Hai trung tâm để kháng Him Lam, Độc Lập do những đơn vị lê dương và Âu-Phi tinh nhuệ phòng giữ bị san phẳng làm cho binh lính Tiểu đoàn ngụy Thái số 3 (3e BTA) đang phòng giữ trung tâm để kháng Bản Kéo suy sụp thảm hại. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương không đánh Bản Kéo như kế hoạch cũ mà dùng hỏa lực pháo uy hiếp kết hợp với tiến công địch vận, gọi hàng.

Sáng 15/3, viên chỉ huy cụm cứ điểm Bản Kéo, Đại úy Clác-săm (Clarchambre), nhận được một bức thư viết tay của ta, do một lính An-giê-ri bị thương mang tới. Trong thư hẹn 7 giờ sáng hôm sau (tức ngày 16/3/1954), cử người tới bãi ruộng bên bờ suối phía đông bắc, nhận những thương binh của Tiểu đoàn 5 An-giê-ri sẽ được trao trả, kèm theo lời kêu gọi: “Toàn bộ binh sĩ ở Bản Kéo hãy ra hàng để tránh bị tiêu diệt trong một ngày sắp tới”.

***

Pirốt tự sát:

Chỉ trong vòng 3 ngày chiến đấu, con nhím Điện Biên Phủ đã tiêu thụ một số lượng đạn được khổng lồ là 12.600 viên đại bác 105mm, 10.000 viên đạn cối 120mm, 3.000 viên đạn trong pháo 105mm, chiếm gần nửa số lượng dự trữ. Một nửa súng cối 120mm bị phá hủy hoàn toàn và 4 khẩu đại bác 105mm, 155mm hỏng cần được thay thế. Nhưng tất cả cũng không thể giữ được Him Lam, Độc Lập. Con nhím Điện Biên Phủ của Pháp phải đối diện những khó khăn to lớn về vũ khí và cả lương thực, quân số bổ sung.

12 giờ 45 phút, 15/3/1954, Trung tá Pirốt (Jean Charles Clement Piroth) – Chỉ huy trưởng pháo binh của Binh đoàn tác chiến Tây Bắc, người từng tuyên bố hùng hồn “Tôi có nhiều đại bác hơn số tôi cần” đã phải tự sát sau khi nhận ra tình cảnh bế tắc không thể chống lại được lực lượng pháo binh của quân đội ta tại trận Điện Biên Phủ.

12 giờ 45 phút, 15/3/1954, Trung tá Pirốt (Jean Charles Clement Piroth) – Chỉ huy trưởng pháo binh của Binh đoàn tác chiến Tây Bắc, người từng tuyên bố hùng hồn “Tôi có nhiều đại bác hơn số tôi cần” đã phải tự sát sau khi nhận ra tình cảnh bế tắc không thể chống lại được lực lượng pháo binh của quân đội ta tại trận Điện Biên Phủ.

Sau khi pháo binh ngừng bắn, các chiến sĩ xung kích của ta đã lợi dụng địa hình địa vật đang tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam, và tiêu diệt các vị trí của địch ở đây ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Sau khi pháo binh ngừng bắn, các chiến sĩ xung kích của ta đã lợi dụng địa hình địa vật đang tiến sát vào các vị trí của địch trên đồi Him Lam, và tiêu diệt các vị trí của địch ở đây ngay trong ngày 13/3/1954, ngày mở đầu chiến dịch. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

***

Tại chiến trường phối hợp 

Ngày 15/3, Bộ Tư lệnh Liên khu 4 chỉ thị cho Bình-Trị-Thiên tích cực phối hợp Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh mạnh trên đường giao thông, tích cực chống càn quét, chống bắt lính nhằm kéo giãn lực lượng địch, không cho chúng thực hiện ý đồ tập trung quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh. Các hình thức chiến thuật mới trong tập kích, phục kích được áp dụng hiệu quả.

Kết quả là, lực lượng đặc công Liên khu đã tiêu diệt được 6 vị trí và 12 lô cốt địch. Trong vùng tạm chiếm, nhân dân đấu tranh chống bắt lính, chống tập trung dân,... thu nhiều thắng lợi. Phong trào địch, ngụy vận thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Ở thành phố Huế, ta phát hàng vạn tờ truyền đơn, viết hàng nghìn khẩu hiệu, thành lập được 80 tổ gọi loa tuyên truyền, gửi hàng trăm thư cho sĩ quan và binh lính ngụy, kêu gọi họ từ bỏ hàng ngũ giặc về với kháng chiến.

Ở đồng bằng Bắc Bộ, ta phục kích bắn cháy và đắm 2 xuồng 1 canô, tiêu diệt 1 đại đội lính thủy đánh bộ địch ở Yên Lệnh, sông Hồng.

***

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng gửi điện tới toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ

Ngày 15/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng gửi điện tới toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ. Người khen ngợi quân đội ta đã chiến thắng hai trận đầu tiên ở Điện Biên Phủ; nêu rõ ý nghĩa lịch sử của chiến dịch cả về quân sự và chính trị và nhắc nhở quân đội ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan, khinh địch giành toàn thắng cho chiến dịch này.

Ngày xuất bản: 15/3/2024
Nội dung: ThS Nguyễn Ngọc Toán - Viện Lịch sử quân sự, Mai Thu Ngọc
Ảnh: TTXVN
Trình bày: Ngọc Bích

56 ngày đêm của Chiến dịch

ĐIỆN BIÊN PHỦ

13/3

Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn

14/3

Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ, ta tiến công cứ điểm Đồi Độc Lập

15/3

Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

16/3

Pháp nhận ra những nhược điểm khó khắc phục của “con nhím Điện Biên Phủ”

17/3

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

18/3

Tiến hành xây dựng trận địa tiến công, đào chiến hào chuẩn bị cho Đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ

19/3

Đờ Cát-xtơ-ri thông báo việc mất Điện Biên Phủ là khó tránh khỏi

20/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội xây dựng trận địa

21/3

Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công

22/3

Mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và máu của chiến sĩ Điện Biên

23/3

Quân và dân đồng bằng bắc bộ phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ

24/3

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

25/3

Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề ra nhiệm vụ cho đợt tiến công thứ hai

26/3

Đẩy lùi được các cuộc tiến công bịt hào của địch

27/3

Sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị tê liệt

28/3

Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

29/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

30/3

Đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

31/3

Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

01/4

Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

02/4

Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

03/4

Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

04/04

Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

05/04

De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

06/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch triệu tập cán bộ dự hội nghị sơ kết đợt 2

07/04

Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương đề nghị gặp Navarre để bàn cụ thể kế hoạch ném bom xuống Điện Biên Phủ

08/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2; Pháp đề xuất gây mưa nhân tạo để chặn đường tiếp tế hậu cần của ta

09/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

10/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

11/04

Đồi C1 bị chia làm đôi, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa

12/04

Máy bay Pháp bị bắn rơi đã “cung cấp” thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

13/04

Bộ Tổng Tham mưu ra các chỉ thị xây dựng công sự phòng ngự, đánh lấn và huấn luyện tân binh

14/04

Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

15/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

16/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

17/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

18/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

19/04

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

20/04

Quân ta tiếp tục bao vây chia cắt sân bay địch

21/04

Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

22/04

Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

23/04

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

24/04

Địch mở đợt phản kích hòng chiếm lại cứ điểm 206 và khu vực sân bay

25/04

Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

26/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

27/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

28/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

29/04

Quân ta sẵn sàng bươc vào đợt tiến công thứ 3

30/04

Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954

01/05

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

02/05

Quân ta khép chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

03/05

Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ

04/05

Nhiệm vụ chuẩn bị điểm hỏa ở đồi A1 đã hoàn thành

05/05

Quân pháp chi viện nhỏ giọt cho Điện Biên Phủ

06/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2

07/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2