Ngày 23/4/1954:

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

Máy bay của Pháp rơi tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954

Máy bay của Pháp rơi tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954

Bộ đội ta tiến đến giữa sân bay Điện Biên Phủ, địch đã mất một số vị trí then chốt ở khu trung tâm. Cách duy nhất để thoát thân là phá vòng vây hoặc mở một cuộc hành quân phía sau lưng ta thì may ra mới thoát khỏi thảm họa.

Sáng 23/4, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 đưa Tiểu đoàn 428 vào thay phiên, Tiểu đoàn 16 về củng cố, tiếp tục chuẩn bị cho trận chiến đấu mới. Sau 2 ngày chiến đấu, Trung đoàn 141 đánh lui nhiều đợt tiến công của địch; diệt 63 tên, làm bị thương 48, bắt 2 quân địch.

Về phía ta hy sinh 6 đồng chí, 13 đồng chí bị thương; một khẩu ĐKZ 57mm, một khẩu Badôka 60mm bị hỏng. Ta giữ vững được trận địa, tiêu hao một số sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng, khống chế đường không, góp phần cùng các đơn vị siết chặt vòng vây quân địch ở trung tâm Điện Biên Phủ.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xung kích, các chiến sĩ cao xạ pháo đang đánh trả quyết liệt máy bay địch ở Điện Biên Phủ.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị xung kích, các chiến sĩ cao xạ pháo đang đánh trả quyết liệt máy bay địch ở Điện Biên Phủ.

Phía địch:

Foster Dulles đến Paris trước khi đi Geneve, ông gặp G Bidault, đốc thúc việc thực hiện kế hoạch Kền kền vì nếu không Điện Biên Phủ sắp thất thủ, có nguy cơ kéo theo hàng loạt thảm họa dây chuyền khác, nếu chính phủ Mỹ quyết định cho B.29 ở Manilla tham chiến.

Tại Điện Biên Phủ

7 giờ 30 sáng 23/4, vài tên lính lê dương của bán lữ đoàn 13 chạy thoát về tới Mường Thanh, báo tin Huguette 1 đã thất thủ. De Catries (Đờ Cát-xtơ-ri) đưa ra ý kiến cần phản kích giành lại vị trí đã mất. Langlais (Lăng-gơ-le) và Bigeard (Bi-gi-a) đều không tán thành, cho rằng làm như vậy sẽ hy sinh nốt những lực lượng ứng chiến cuối cùng của tập đoàn cứ điểm, kể cả trong trường hợp phản kích thành công thì cũng không còn lực lượng để duy trì Huguette 1 trước những cuộc tiến công mới sẽ còn tiếp tục.

Bigeard được giao nhiệm vụ tổ chức cuộc phản kích, sử dụng các lực lượng dự bị còn lại khoảng gần 400 tên và dùng 12 máy bay tiêm kích - ném bom, bốn máy bay ném bom B.26 đánh phá hệ thống chiến hào trước cứ điểm Huguette 1 và một số mục tiêu sẽ được chỉ định từ 13 giờ 45.

Suốt từ trưa đến chiều ngày 23/4, địch mở một đợt phản kích lớn, huy động vào đây đơn vị cuối cùng là Tiểu đoàn dù Lê dương thứ nhất, cùng với số quân còn lại của Tiểu đoàn dù số 6, là lực lượng thu gom của các cứ điểm bên trong. Hàng chục máy bay khu trục và phóng pháo dội bom xuống trận địa ta nhiều đợt.

Toàn bộ hỏa lực của địch ở Hồng Cúm và Mường Thanh bắn dồn dập như đổ đạn về phía ta. Suốt ba giờ, các chiến sĩ Tu Vũ phối hợp chặt chẽ với pháo binh Mặt trận dũng cảm đánh bại cả bốn đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa. Cuối cùng, bằng một đợt phản kích dũng mãnh, Tiểu đoàn 23 và Tiểu 29 đánh địch rút về Mường Thanh.

Trong cuốn “Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành năm 1974, có đoạn: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm, đạn dược là một nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém về tác chiến; khó khăn về cung cấp không kém khó khăn về tác chiến. Hậu cần phải cung cấp lương, thực đạn dược cho một binh lực lớn ở xa hậu phương hàng 500-700 km trong một thời gian dài trong điều kiện đường sá khó khăn, phương tiện vận tải thiếu thốn, quân địch không ngừng đánh phá các tuyến đường cung cấp của ta. Lại còn thời tiết nữa, một trận mưa có thể gây trở ngại hơn một trận bom địch.

Chính vì vấn đề cung cấp khó khăn như vậy, cho nên quân địch không bao giờ tưởng tượng được rằng chúng ta có thể khắc phục được khó khăn này”.

Ngày xuất bản: 23/4/2024
Nội dung: Thiếu tá, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo, Viện Lịch sử quân sự; Ngọc Toản Thu
Trình bày: HÙNG HIẾU
Ảnh: TTXVN

56 ngày đêm của Chiến dịch

ĐIỆN BIÊN PHỦ

13/3

Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn

14/3

Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ, ta tiến công cứ điểm Đồi Độc Lập

15/3

Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

16/3

Pháp nhận ra những nhược điểm khó khắc phục của “con nhím Điện Biên Phủ”

17/3

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

18/3

Tiến hành xây dựng trận địa tiến công, đào chiến hào chuẩn bị cho Đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ

19/3

Đờ Cát-xtơ-ri thông báo việc mất Điện Biên Phủ là khó tránh khỏi

20/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội xây dựng trận địa

21/3

Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công

22/3

Mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và máu của chiến sĩ Điện Biên

23/3

Quân và dân đồng bằng bắc bộ phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ

24/3

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

25/3

Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề ra nhiệm vụ cho đợt tiến công thứ hai

26/3

Đẩy lùi được các cuộc tiến công bịt hào của địch

27/3

Sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị tê liệt

28/3

Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

29/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

30/3

Đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

31/3

Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

01/4

Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

02/4

Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

03/4

Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

04/04

Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

05/04

De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

06/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch triệu tập cán bộ dự hội nghị sơ kết đợt 2

07/04

Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương đề nghị gặp Navarre để bàn cụ thể kế hoạch ném bom xuống Điện Biên Phủ

08/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2; Pháp đề xuất gây mưa nhân tạo để chặn đường tiếp tế hậu cần của ta

09/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

10/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

11/04

Đồi C1 bị chia làm đôi, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa

12/04

Máy bay Pháp bị bắn rơi đã “cung cấp” thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

13/04

Bộ Tổng Tham mưu ra các chỉ thị xây dựng công sự phòng ngự, đánh lấn và huấn luyện tân binh

14/04

Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

15/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

16/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

17/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

18/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

19/04

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

20/04

Quân ta tiếp tục bao vây chia cắt sân bay địch

21/04

Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

22/04

Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

23/04

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

24/04

Địch mở đợt phản kích hòng chiếm lại cứ điểm 206 và khu vực sân bay

25/04

Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

26/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

27/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

28/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

29/04

Quân ta sẵn sàng bươc vào đợt tiến công thứ 3

30/04

Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954

01/05

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

02/05

Quân ta khép chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

03/05

Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ