Ngày 22/4/1954: Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

Ngày 22/4/1954, vị trí 206 đã bị quân ta tiêu diệt, bọn còn sống sót đang giơ tay xin hàng. (Ảnh: TTXVN)

Ngày 22/4/1954, vị trí 206 đã bị quân ta tiêu diệt, bọn còn sống sót đang giơ tay xin hàng. (Ảnh: TTXVN)

Đêm 21 rạng ngày 22/4/1954, Trung đoàn 36 nổ súng đánh chiếm lô cốt đầu cầu. Nhờ có chiến hào lấn dũi vào gần, bộ đội ta nhanh chóng chiếm được trận địa tiền duyên của địch. Địch hoang mang, đối phó lúng túng. Tranh thủ thời cơ thuận lợi, Trung đoàn ra lệnh tiến công dứt điểm. Chỉ sau hai giờ chiến đấu, quân ta làm chủ hoàn toàn cứ điểm 206, diệt và bắt một đại đội lính Lê dương.

Đêm 22/4, Trung đoàn 36 Đại đoàn 308 diệt vị trí 206, 22 giờ đêm Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 lệnh dùng những phân đội nhỏ đánh vào cứ điểm chiếm một số lô cốt đầu cầu. Số đạn lựu pháo dành yểm trợ cho họ cũng giống như mọi đêm, 20 quả. Nhưng khi lựu pháo mới bắn tới phát thứ mười ba, thì xung kích đã yêu cầu ngừng ngay.

Ba mũi tiến công cùng lúc từ lòng đất nhô lên, đặt bộc phá giật đổ ba lô cốt đầu cầu. Binh lính bán lữ đoàn 13 (BLE3) kinh hoàng khi thấy những người lính đội mũ lá, cầm súng có lưỡi lê đã xuất hiện giữa đồn, chỉ còn cách giơ tay đầu hàng. Không bỏ lỡ cơ hội quý giá, cả ba mũi đánh thốc vào khu sở chỉ huy, 15 phút sau, trung đoàn mới kịp đưa tiếp vào đồn thêm 2 trung đội.

Trong vòng chưa đầy tiếng đồng hồ, bộ đội đã làm chủ hoàn toàn Huguette 1, bắt 177 lính lê dương tại vị trí. Chiến công của các chiến sĩ Bắc Bắc tiêu diệt cứ điểm 206 tạo thế vững chắc cho quân ta phát triển trận địa lấn sâu vào sân bay Mường Thanh. Trung đoàn được Đại tướng, Chỉ huy trưởng Chiến dịch, gửi điện khen: “Với cách đánh lấn, Trung đoàn đã mở ra một chiến thuật mới, táo bạo và sáng tạo. Đây là một chiến thuật đầu tiên được áp dụng và thu được thắng lợi”.

Bộ đội đã tiêu diệt được một vị trí quan trọng do một đơn vị lê dương sừng sỏ bảo vệ, với tổn thất không đáng kể. Trận 206 đã hoàn thiện và thực sự khẳng định thành công của chiến thuật được gọi là “đánh lấn”. Một lần nữa, chúng ta càng thấy rõ tác dụng to lớn của cách đánh nhỏ truyền thống, thể hiện sự thông minh, sáng tạo, chủ động của những người chiến sĩ cách mạng. Chiến công ở cứ điểm 206 chính là một biểu hiện tập trung của chiến thuật “đánh lấn”. Huguette 1 thất thủ đã làm cho quân địch ở Điện Biên Phủ bàng hoàng.

Nhằm tiêu diệt sức chiến đấu của đối phương, Bộ Chỉ huy Chiến dịch kêu gọi các chiến sĩ ở Điện Biên Phủ hãy đẩy mạnh phong trào “săn Tây bắn tỉa”. Đại tướng Tổng Tư lệnh đã phát động cuộc thi đua bắn tỉa trên toàn mặt trận. Từ khi có cuộc phát động bắn tỉa thì địch vô cùng khốn đốn, lực lượng bị thương không được cứu chữa kịp thời đã nảy sinh tình trạng bất mãn, bỏ trốn khỏi hàng ngũ…

Con số địch bị diệt trong thời gian diễn ra phong trào thi đua bằng bắn tỉa rất đáng kể. Chỉ trong vòng mười ngày, các chiến sĩ bắn tỉa của Đại đoàn 312 diệt 110 tên địch, ngang với số quân địch bị loại khỏi vòng chiến đấu trong một trận công kiên.

Chiến sĩ bắn tỉa Đoàn Tương Líp của Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 dùng 9 viên đạn súng trường tiêu diệt 9 tên địch. Chiến sĩ Lục của Trung đoàn 165 trong một ngày bắn tỉa diệt 30 tên địch. Những tân binh được các chiến sĩ cũ kèm cặp, rèn luyện về chiến thuật và bắn súng trong thực tế chiến đấu ngay trên chiến hào.

Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra tại vị trí 206. (Ảnh: TTXVN)

Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra tại vị trí 206. (Ảnh: TTXVN)

Có những người sau một thời gian ngắn đã biết sử dụng tất cả các loại súng và trở thành thiện xạ. Nội dung cuộc thi đua bắn tỉa như sau: “HÃY ĐẨY MẠNH CUỘC THI ĐUA ĐÁNH TỈA QUÂN ĐỊCH TRÊN MẶT TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ, ĐẠI TƯỚNG TỔNG TƯ LỆNH, Kêu gọi các chiến sỹ Điện Biên Phủ.

Hỡi các chiến sĩ bắn súng trường,
Hỡi các chiến sĩ bắn súng máy,
Hỡi các chiến sĩ bắn súng cối,
Hỡi các chiến sĩ pháo binh.

Sau những thắng lợi to lớn của quân ta ở Điện Biên Phủ, hiện nay trận địa bao vây của ta đã tiến sát đến khu trung tâm của địch. Khu trung tâm của chúng hiện đã ở vào trong tầm bắn các cỡ hỏa lực của ta. Để làm cho địch càng ngày càng bị tiêu hao mệt mỏi, tinh thần sút kém, thương vong chồng chất. Để làm cho chúng luôn luôn lo sợ và căng thẳng ăn không ngon ngủ không yên, bất cứ lúc nào cũng có thể bị ta bắn chết.

Tôi kêu gọi: Toàn thể các chiến sĩ bắn súng trường, các chiến sĩ bắn súng máy, các chiến sĩ bắn súng cối, các chiến sĩ pháo binh.

Hãy phát huy tinh thần tích cực tiêu diệt địch, nỗ lực thi đua đánh tỉa ở Điện Biên Phủ. -Một viên đạn một tên địch; -Một viên đạn mấy tên địch; -Kiên nhẫn, tích cực, nhắm đúng mục tiêu, hễ bắn là trúng.

Đồng chí nào sẽ là người chiến sĩ thiện xạ bắn súng trường giỏi nhất trên mặt trận Điện Biên Phủ.

Đồng chí nào sẽ là người bắn súng máy, súng cối giỏi nhất, sẽ là người chiến sĩ pháo binh giỏi nhất trên mặt trận Điện Biên Phủ.

Bộ Tổng Tư lệnh đang chờ đợi thành tích của các đồng chí để trọng thưởng các đồng chí và trọng thưởng đơn vị của các đồng chí.

Chào thân ái và quyết thắng!
Ngày 22 tháng 4 năm 1953

TỔNG TƯ LỆNH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP[1]”

Để chuẩn bị cho đợt tiến công thứ 3 giành thắng lợi quyết định, tiếp tục tiêu diệt sinh lực, đánh chiếm hết các điểm cao phía Đông và các cứ điểm đột xuất phía Tây, đưa tất cả hỏa lực của ta vào gần để khống chế không phận, uy hiếp khu trung tâm, tăng cường tiêu hao sinh lực địch và tăng cường đoạt dù tiếp tế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra Mệnh lệnh giao nhiệm vụ cho các đơn vị tiếp tục ổn định lực lượng, chuẩn bị quân số để trận chiến đấu mới diễn ra thành công, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ (toàn văn Mệnh lệnh xem ở phần Phụ lục).

Vị trí 206 bị trúng pháo của ta đang bốc cháy. Ảnh: TTXVN

Vị trí 206 bị trúng pháo của ta đang bốc cháy. Ảnh: TTXVN

Phía địch:

Cogny gửi điện số 05/01 nội dung: “Nhịp độ hao mòn hiện nay của GONO (binh đoàn tác chiến Tây Bắc) trung bình hàng ngày mất: 14, ngày 20/4; 120, ngày 21/4; 150 người ngày 22/4. Toàn bộ chỉ còn 300 Lê dương tình nguyện không có bằng nhảy dù. Quân số GONO có khoảng 8.000 (tàn tật và bị thương nhẹ) đang hồi phục dần. Số lượng những binh sĩ đó đưa ra chiến đấu từ đầu đến nay được gần 2.000. Tất cả đều mệt mỏi vô cùng, các đơn vị thiện chiến bị nặng nhất. Huguette 1 (206) mất vào đêm 22/23.”

Địch tiếp tục cho hai đại đội có xe tăng yểm trợ quyết tâm chiếm bằng được ngã tư sân bay, ngăn chặn không cho ta đào hào. Cuộc chiến từ giờ phút đó trở đi, mỗi khi đường hào của ta tới gần, quân địch ở trong cứ điểm không còn chỉ thấy đây là mối đe dọa, mà chính là cái chết đã tới, một cái chết không báo trước, xuất hiện từ lòng đất. Trước nguy cơ sân bay bị cắt đứt, de Catries cho quân phản kích quyết liệt.

Sân bay địch bị tê liệt, phi cơ địch không tiếp tế được, chỉ bay rất cao để thả dù. Có đến 1/3 số dù lương thực, đạn dược rơi vào trận địa ta. Vòng vây càng ép sát, cuộc chiến đấu chống những cuộc phản kích của địch càng ác liệt. Ta và địch giành giật từng thước đất. Nhiều tay súng bắn tỉa của đại đoàn đã đẩy địch tụt xuống chui rúc trong các hầm hào bùn nước ngập ngụa.

Cảnh đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nguồn: Erwan Bergot, Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm, người dịch: Lê Kim, Nxb CAND và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, Hà Nội, 2003

Cảnh đồ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Nguồn: Erwan Bergot, Điện Biên Phủ 170 ngày đêm bị vây hãm, người dịch: Lê Kim, Nxb CAND và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp thực hiện, Hà Nội, 2003

Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra tại vị trí 206. (Ảnh: TTXVN)

Cuộc chiến đấu ác liệt đang diễn ra tại vị trí 206. (Ảnh: TTXVN)

Cuốn Chiến thắng Điện Biên Phủ ký sự, do Trần Độ chủ biên, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân ấn hành ghi lại những ngày chiến đấu quyết liệt: Mưa đã ngập cả chiến hào, bộ đội phải vận động trong các chiến hào bùn nước lên tận bụng, có nơi bộ đội đi chiến đấu về phải đứng dưới hào đầy nước, đội ba-lô súng đạn lên đầu cho khỏi ướt. Các hầm ngủ cũng bị ngập, lở. Sức khỏe của bộ đội bị giảm sút.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng ủy Mặt trận, ra sức “bình thường hóa sinh hoạt” để bảo đảm sức khỏe chiến đấu lâu dài, xây dựng trận địa bóp nghẹt địch. Các cán bộ các đại đoàn, các cơ quan chuyên môn đều tới tận các đường hào sát địch để kiểm tra và hướng dẫn tổ chức nơi ăn, chốn ngủ, chỗ vui chơi giải trí cho anh em.

Các hào giao thông đã được đào sâu thêm, có rãnh thoát nước. Hầm cá nhân đều được lát ván gỗ, trần căng dù, vách ghim giấy báo sạch sẽ. Nhiều hầm còn trang trí bằng tranh ảnh và hoa rừng. Các cửa hầm đều có căng vải dù hoặc vải bạt đề che mưa nắng. Trên một vách hào tờ bích báo “Voi xuất kích” treo cạnh tờ báo “Quân đội nhân dân” xuất bản ở mặt trận số ra mới nhất. Gặp hôm trời mưa nặng hạt, hệ thống đường hào của anh em phơi mình uốn éo ngay trên cánh đồng bằng phẳng mà hầm ngủ, hầm ăn vẫn khô ráo. Chỗ nào đọng nước đều được lát cây đề kê hòm đạn, đi lại vẫn dễ dàng.

Ngày xuất bản: 22/4/1945
Nội dung: Đại úy, ThS Nguyễn Ngọc Toán - Viện Lịch sử quân sự, Ngọc Toản Thu
Trình bày: ANH NGỌC
Ảnh: TTXVN

56 ngày đêm của Chiến dịch

ĐIỆN BIÊN PHỦ

13/3

Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn

14/3

Địch tăng cường cho Điện Biên Phủ, ta tiến công cứ điểm Đồi Độc Lập

15/3

Ta chiếm lĩnh cụm cứ điểm Độc Lập

16/3

Pháp nhận ra những nhược điểm khó khắc phục của “con nhím Điện Biên Phủ”

17/3

Bức hàng cụm cứ điểm Bản Kéo

18/3

Tiến hành xây dựng trận địa tiến công, đào chiến hào chuẩn bị cho Đợt 2 Chiến dịch Điện Biên Phủ

19/3

Đờ Cát-xtơ-ri thông báo việc mất Điện Biên Phủ là khó tránh khỏi

20/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên bộ đội xây dựng trận địa

21/3

Các đại đoàn tiếp tục cho bộ đội đào hào giao thông, chuẩn bị xây dựng trận địa tiến công

22/3

Mỗi mét chiến hào được đổi bằng mồ hôi và máu của chiến sĩ Điện Biên

23/3

Quân và dân đồng bằng bắc bộ phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ

24/3

Các sĩ quan chỉ huy không quân Pháp hoang mang tột độ

25/3

Bộ Chỉ huy Chiến dịch đề ra nhiệm vụ cho đợt tiến công thứ hai

26/3

Đẩy lùi được các cuộc tiến công bịt hào của địch

27/3

Sân bay Mường Thanh hoàn toàn bị tê liệt

28/3

Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh gửi các Đại đoàn 312, 316, 308, 304, 351

29/3

Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư động viên cán bộ, đảng viên và toàn thể chiến sĩ chuẩn bị bước vào chiến đấu đợt 2

30/3

Đợt tiến công thứ hai vào Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bắt đầu

31/3

Các đơn vị khẩn trương tổ chức trận địa phòng ngự, chuẩn bị đánh địch phản kích ban ngày

01/4

Bộ đội ta giành giật với địch từng tấc đất trên đồi A1, tiêu diệt cứ điểm 106

02/4

Ta gọi hàng cứ điểm 311, địch mở nhiều đợt phản kích chiếm đồi A1

03/4

Ta bàn giao lại trận địa ở sườn phía đông đồi A1, sử dụng lực lượng tiến công cứ điểm 105

04/04

Các đơn vị tạm dừng chiến đấu, củng cố trận địa

05/04

De Castries gửi điện yêu cầu Cogny tăng viện gấp cho Điện Biên Phủ

06/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch triệu tập cán bộ dự hội nghị sơ kết đợt 2

07/04

Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương đề nghị gặp Navarre để bàn cụ thể kế hoạch ném bom xuống Điện Biên Phủ

08/04

Bộ Chỉ huy Chiến dịch hạ quyết tâm tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đã đề ra cho đợt 2; Pháp đề xuất gây mưa nhân tạo để chặn đường tiếp tế hậu cần của ta

09/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

10/04

Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 liên tiếp bẻ gãy ba đợt xung phong của địch tại đồi C1

11/04

Đồi C1 bị chia làm đôi, ta và địch mỗi bên chiếm một nửa

12/04

Máy bay Pháp bị bắn rơi đã “cung cấp” thêm thuốc nổ để bộ đội ta đặt trong hầm A1

13/04

Bộ Tổng Tham mưu ra các chỉ thị xây dựng công sự phòng ngự, đánh lấn và huấn luyện tân binh

14/04

Chiến hào của bộ đội ta nhích dần đến gần phân khu trung tâm

15/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

16/04

Trung đoàn 141 chạm trán với lực lượng Pháp đi giải tỏa và tiếp tế cho Cứ điểm 105 (Huguette 6)

17/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

18/04

Quân ta chuẩn bị kỹ trước khi tiến công cứ điểm 105 và 206 (Huguette 6, 1)

19/04

Quán triệt sâu sắc nghị quyết của Trung ương Đảng

20/04

Quân ta tiếp tục bao vây chia cắt sân bay địch

21/04

Cách đánh sáng tạo của Trung đoàn 36, Đại đoàn 308

22/04

Quân ta tiêu diệt cứ điểm 206 (Huguette 1)

23/04

Đánh địch rút chạy về Mường Thanh

24/04

Địch mở đợt phản kích hòng chiếm lại cứ điểm 206 và khu vực sân bay

25/04

Quân Pháp ném bom vào trại tập trung Noong Nhai giết hại 444 người dân

26/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

27/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

28/04

Không quân Pháp bắn phá trận địa và đường giao thông của ta

29/04

Quân ta sẵn sàng bươc vào đợt tiến công thứ 3

30/04

Bộ Chỉ huy Mặt trận thông báo đến các đơn vị ngày nổ súng của đợt tiến công thứ 3 là ngày 1/5/1954

01/05

Đợt tiến công thứ ba của chiến dịch bắt đầu

02/05

Quân ta khép chặt vòng vây tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

03/05

Quân Pháp đẩy mạnh tăng viện cứu nguy cho Điện Biên Phủ

04/05

Nhiệm vụ chuẩn bị điểm hỏa ở đồi A1 đã hoàn thành

05/05

Quân pháp chi viện nhỏ giọt cho Điện Biên Phủ

06/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2

07/05

Quân ta làm chủ các cứ điểm A1, C2